SEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoán
Ngày 14/1, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã đệ đơn kiện tỷ phú Elon Musk với cáo buộc ông đã thực hiện hành vi gian lận chứng khoán vào năm 2022 khi không công khai quyền sở hữu của ông trên mạng xã hội Twitter và mua cổ phiếu với “giá thấp giả tạo”.
Tỷ phú Elon Musk và biểu tượng Twitter. Ảnh tư liệu: Finnews24/TTXVN
Ông Musk, đồng thời là Giám đốc điều hành của hãng xe điện Tesla và công ty công nghệ vũ trụ SpaceX, đã mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, sau đó đổi tên mạng xã hội này thành X.
Trước khi mua lại, ông Musk đã nắm giữ một lượng cổ phần lớn hơn 5% tại công ty và theo quy định, ông phải công khai việc nắm giữ này.
Theo đơn kiện của SEC được đệ trình lên tòa án tại Washington, D.C., ông Musk đã che giấu thông tin quan trọng nói trên và điều này đã giúp ông trả thiếu ít nhất 150 triệu USD cho các cổ phiếu mà ông đã mua sau thời điểm phải công khai quyền sở hữu tài chính.
SEC đã tiến hành điều tra xem liệu ông Musk, hoặc bất kỳ ai khác làm việc với ông, có thực hiện hành vi gian lận chứng khoán vào năm 2022 hay không, khi CEO của Tesla bán cổ phiếu trong công ty xe điện của mình và tăng cổ phần tại Twitter trước khi thực hiện thương vụ mua lại.
Tháng trước, ông Musk cho biết trên X rằng, SEC đã đưa ra “yêu cầu dàn xếp”, gây sức ép buộc ông phải đồng ý một thỏa thuận, bao gồm một khoản tiền phạt trong vòng 48 giờ, nếu không sẽ đối mặt với các cáo buộc về nhiều tội danh liên quan đến việc mua cổ phiếu.
Ông Alex Spiro, luật sư của ông Musk, đã tuyên bố qua email rằng, hành động trên là một sự thừa nhận của SEC rằng họ không thể đưa ra một vụ kiện có căn cứ. Ông Spiro cũng nói rằng, ông Musk không làm gì sai.
Chỉ còn một tuần nữa, ông Musk có thể sẽ đảm nhận một vai trò có ảnh hưởng trong chính phủ, khi nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu vào ngày 20/1. Ông Musk, người ủng hộ tài chính lớn cho ông Trump trong chiến dịch tranh cử, được cho là sẽ dẫn đầu một nhóm cố vấn, tập trung một phần vào việc giảm các quy định, bao gồm cả những quy định ảnh hưởng đến các công ty khác nhau của ông Musk.
Vào tháng 7, ông Trump đã cam kết sẽ cho Chủ tịch SEC Gary Gensler nghỉ việc. Tuy nhiên, sau chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Trump, ông Gensler đã thông báo rằng ông sẽ từ chức thay vì bị sa thải.
Trong một vụ kiện dân sự riêng biệt liên quan đến thỏa thuận Twitter, Hệ thống Hưu trí và Phòng cháy chữa cháy Oklahoma đã kiện ông Musk, cáo buộc ông cố tình che giấu các khoản đầu tư tăng dần của mình vào mạng xã hội này, cũng như ý định mua lại. Các luật sư của quỹ hưu trí lập luận rằng, việc ông Musk không tiết lộ rõ ràng các khoản đầu tư của mình đã gây ảnh hưởng đến quyết định của các cổ đông khác và khiến họ rơi vào thế bất lợi.
SEC cho biết, ông Musk đã vượt ngưỡng sở hữu 5% vào tháng 3/2022. Theo quy định ông phải công khai việc nắm giữ của mình trước ngày 24/3.
Đơn khiếu nại của SEC nêu rõ rằng, vào ngày 4/4/2022, mười một ngày sau khi báo cáo đến hạn, ông Musk cuối cùng đã công khai quyền sở hữu của mình trong một báo cáo với SEC, tiết lộ rằng ông đã mua được hơn 9% cổ phần đang lưu hành của Twitter. Vào ngày đó, giá cổ phiếu của Twitter đã tăng hơn 27% so với giá đóng cửa của ngày hôm trước.
SEC cáo buộc rằng, ông Musk đã chi hơn 500 triệu USD để mua thêm cổ phiếu của Twitter trong khoảng thời gian giữa thời điểm công bố theo quy định và ngày ông thực sự nộp hồ sơ. Theo SEC, điều đó đã cho phép ông mua cổ phiếu với giá thấp giả tạo. Họ cho rằng, ông Musk đã “trả thiếu” các cổ đông của Twitter hơn 150 triệu USD trong giai đoạn này.
Trong đơn khiếu nại, SEC đang yêu cầu một phiên tòa xét xử với bồi thẩm đoàn, đồng thời yêu cầu ông Musk phải “hoàn trả lại những khoản làm giàu bất chính” và nộp thêm một khoản tiền phạt dân sự.
Tỷ phú Elon Musk ủng hộ ý tưởng Mỹ thâu tóm Greenland
Người giàu nhất thế giới ủng hộ ý tưởng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc Washington kiểm soát đảo lớn nhất thế giới Greenland.
Video đang HOT
Tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Getty).
"Nếu người dân Greenland muốn trở thành một phần của nước Mỹ, điều mà tôi hy vọng họ sẽ làm, họ sẽ được chào đón nhiều nhất!", tỷ phú Elon Musk bình luận trên tài khoản X ngày 12/1.
Bình luận của tỷ phú Musk được đưa ra sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đặt vấn đề Mỹ mua lại Greenland, đảo lớn nhất thế giới và là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.
Ông Trump mô tả việc sở hữu Greenland là "tuyệt đối cần thiết đối với an ninh quốc gia". Ông tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp quân sự để buộc Greenland sáp nhập.
Tổng thống đắc cử lần đầu tiên đề xuất mua Greenland trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2019, nhưng ý tưởng này không thành công do vấp phải sự phản đối của cả Greenland và Đan Mạch.
Lãnh đạo Greenland Mute Egede đã bác bỏ khả năng bán hòn đảo này cho Mỹ, nhưng cuối tuần trước cho biết Greenland sẵn sàng đàm phán với chính quyền sắp tới của ông Trump. Ông nói: "Hòn đảo của chúng tôi không phải để bán và sẽ không bao giờ để bán. Chúng tôi có khát vọng độc lập, khao khát làm chủ ngôi nhà của chính mình. Đây là điều mà mọi người nên tôn trọng".
Theo ông Egede, những tuyên bố của ông Trump là "nghiêm túc" nhưng "Greenland thuộc về người dân Greenland". Ông lưu ý rằng hợp tác quốc tế với các đồng minh là rất quan trọng và hòn đảo này sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ trong tương lai.
Trang Axios dẫn nguồn thạo tin ngày 11/1 cho biết, chính phủ Đan Mạch muốn tránh xung đột công khai với chính quyền Mỹ tương lai và đã kêu gọi các thành viên trong nhóm của ông Trump làm rõ những tuyên bố gần đây liên quan đến việc Washington sẽ tìm cách mua lại đảo tự trị Greenland.
Các nguồn tin cho biết, trong thông điệp được chuyển tới nhóm của ông Trump, chính phủ Đan Mạch đã nói rõ rằng Greenland không phải để bán nhưng bày tỏ sẵn sàng thảo luận về bất kỳ yêu cầu nào khác của Mỹ đối với hòn đảo này.
Về phần mình, Phó Tổng thống đắc cử Mỹ J.D Vance nói rằng Washington không nhất thiết phải sử dụng biện pháp quân sự để sở hữu Greenland. Theo ông, có "cơ hội thực sự để Mỹ nắm quyền lãnh đạo" đảo lớn nhất thế giới này.
"Điều mà mọi người luôn phớt lờ là chúng tôi đã có quân ở Greenland. Greenland thực sự quan trọng đối với Mỹ về mặt chiến lược. Nó có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên tuyệt vời", ông cho biết.
Ông nói thêm: "Chúng ta cũng cần chắc chắn rằng Greenland được đảm bảo đúng mức từ góc độ an ninh, nhưng thực sự mà nói Đan Mạch chưa làm đủ để bảo vệ Greenland".
Phó Tổng thống đắc cử cho hay: "Tôi nghĩ thực sự có một cơ hội thực sự ở đây để chúng ta nắm quyền lãnh đạo để bảo vệ an ninh nhằm đảm bảo những nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kinh ngạc đó được phát triển và đó là điều Tổng thống đắc cử Donald Trump rất giỏi. Ông ấy rất giỏi trong việc thực hiện các giao dịch và tôi nghĩ sẽ có một thỏa thuận ở Greenland".
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ sắp nhậm chức Mike Waltz hôm qua cũng nhấn mạnh, ông Trump để ngỏ mọi phương án liên quan đến lợi ích ở Greenland và kênh đào Panama.
Starlink bị giám sát chặt chẽ tại Ấn Độ do lo ngại vấn đề an ninh Ngày 3/1, chính phủ Ấn Độ đang siết chặt giám sát đối với dịch vụ internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk sau khi phát hiện các thiết bị của hệ thống này bị các nhóm tội phạm buôn lậu ma túy và phiến quân sử dụng để duy trì liên lạc, điều phối hoạt động phi pháp. Thiết bị internet...