Séc giảm thời hạn của chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19
Hãng thông tấn Séc (ČTK), ngày 2/12, dẫn phát biểu của Bộ trưởng Y tế Séc Adam Vojtěch cho biết kể từ tháng 1/2022, chứng chỉ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của nước này chỉ có thời hạn trong vòng 9 tháng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Praha, CH Séc ngày 9/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Séc, để gia hạn hiệu lực, người dân cần được tiêm mũi nhắc lại. Quy định về thời hạn giấy chứng nhận tiêm chủng sẽ được áp dụng cho tất cả những người đã được tiêm chủng, bao gồm cả những người đã được tiêm trong năm nay.
Việc đặt thời hạn cho chứng chỉ tiêm chủng đã được chính phủ Séc đề xuất cuối tháng 11 theo các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu.
Video đang HOT
Theo ông Vojtěch, những người đã tiêm đủ liều vaccine sau 6 tháng sẽ nhận được tin nhắn thông báo về việc tiêm mũi tăng cường trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận tin nhắn. Riêng những người trên 60 tuổi và người mắc các bệnh mãn tính sẽ được thông báo sớm hơn, sau 5 tháng kể từ khi hoàn thành tiêm chủng.
Ông Petr najdárek phụ trách dự án Kiểm dịch Thông minh trung ương, cho biết hơn 1,5 triệu người sẽ được tiêm mũi vaccine tăng cường trong tháng 12/2021 và tháng 1 năm sau.
Cơ quan chức năng Séc trong tuần này bắt đầu tiếp nhận đăng ký tiêm mũi tăng cường. Bộ Y tế Séc kêu gọi những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 1 mũi của Johnson & Johnson nên tiêm mũi tăng cường bằng vaccine của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna.
Thái Lan cân nhắc nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19
Thái Lan đã ghi nhận 18.501 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 trong ngày 26/8. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca nhiễm mới dưới ngưỡng 20.000 ca.
Nước này đang cân nhắc nới lỏng một số biện pháp phòng dịch tại thủ đô Bangkok và một số tỉnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại tỉnh Samutprakran, Thái Lan. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo Trung tâm Ứng phó với dịch COVID-19 (CCSA), tổng số ca nhiễm trên cả nước hiện là 1.120.869 ca, trong đó có 10.314 ca tử vong. Phát biểu với báo giới, Trợ lý phát ngôn viên của CCSA Apisamai Srirangsan cho biết số ca nhiễm mới giảm dần trong khi số ca phục hồi cao hơn số ca nhiễm mới mỗi ngày là cơ sở để chính phủ cân nhắc nới lỏng một số biện pháp phong tỏa.
Nhằm ngăn chặn tốt hơn đà lây lan của các biến thể mới, Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tiêm khoảng 15 triệu liều vaccine/tháng, tăng 10 triệu liều so với mục tiêu trước đó. Tính đến ngày 25/8, quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm được 28,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Gần 10% trong số 69 triệu dân nước này đã được tiêm đầy đủ. Mục tiêu của Thái Lan là 70% dân số được tiêm chủng vào cuối năm nay để đạt miễn dịch cộng đồng.
Tại Philippines, Bộ Y tế đã ghi nhận 16.313 ca nhiễm mới trong ngày 26/8, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.899.200 ca. Bộ trên cũng thông báo 236 ca tử vong, nâng tổng số lên 32.728 ca.
Vụ trưởng Vụ Dịch tễ thuộc bộ trên, bà Alethea De Guzman cho biết số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại Philippines đang tiếp tục tăng. Riêng tại Vùng đô thị Manila, số ca nhiễm mới tăng 16% so với tuần trước. Bà xếp Vùng đô thị Manila, gồm thủ đô và 16 thành phố với hơn 13 triệu dân, vào khu vực nguy cơ cao. Quan chức này cảnh báo Manila "sẽ có thể chứng kiến đỉnh dịch mới trong vài ngày hoặc trong tuần tới".
Theo bà Alethea De Guzman, biến thể Delta đã được phát hiện tại 16/17 khu vực. Các biến thể Alpha và Beta cũng xuất hiện tại 7 nơi trên cả nước. Bà cho biết thêm, tuần đầu tháng 8, số ca nhiễm tăng cao bất thường tại Manila.
COVID-19 tại ASEAN hết 26/8: Ca mắc mới ở Malaysia cao kỷ lục; Lào tăng cường chống dịch bệnh Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 26/8, 10 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 89.024 ca mắc COVID-19 và 1.759 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 9.668.262 triệu ca, trong đó 214.805 người tử vong. Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở Bangkok, Thái Lan, ngày 23/8/2021. Ảnh:...