Sejong – trung tâm hành chính mới của Hàn Quốc
Nhằm giảm bớt sự quá tải về dân số tại thủ đô Seoul và thúc đẩy phát triển cân bằng trên cả nước, Hàn Quốc đã thực hiện dự án đầy tham vọng nhằm xây dựng trung tâm hành chính mới. Sau 6 năm, giờ đây 39 cơ quan chính phủ trung ương, trong đó có văn phòng thủ tướng, đã hoàn thành di dời từ Seoul về Sejong.
Khu vực các tòa nhà hành chính ở thành phố Sejong (Ảnh: Sejong.go.kr)
Vùng đô thị Seoul, ở phía tây bắc, chiếm một nửa dân số của Hàn Quốc và một nửa các doanh nghiệp nước này đóng tại đây. Sự quá tải tại vùng Seoul trở thành một bài toán nan giải với Hàn Quốc và các chính trị gia nước này đã cố gắng thúc đẩy sự phát triển tại các khu vực xa hơn về phía nam.
Hàn Quốc đã tìm ra một giải pháp để giảm gánh nặng cho Seoul bằng cách phát triển một trung tâm hành chính mới. Thành phố Sejong, nằm cách thủ đô Seoul 120km về phía nam, giờ đây được gọi là trung tâm hành chính mới của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á. Người Hàn Quốc đặt cho Sejong biệt danh “thành phố hạnh phúc”, với mong muốn xây dựng một thành phố đáng sống đúng nghĩa.
Sejong nằm cách thủ đô Seoul khoảng 120km về phía nam (Đồ họa: Washington Post)
Sejong được khởi động từ năm 2003 sau khi cựu Tổng thống Roh Moo-hyun lên nắm quyền. Ông Roh Moo-hyun muốn di “dời đô” từ Seoul tới một thành phố hành chính đa năng mới ở miền trung đất nước. Mục đích của việc này là nhằm giảm sự tập trung quyền lực tại Seoul, giảm tình trạng quá tải tại thủ đô, trong khi tạo động lực thúc đẩy phát triển tại các khu vực khác của đất nước.
Sejong được đặt theo tên của Vua Sejong, một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Hàn Quốc và là người sáng tạo hệ thống ký tự chữ Hàn. Tuy nhiên, kế hoạch “dời đô” đã gặp cản trở khi bị Tòa án hiến pháp bác bỏ vào năm 2004. Sejong sau đó được phát triển thành thành phố hành chính đặc biệt thay vì một thủ đô mới, còn Seoul vẫn là thủ đô của Hàn Quốc.
Dự án xây dựng thành phố Sejong dự kiến sẽ hoàn thành năm 2030
Video đang HOT
Sejong, với diện tích bằng 3/4 Seoul, chính thức được khai trương vào tháng 7/2012 và được gọi với biệt danh “thành phố Hạnh phúc”. Hàn Quốc muốn xây dựng Sejong thành một thành phố thông minh và là biểu tượng cho một Hàn Quốc hiện đại, năng động.
Sau 6 năm khai trương, 60% các văn phòng hành chính của Hàn Quốc đã được di dời về Sejong. Tổng cộng 39 cơ quan chính phủ trung ương đã chuyển từ Seoul tới Sejong, trong đó có Văn phòng thủ tướng, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng; Bộ Tài chính và Chiến lược; Bộ Xây dựng; Bộ Giáo dục; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp…
Thị trưởng Sejong Lee Choon-hee
Khoản ngân sách 160,8 nghìn tỷ won (144 triệu USD) đã được dự trù để phục cho việc xây dựng thành phố, vốn được tiến hành theo 3 giai đoạn và dự kiến hoàn thành vào năm 2030. Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch chuyển các tòa nhà công còn lại, trong đó có Phủ tổng thống, Quốc hội, từ Seoul tới Sejong để đưa thành phố này trở thành thủ đô hành chính và “trái tim mới” của Hàn Quốc.
“Sejong sẽ là một ví dụ tiêu biểu trên thế giới bởi nhiều thành phố thủ đô của các nước đã bị quá tải”, Thị trưởng Sejong Lee Choon-hee cho biết trong cuộc gặp với đoàn 70 nhà báo các nước tham dự Hội nghị các nhà báo tại Hàn Quốc hồi đầu tháng 3.
Ông Lee nói thêm, Sejong tọa lạc ở vị trí thuận tiện vì chỉ mất 2 giờ để tới Sejong từ các thành phố lớn khác tại Hàn Quốc khi dự án xây dựng thành phố hoàn thành. Từ thủ đô Seoul, chỉ mất 40 phút đi tàu để tới Sejong. Việc đi lại thuận là một trong những chìa khóa để kết nối dễ dàng Sejong với phần còn lại của đất nước.
Việc xây dựng thành phố giờ đây đã hoàn tất một nửa. Thị trưởng Lee tin tưởng rằng Sejong sẽ trở thành một thành phố khác sau 5-10 năm nữa khi dự án hoàn thành, với các cơ sở vật chất hiện đại, đẳng cấp thế giới. Giới Hàn Quốc cũng cam kết phát triển Sejong thành thành phố xanh, thân thiện với môi trường.
Dự kiến Chính phủ Hàn Quốc và Quốc hội sẽ thảo luận về việc sửa đổi hiến pháp để di dời thủ đô hành chính từ Seoul tới Sejong trong các cuộc bầu cử địa phương vào tháng 6 tới. Thị trưởng Lee hi vọng rằng Tòa án tối cao và Quốc hội cũng sẽ được chuyển về thành phố Sejong.
Xây dựng một thành phố từ số 0 là thách thức rất lớn đối với bất kỳ quốc gia nào. Di chuyển thủ đô hành chính tới một thành phố hoạt động hiệu quả hơn, xanh hơn, biến nó trở thành trung tâm của nghiên cứu, giáo dục và ngành công nghiệp công nghệ cao là điều Hàn Quốc mong muốn và tin tưởng sẽ thành công trong tương lai gần.
Sejong hiện đã đón khoảng 11.000 nhân viên chính phủ tới làm việc. Hàn Quốc ước tính, dân số của thành phố sẽ tăng lên 500.000-700.000 người vào năm 2030.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc tranh cãi đề xuất bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ với Chủ tịch nước
Đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với Chủ tịch nước đã gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc, song các cơ quan chính phủ và truyền thông nhà nước đã đưa ra những tuyên bố nhằm "bảo vệ" đề xuất này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: PA)
Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 25/2 đã công bố đề xuất sửa đổi hiến pháp, bao gồm việc bãi bỏ quy định về giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm, đối với các chức danh chủ tịch và phó chủ tịch nước. Ngoài ra, Ủy ban Trung ương cũng đề xuất đưa "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc trong thời đại mới" vào hiến pháp.
Những đề xuất sửa đổi hiến pháp có thể được đưa ra xem xét tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp quốc hội Trung Quốc, dự kiến bắt đầu vào ngày 5/3 tới. Nếu đề xuất của Ủy ban Trung ương đảng về việc bỏ giới hạn nhiệm kỳ được thông qua, ông Tập Cận Bình có thể sẽ tiếp tục được giữ cương vị Chủ tịch sau hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 2013.
Đề xuất sửa đổi hiến pháp trên đã làm dấy lên nhiều tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Một số ý kiến cho rằng cần có giới hạn cụ thể về thời gian tại nhiệm của lãnh đạo, dù có thể nhiều hơn hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước và một số báo lớn của Trung Quốc đã lên tiếng "bảo vệ" đề xuất này.
Trong bối cảnh truyền thông quốc tế dành sự quan tâm lớn đối với thông tin về sửa đổi hiến pháp của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra quan điểm dù cơ quan này thông thường chỉ bình luận về các vấn đề ngoại giao.
"Kể từ năm 1954 khi hiến pháp Trung Quốc lần đầu được thông qua, các bản hiến pháp này liên tục được cải thiện. Tôi hy vọng mọi người có thể công nhận tiếng nói của tất cả người dân Trung Quốc", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu trong cuộc họp báo.
Vai trò của Chủ tịch Tập
Chủ tịch Tập Cận Bình (giữa) tại lễ bế mạc đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2017 tại Bắc Kinh (Ảnh: Getty)
Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng đăng tải bài bình luận khẳng định việc dỡ bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ sẽ góp phần duy trì hệ thống lãnh đạo mà cả ba vị trí Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Tổng tư lệnh quân đội cùng do một người nắm giữ.
"Trong hơn 20 năm qua, việc kết hợp vai trò lãnh đạo của ba vị trí Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã được định hình và phát huy hiệu quả. Việc dỡ bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chủ tịch nước có thể giúp duy trì hệ thống bộ ba này và tăng cường thể chế đối với vai trò lãnh đạo của đảng và nhà nước", Thời báo Hoàn cầu viết.
Theo báo Trung Quốc, với vai trò trọng tâm của ông Tập Cận Bình, "đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở nên mạnh hơn". "Từ chiến dịch chống tham nhũng cho tới việc thúc đẩy toàn diện quy chuẩn luật pháp để tái cơ cấu sâu sắc nền kinh tế, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc với ông Tập Cận Bình là cốt lõi đã mở ra một kỷ nguyên mới cho một đất nước Trung Quốc đầy triển vọng", Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh.
Cũng theo Thời báo Hoàn cầu, "sự thay đổi (hiến pháp) không có nghĩa là Chủ tịch Trung Quốc sẽ nắm quyền trọn đời", đồng thời cảnh báo những tác động xấu từ việc hiểu thông tin sai lệch cũng như sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Thời báo Hoàn cầu dẫn lời Giáo sư Su Wei tại Trường đảng Trùng Khánh cho biết giai đoạn từ 2020-2035 là thời điểm quan trọng để Trung Quốc về cơ bản thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Do vậy, Trung Quốc và đảng Cộng sản Trung Quốc cần có sự lãnh đạo ổn định, chắc chắn và nhất quán. Theo đó, việc bỏ quy định giới hạn nhiệm kỳ đối với Chủ tịch Tập Cận Bình là cần thiết trong giai đoạn này.
Theo hiến pháp Trung Quốc hiện tại, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo thứ hai vào năm 2023. Nếu sửa đổi hiến pháp được thông qua, ông Tập, 64 tuổi, có thể sẽ không bị hạn chế trong việc tiếp tục nắm giữ 3 vị trí quan trọng nhất tại Trung Quốc. Theo New York Times, kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp, xây dựng Sáng kiến Vành đai và Con đường, tái cơ cấu mạnh mẽ lực lượng quân đội, tăng cường an ninh nội địa và thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Thủ tướng Canada bật khóc xin lỗi người đồng tính Trong bài phát biểu trước quốc hội ngày 28/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bật khóc khi thay mặt chính phủ xin lỗi những người đồng tính bị phân biệt đối xử nhiều thập niên qua. Thủ tướng Trudeau rơi nước mắt khi phát biểu. (Ảnh: Reuters) "Chúng tôi xin lỗi vì sự áp bức đối với những người đồng tính luyến...