Séc ủng hộ đề xuất của Ủy ban Châu Âu thắt chặt kiểm soát biên giới
Theo Thủ tướng Bohuslav Sobotka, Séc có thể điều các chuyên gia tham gia lực lượng bảo vệ biên giới trên biển và trên bộ chung của EU.
Sau cuộc họp Nội các ngày hôm qua, Thủ tướng Cộng hòa Séc Bohuslav Sobotka cho biết, Chính phủ nước này ủng hộ gói đề xuất của Ủy ban Châu Âu nhằm thắt chặt kiểm soát biên giới, trong đó có việc thành lập lực lượng bảo vệ biên giới trên biển và trên bộ chung của khối, để đối phó với dòng người nhập cư.
Dòng người nhập cư vẫn tiếp tục đổ về châu Âu. (Ảnh: Reuters)
Thủ tướng Sobotka nêu rõ, Cộng hòa Séc nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ tốt hơn biên giới vòng ngoài của khu vực miễn thị thực Schengen ngay từ khi cuộc khủng hoảng nhập cư bắt đầu, đồng thời khẳng định Liên Minh Châu Âu cần có công cụ hỗ trợ những quốc gia thành viên không có khả năng bảo vệ biên giới của mình.
Theo ông Sobotka, Chính phủ Séc có thể điều hàng chục chuyên gia từ cơ quan cảnh sát hoặc hải quan, tham gia lực lượng bảo vệ biên giới trên biển và trên bộ chung.
Tháng 12 năm ngoái, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất một gói các biện pháp, trong đó có việc thay đổi quy định bảo vệ biên giới của khu vực miễn thị thực Schengen và thành lập lực lượng bảo vệ biên giới trên biển và trên bộ chung bao gồm ít nhất 1.500 thành viên. Tuy nhiên, đề xuất nêu trên vẫn chưa được Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu thông qua./.
Video đang HOT
Hồng Anh Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Châu Âu hỗ trợ Bỉ, Thụy Điển, Phần Lan giải quyết vấn đề người tỵ nạn
Ngày 24/12, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo quyết định hỗ trợ khẩn cấp 48 triệu Euro cho Bỉ, Thụy Điển và Phần Lan để tiếp nhận người tỵ nạn.
Đây là biện pháp mới nhất của Ủy ban châu Âu sau khi số người di cư đến châu Âu vượt ngưỡng 1 triệu người trong năm nay.
Theo quyết định của Ủy ban châu Âu, Bỉ được nhận 5 triệu Euro, Thụy Điển 35 triệu Euro và Phần Lan 8 triệu Euro. Quyết định này là nỗ lực của châu Âu nhằm áp dụng nguyên tắc đoàn kết thông qua các biện pháp cụ thể và hiệu quả để hỗ trợ các quốc gia thành viên đang chịu sức ép từ làn sóng người nhập cư đổ về châu Âu.
Dòng người tỵ nạn đổ về Thụy Điển. Ảnh Reuters
Khoản hỗ trợ này sẽ giúp các quốc gia cải thiện điều kiện đón tiếp, cũng như cung cấp lương thực thực phẩm cho người nhập cư. Số tiền tài trợ được trích từ Quỹ tỵ nạn, nhập cư và hội nhập.
Riêng Bỉ, khoảng 90 triệu Euro được dành cho các chương trình này từ nay đến năm 2020. Trong năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã giải ngân 222 triệu Euro hỗ trợ khẩn cấp cho cuộc khủng hoảng nhập cư.
Những biện pháp trên của Ủy ban châu Âu đưa ra chỉ một ngày sau thống kê do Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho thấy, hơn 1 triệu người di cư và tỵ nạn đã đến châu Âu trong năm nay, trong đó gần 817.000 người đã tới Hy Lạp bằng đường biển.
Người phát ngôn của Tổ chức di cư quốc tế, Joel Millman nói: "Rõ ràng đây là con số khá đáng báo động và chúng tôi không mong chờ việc những người tỵ nạn phải chịu đựng như mùa Đông như năm ngoái. Nhưng từ những gì chúng ta có thể nhìn thấy dòng chảy người di cư đến châu Âu vẫn mạnh".
Theo một thông cáo chung của hai tổ chức này, hầu hết dòng người di cư đã vượt biển Địa Trung Hải hoặc biển Aegean để tới châu Âu, một nửa trong số này là những người Syria chạy trốn chiến tranh, 20% là người Afghanistan và 7% là người Iraq.
Cũng theo thống kê, số người di cư tới châu Âu năm nay cao gấp từ ba đến bốn lần so với con số này năm ngoái và số người thiệt mạng cũng vượt quá mức của năm ngoái.
Người Hồi giáo sẵn sàng cải đạo để được tỵ nạn ở Đức
VOV.VN- Rất nhiều người tỵ nạn Hồi giáo đã cải sang đạo Thiên Chúa với hy vọng sẽ giúp họ tăng khả năng được tiếp nhận vào Đức.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn cho biết, dòng người di cư kỷ lục tràn vào châu Âu là một dấu hiệu cho thấy sự hỗn loạn trên toàn cầu.
Người đứng đầu Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn Antonio Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế cần chung tay giúp giải quyết vấn đề người tỵ nạn di cư tới châu Âu, đặc biệt là có giải pháp giải quyết vấn đề ngay tại nước đang xảy ra xung đột như Syria.
"Chúng ta cần một thỏa thuận mới giữa cộng đồng quốc tế với châu Âu và các nước láng giềng Syria. Rõ ràng việc con cái họ không được tiếp cận giáo dục, người dân không có việc làm và họ không được bảo vệ khỏi đói nghèo và an ninh thì ngày càng nhiều người Syria lựa chọn việc rời bỏ quê hương", ông Guterres nói.
Người đứng đầu Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn cũng kêu gọi tổ chức cuộc tái định cư quy mô lớn bên trong châu Âu nhằm phân bổ hàng trăm nghìn người tỵ nạn trước khi hệ thống hỗ trợ tỵ nạn của lục địa này sụp đổ./.
Vũ Anh Tuấn Tổng hợp
Theo_VOV
Những giá trị cốt lõi của Châu Âu đang bị đe dọa Trong bối cảnh lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) chưa đạt được sự đồng thuận để đưa ra một chiến lược chung nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư đang ngày càng trầm trọng, thì mới đây, Thủ tướng Áo Werner Faymann đã tuyên bố tạm ngừng thực thi Hiệp ước Schengen về miễn thị thực...