Séc ghi nhận số ca nhiễm Sars-CoV-2 tăng cao kỷ lục
Bộ Y tế Séc cho biết, từ đêm 14/3 đến trưa ngày 15/3 đã có thêm 42 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, đây là mức tăng cao kỷ lục.
Bộ Y tế Séc cho biết, đến nay, hơn 4.000 người đã được xét nghiệm virus Sars-CoV-2, trong đó có 231 trường hợp dương tính. Hầu hết các bệnh nhân ở Séc đều nằm trong độ tuổi từ 25-54, số người trên 65 tuổi và số trẻ em bị nhiễm bệnh ở mức rất thấp.
Tính từ đêm 14/3 đến trưa ngày 15/3 đã có thêm 42 trường hợp dương tính với virus, đây là mức tăng cao nhất từ khi Cộng hòa Séc xác nhận có người nhiễm virus.
Từ 0h ngày mai (16/3), Chính phủ Séc sẽ quyết định đóng cửa biên giới, cấm tất cả người nước ngoài không có tạm trú, vĩnh trú vào Séc. Những người đến từ các quốc gia có nguy cơ nhiễm cao phải cách ly bắt buộc trong 14 ngày.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Séc, hôm nay (15/3) sẽ có xe buýt để đón người Séc bị mắc kẹt ở nước ngoài do các biện pháp khẩn cấp của Chính phủ đang thực hiện. Cụ thể từ 13h (giờ địa phương) ngày 15/3, các chuyến xe buýt đặc biệt sẽ vận chuyển người Séc trở về nhà từ Munich; 22h cho các chuyến từ Vienna và Frankfurt.
Video đang HOT
Công dân Séc ở nước ngoài không thể trở về nhà do các lệnh cấm, hủy chuyến bay có thể liên hệ với Đại sứ quán Séc để được hỗ trợ./.
Hải Đăng/VOV-Praha
Đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng tại châu Phi
Những ngày qua, thêm nhiều nước châu Phi tiếp tục xác nhận các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, trong khi đó, Libya đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
Trong những ngày qua, nhiều nước châu Phi tiếp tục ghi nhận các ca mắc Covid-19 đầu tiên trong bối cảnh đại dịch này đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, dù chưa ghi nhận trường hợp nào, nhưng Libya vẫn tuyên bố tình trạng khẩn cấp để phòng dịch Covid-19.
Libya tăng cường chống dịch covid-19. Ảnh: AFP
Nhiều nước ghi nhận ca mắc đầu tiên
Những ngày qua, nhiều nước châu Phi tiếp tục xác nhận các ca mắc Covid-19 đầu tiên như Kenya, Ethiopia, Gabon, Mauritania... khiến chính phủ các nước châu Phi phải tăng cường các biện pháp phòng dịch.
Ngày 14/3, Bộ Y tế Rwanda cho biết, chính phủ nước này đã xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên là một công dân Ấn Độ nhập cảnh vào Rwanda từ ngày 8/3. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân này không biểu hiện triệu chứng cho đến ngày 13/3, khi người này nhập viện và được xét nghiệm với kết quả dương tính với Covid-19.
Các cơ quan chức năng Rwanda đang truy tìm những người mà bệnh nhân này đã tiếp xúc trong thời gian qua. Trong khi đó, hãng hàng không quốc gia Rwanda (RwandAir) tuyên bố tạm dừng khai thác các chuyến bay đến Ấn Độ đến hết ngày 30/4.
Trước đó, vào ngày 13/3, Bộ Y tế Mauritania cũng đã xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên là một công dân châu Âu nhập cảnh vào nước này hôm 9/3. Bộ trưởng Bộ Y tế Mauritania cho biết, để phòng dịch, nước này sẽ cấm các chuyến bay theo hợp đồng đến Pháp.
Để ứng phó với đại dịch Covid-19, các nước châu Phi đã tăng cường các biện pháp mạnh nhằm hạn chế tối đa các hoạt động tụ tập đông người trong đó có lệnh đóng cửa các trường học trong vòng 2 tuần như tại Ai Cập và Gabon.
Một số nước áp dụng lệnh đóng cửa các quán bar, hộp đêm và cấm các hoạt động tụ tập trên 50 người. Chính phủ các nước châu Phi cũng đã tạm dừng các chuyến bay hai chiều với các nước có nguồn lây nhiễm cao ở trong và ngoài châu lục, dừng cấp visa du lịch đối với công dân của các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 ở châu Âu, châu Á và Mỹ; đồng thời, đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền về phòng dịch đến người dân như rửa tay thường xuyên, khử trùng và tránh các tiếp xúc gần.
Đến nay, đã có 20 quốc gia châu Phi ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 như Morocco, Tunisia, Egypt, Algeria, Senegal, Togo, Cameroon, Burkina Faso, Nam Phi. Tuy nhiên, các nước châu Phi đang chịu ít tác động của đại dịch này hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Hầu hết các trường hợp phát hiện dương tính với Covid-19 tại châu Phi đều là những công dân nước ngoài hoặc các trường hợp trở về nước sau khi đi du lịch ở nước ngoài.
Libya tuyên bố tình trạng khẩn cấp
Dù chưa nghi nhận trường hợp nào nhiễm covid-19 nhưng chính phủ đoàn kết dân tộc Libya và chính phủ miền Đông do lực lượng quân đội quốc gia Libya đang kiểm soát đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và tăng cường phòng dịch Covid-19.
Theo đó Libya sẽ đóng cửa tất cả các cảng hàng không và đường biển vào ngày 16/3 trong thời gian 3 tuần. Chính phủ của Thủ tướng Fayez al-Sarraj cũng quyết định phân bổ hơn nửa tỉ USD để đối phó với dịch bệnh đồng thời đình chỉ trong hai tuần và có thể kéo dài tất cả các hoạt động thể thao, sự kiện đông người và đóng cửa các quán cà phê dù chưa có trường hợp nào mắc covid-19 ở nước này.
Trong khi đó, chính phủ miền Đông do lực lượng quân đội quốc gia Libya đang kiểm soát cũng vừa trang bị một bệnh viện khẩn cấp bên trong căn cứ không quân Benina nhằm đối phó với sự bùng phát dịch Covid-19. Bên cạnh đó, bệnh viện cung cấp các đội y tế chuyên khoa, đào tạo và giám sát để đối phó với dịch bệnh. Chính phủ miền Đông Libya cũng trang bị cho Bệnh viện Hawari ở thành phố Benghazi 100 giường chăm sóc đặc biệt./.
Ngọc Thạch, Thế Nguyễn/VOV-Cairo
Đại dịch Covid-19: Những con số thống kê tăng chóng mặt Khoảng 10.000 ca mắc mới mỗi ngày, thế giới đang chứng kiến sự lây lan "khủng khiếp" của đại dịch toàn cầu Covid-19. Tính đến ngày 15/3, tổng số người mắc Covid-19 trên toàn cầu đã chạm con số 152.000, với hơn 5.800 ca tử vong và dịch bệnh đã có mặt tại 151 quốc gia trên toàn thế giới. Tâm điểm của...