SEA Games 31: Philippines sẽ là ứng viên đáng gờm ở môn bóng đá nữ
Philippines là hiện tượng thực sự ở vòng chung kết Cup châu Á nữ 2022 khi xuất sắc lọt vào Bán kết để qua đó lần đầu tiên góp mặt ở sân chơi World Cup.
Đội tuyển bóng đá nữ Philippines. (Nguồn: AFC)
Sau chiến tích giành vé dự vòng chung kết World Cup 2023, đội tuyển bóng đá nữ Philippines đang rất quyết tâm giành huy chương Vàng SEA Games 31.
Philippines là hiện tượng thực sự ở vòng chung kết Cup châu Á nữ 2022 khi xuất sắc lọt vào Bán kết để qua đó lần đầu tiên góp mặt ở sân chơi World Cup. Với đội hình gồm đa phần các cầu thủ nhập tịch, họ đã lột xác thực sự.
Philippines không phải một nền bóng đá mạnh trong khu vực. Thành tích tốt nhất của họ ở môn bóng đá nam chỉ là đứng thứ tư ở SEA Games 1991, khi họ là nước chủ nhà. Còn ở môn bóng đá nữ, đó là tấm huy chương Đồng ở SEA Games 1985, nhưng năm đó, môn bóng đá nữ chỉ có 3 đội góp mặt.
Kể từ khi môn bóng đá nữ được đưa vào chương trình thi đấu SEA Games, Việt Nam (6 lần) và Thái Lan (5) đã thay nhau vô địch, trong khi Myanmar được xem là nhân tố cạnh tranh, gây khó dễ cho hai “đàn chị” này.
Nhưng bây giờ, trục quyền lực ấy rất có thể sẽ thay đổi nếu nhìn vào màn trình diễn của Philippines ở vòng chung kết Cúp châu Á nữ vừa qua.
Video đang HOT
Các học trò của huấn luyện viên Alen Stajcic đã vượt qua vòng bảng sau khi đè bẹp Indonesia 6-0, quật ngã Thái Lan 1-0, và chỉ thua ứng viên vô địch Australia 0-4. Tại tứ kết, Philippines loại đội bóng trên cơ Đài Loan (Trung Quốc) nhờ chiến thắng 4-3 trên chấm luân lưu (1-1 ở thời gian thi đấu chính thức), và qua đó giành vé chính thức tới World Cup 2023.
Bóng đá nam Philippines cũng gặt hái đôi chút thành công với cầu thủ nhập tịch, song thành tích tốt nhất cũng chỉ là lọt vào bán kết AFF Cup và giành quyền tham dự vòng chung kết Asian Cup 2019. Nhưng với bóng đá nữ thì khác hẳn.
Ở giải đấu vừa diễn ra ở Ấn Độ, có thể thấy ngoài thể hình vượt trội so với trước đây, đội tuyển nữ Philippines còn thi đấu với mảng miếng chiến thuật rõ ràng hơn hẳn. Họ cho thấy sự nhỉnh hơn về trình độ so với tầm cỡ Đông Nam Á, và không mấy thua thiệt khi đối đầu với các đội hàng đầu châu lục.
Với 18/23 cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài (12 ở Mỹ, 2 ở Nhật Bản, 1 ở Tây Ban Nha, 1 ở Síp), được sớm tiếp xúc với môi trường bóng đá chuyên nghiệp, đội tuyển nữ Philippines ở vòng chung kết Cúp châu Á nữ 2022 đã được nâng tầm thực sự.
Ở Philippines, bóng đá không phải là môn thể thao được quan tâm nhất, còn xếp sau bóng chày, bóng rổ, và quyền Anh. Tuy nhiên sau khi Philippines lọt vào trận play-off dự vòng chung kết World Cup 2019, Liên đoàn bóng đá nước này (PFF) nhận thấy rằng con đường dự World Cup của bóng đá nữ thực tế hơn nhiều so với bóng đá nam.
Dù thua Hàn Quốc đến 0-5 ở trận play-off (đồng thời là tranh giải 5 ở vòng chung kết Cúp châu Á nữ 2018), nhưng đội tuyển nữ Philippines chỉ cách sân chơi lớn nhất cho bóng đá nữ đúng một trận đấu.
Một kế hoạch mang tên “Project Jordan” được vạch ra, với trọng tâm là nhập tịch ồ ạt các cầu thủ nữ có gốc Philippines đang chơi ở nước ngoài. Dù phần lớn các tuyển thủ Philippines này không đá ở hạng cao nhất tại Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản… nhưng riêng việc thi đấu ở đó đã giúp họ đạt được một đẳng cấp nhất định.
Bên cạnh đó, PFF cũng “chơi lớn” khi mời được cựu huấn luyện viên đội tuyển Australia Alen Stajcic về dẫn dắt đội tuyển nữ nước này. Trong 5 năm dẫn dắt tuyển nữ Australia (2014-2019), ông Stajcic từng đưa các học trò hai lần lọt vào chung kết Cúp châu Á, lọt vào tứ kết World Cup 2015, tứ kết Olympic Rio 2016, và đưa đội tuyển nữ Australia lên hạng 4 thế giới vào năm 2017. Rõ ràng, một đội tuyển được nâng tầm sẽ cần một huấn luyện viên đẳng cấp để dẫn dắt.
Trước khi dự vòng chung kết bóng đá nữ châu Á 2022, đội tuyển nữ Philippines đã có chuyến tập huấn 2 tháng ở Los Angeles (Mỹ), và được cọ xát với những đối thủ rất mạnh.
Theo đánh giá của PFF, chuyến tập huấn ở Mỹ đã giúp các cầu thủ xây dựng được sự tự tin, tinh thần đồng đội và sự gắn kết.
Đây được xem là yếu tố then chốt giúp các cầu thủ nữ Philippines có được tấm vé lịch sử dự World Cup 2023./.
Thể thao Việt Nam: Cú hích từ bóng đá
Đón một loạt tin vui từ bóng đá trong những ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022, thể thao Việt Nam tin tưởng và mong chờ sẽ còn gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong cả năm ở phía trước
Hai đội tuyển bóng đá nam và nữ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "xông đất" cho thể thao Việt Nam trong năm mới Nhâm Dần.
World Cup 2023
Chiều mùng 1 Tết (1-2), đội tuyển nam quốc gia đánh bại tuyển Trung Quốc với tỉ số 3-1 tại sân Mỹ Đình với thế trận trên chân hoàn toàn. Không chỉ giành được những điểm số đầu tiên tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á, tuyển Việt Nam còn đi vào lịch sử với tư cách đại diện đầu tiên của khu vực Đông Nam Á giành chiến thắng ở giai đoạn này, điều mà ngay cả tuyển Thái Lan ở thời kỳ đỉnh cao cũng không làm được.
Không chịu kém các đồng nghiệp nam, tuyển nữ Việt Nam vào mùng 2 Tết (2-2) đã dễ dàng đánh bại tuyển nữ Thái Lan với tỉ số 2-0 và sau đó 4 ngày, tiếp tục đánh bại tuyển Đài Loan (Trung Quốc) với tỉ số 2-1, đều tại vòng play-off Asian Cup 2022, chính thức đoạt vé dự vòng chung kết World Cup 2023 cùng các đội tuyển trong khu vực châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và đồng chủ nhà Úc.
Vượt qua hàng loạt khó khăn, từ chỗ lực lượng bị tàn phá bởi dịch Covid-19 trong chuyến tập huấn tại Tây Ban Nha cho đến việc phải chạm trán những đối thủ cực mạnh tại Asian Cup, phải tính đến việc tranh vé dự World Cup qua cánh cửa play-off. Thế nhưng, tuyển nữ Việt Nam đã làm nên kỳ tích vô tiền khoáng hậu. Chiến tích này không chỉ khẳng định vị trí số 1 của đội tuyển nữ Việt Nam tại Đông Nam Á mà còn mở ra vận hội để bóng đá nữ Việt Nam vươn tầm đến sân chơi lớn nhất hành tinh.
Bóng đá nữ tạo dấu ấn lịch sử, mở màn một năm hy vọng đạt được nhiều thành công của thể thao Việt Nam. (Ảnh: FIFA.COM)
Hướng đến SEA Games 31
Sau nhiều lần dời và hoãn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, SEA Games 31 chính thức ấn định thời gian diễn ra vào giữa tháng 5-2022 tại TP Hà Nội và một số tỉnh, thành lân cận. Đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á đã trở lại Việt Nam kể từ lần đầu tiên chúng ta đăng cai vào năm 2003.
Nếu 19 năm trước, thể thao Việt Nam với tư cách chủ nhà đã xuất sắc giành ngôi nhất toàn đoàn với số HCV nhiều gần gấp đôi so với Thái Lan ở vị trí thứ nhì thì giờ đây, Việt Nam lại hướng tới việc cùng bạn bè trong khu vực nâng tầm thể thao Đông Nam Á.
Việc xây dựng một sân chơi chú trọng vào các môn thể thao trong hệ thống Olympic, ASIAD chính là nhằm bảo đảm sự hài hòa giữa các đoàn tham dự, tạo được sân chơi công bằng, sòng phẳng. Chủ nhà Việt Nam sẵn sàng đi tiên phong trong việc làm thay đổi quan niệm thâu tóm huy chương của các quốc gia chủ nhà, được xác định là yếu tố kìm hãm sự phát triển của cả nền thể thao Đông Nam Á.
SEA Games 31 sẽ không bỏ sót bất cứ nội dung thi đấu nào của các môn thể thao Olympic, hướng đến việc phát triển và nâng cao sức cạnh tranh không chỉ của thể thao Việt Nam mà của toàn khu vực. Quyết định này có ý nghĩa thiết thực hơn nữa khi ASIAD 19 diễn ra sau SEA Games 31 vài tháng. Cơ hội so tài sòng phẳng ở khu vực Đông Nam Á sẽ giúp vận động viên các nước có thêm kinh nghiệm hướng đến những đấu trường lớn hơn.
Sau kỳ Olympic Tokyo 2020 không thành công, thể thao Việt Nam quyết tâm giành thành tích cao tại ASIAD 19 với mục tiêu đoạt ít nhất 4 HCV. Đây chính là cơ hội để thể thao nước nhà vươn mình khỏi "ao làng", hòa nhập với khu vực và thế giới, như cách bóng đá đã và đang theo đuổi.
Đội tuyển nữ Việt Nam quyết thắng Myanmar Lọt vào bảng đấu khó ở vòng chung kết Giải Bóng đá nữ vô địch châu Á (Asian Cup) 2022, đội tuyển nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong hành trình giành vé dự vòng chung kết World Cup 2023 Thầy trò HLV Mai Đức Chung cần phải thắng đội tuyển nữ Myanmar lúc 15 giờ ngày 27-1 (VTV6) để nhen...