Sẽ xử phạt giao thông từ hình ảnh dân cung cấp
Hình ảnh do người dân quay, chụp sẽ là một trong những nguồn thông tin để lực lượng CSGT xử phạt các vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT (thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BCA). Đáng chú ý là lần đầu tiên đã có quy định chi tiết về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (ATGT) từ hình ảnh do người dân cung cấp.
Hình ảnh phải rõ không gian, thời gian
Theo Bộ Công an, hình ảnh có dấu hiệu vi phạm về trật tự, ATGT được ghi/thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng phải đảm bảo các điều kiện: Phản ánh khách quan, trung thực, rõ ràng về không gian, thời gian, địa điểm, đối tượng; còn thời hiệu xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính; hình ảnh được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng có đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật…
Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được hình ảnh, cung cấp cho đơn vị CSGT nơi xảy ra vụ việc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của hình ảnh đã cung cấp.
Đối với CSGT, khi tiếp nhận, thu thập phải xem xét hình ảnh, nếu đảm bảo điều kiện quy định thì ghi chép vào sổ theo dõi, sẽ trực tiếp thực hiện hoặc báo cáo thủ trưởng đơn vị chỉ đạo thực hiện biện pháp xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu, tình tiết, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không thuộc thẩm quyền, tuyến, địa bàn phụ trách thì cán bộ phải chuyển cho đơn vị CSGT có thẩm quyền.
Đặc biệt, thông tư quy định lực lượng CSGT phải bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp hình ảnh.
CSGT đang kiểm tra đối với tài xế. Ảnh minh họa: TP
Video đang HOT
Sẽ dùng hình ảnh từ mạng xã hội
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Phó Trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, ATGT (Cục CSGT), cho biết trước khi có dự thảo thông tư nêu trên, trong quá trình xây dựng nghị định sửa đổi Nghị định 46/2016 Bộ Công an đã đề xuất việc xử phạt từ hình ảnh do người dân cung cấp.
“Việc quy định trong thông tư nhằm cụ thể hóa vào văn bản quy phạm pháp luật để phát huy toàn dân phòng, chống vi phạm về trật tự ATGT” – Thượng tá Nhật nói.
Cũng theo ông Nhật, hiện một số đơn vị đã áp dụng việc xử phạt thông qua hình ảnh do người dân, báo chí cung cấp. Nhưng khi thông tư mới của Bộ Công an ra đời với các quy định chặt chẽ như nêu trên, việc này có thể triển khai ở tất cả đơn vị CSGT trên toàn quốc.
“Chúng tôi sẽ mở ra nhiều kênh để tiếp nhận thông tin, như tiếp nhận trực tiếp hoặc email. Ngoài ra, thời gian tới cục sẽ nghiên cứu, đề xuất việc cho CSGT các địa phương tiếp nhận thông tin, hình ảnh vi phạm giao thông qua kênh mạng xã hội” – ông Nhật thông tin.
Bộ GTVT ủng hộ
Khi đề nghị sửa đổi Nghị định 46/2016, Sở GTVT Hà Nội và TP.HCM nhiều lần đề xuất cho thanh tra giao thông được xử phạt người vi phạm kết cấu hạ tầng kỹ thuật cầu đường từ hình ảnh do người dân cung cấp hoặc từ hình ảnh từ camera giám sát cầu đường…
Bộ GTVT cho rằng trên thực tế, từ hình ảnh của người dân cung cấp, bằng các biện pháp nghiệp vụ, thanh tra giao thông sẽ xử lý kịp thời nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, xâm hại đến an toàn của cầu, đường… Tuy nhiên, việc quy định sử dụng các hình ảnh do cá nhân, tổ chức cung cấp lại chưa được thể hiện cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ GTVT cho rằng cần thiết phải bổ sung các quy định liên quan đến nội dung này.
Hà Nội, TP.HCM đang thí điểm
Thực tế, một số đơn vị CSGT đã áp dụng việc xử phạt từ hình ảnh do người dân cung cấp hoặc báo chí đăng tải, trong đó có Hà Nội và TP.HCM đã nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, thực tế cũng gặp khó khăn là hình ảnh không đạt chất lượng, độ rõ nét không đảm bảo, thời gian chụp hành vi vi phạm cũng không đầy đủ… Ngoài ra, với các xe đã mua bán, cho, tặng… nhưng chưa sang tên đổi chủ thì PC08 gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra người vi phạm.
Một cán bộ PC08 Công an TP Hà Nội
TUYẾN PHAN
Theo PLO
Camera trên xe khách, tại sao không?
Cục CSGT cho rằng hình ảnh camera gắn trên ôtô chở khách sẽ được truyền trực tiếp với hệ thống theo dõi của lực lượng chức năng để giám sát hành trình vận chuyển
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Nguyễn Quang Nhật - Phó trưởng Phòng Tuyên truyền, Điều tra, Giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT) - cho biết kiến nghị lắp camera để giám sát hành trình của xe khách đã được Cục CSGT tham mưu cho Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Kết nối trực tiếp
Ông Nguyễn Quang Nhật nhận định hiện nay, chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi chở quá số người đối với xe khách là tương đối nhiều so với các lỗi vi phạm khác. Tuy mức phạt tiền đã cao nhưng không ít nhà xe vẫn cố tình vi phạm.
"Theo Nghị định 86 sửa đổi của Chính phủ, thiết bị giám sát hành trình bắt buộc phải lắp trên xe kinh doanh vận tải nhưng nếu lắp thêm camera sẽ giúp lực lượng chức năng giám sát các sai phạm của tài xế như: dừng trả khách sai quy định, chở quá lượng hành khách quy định..." - ông Nhật nhấn mạnh.
Cục CSGT đề nghị gắn camera trên ôtô chở khách. Trong ảnh: Bến xe khách Mỹ Đình - Hà Nội. Ảnh: VĂN DUẨN
Theo ông Nhật, hình ảnh camera sẽ truyền dữ liệu hình ảnh trực tiếp với hệ thống giám sát của lực lượng CSGT để xử phạt nếu tài xế vi phạm trong lộ trình di chuyển. Việc giám sát này sẽ hợp lý và chặt chẽ hơn, giúp giảm thiểu các hành vi vi phạm của xe khách. Camera trên xe khách phải được đưa vào quy định của pháp luật, như là một thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xử lý vi phạm.
Về đề xuất trên, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát, cho rằng rất hợp lý, giúp doanh nghiệp theo dõi được tài xế, phụ xe của mình tốt hơn. Nếu xảy ra sai phạm hoặc ứng xử thiếu văn minh sẽ được ban lãnh đạo công ty chấn chỉnh ngay. "Hiện nay, tất cả xe của công ty tôi đều được lắp camera. Chi phí lắp một chiếc camera không phải quá cao, chỉ khoảng từ 1-2 triệu đồng/chiếc" - ông Bằng nói.
Người dân ủng hộ
Ủng hộ việc lắp camera trên xe khách, chị Nguyễn Thị Nhung (quê Nam Định, làm việc tại Hà Nội) cho rằng những dịp nghỉ lễ, cuối tuần người dân phải rất vất vả khi về quê. Tình trạng tài xế bắt khách dọc đường nhồi nhét gấp 2-3 lần so với quy định rất phổ biến. Việc lắp đặt camera sẽ ngăn chặn những hành vi vi phạm này, qua đó người dân sẽ được hưởng lợi khi dịch vụ xe khách ngày càng văn minh hơn" - chị Nhung nói.
Tại dự thảo Nghị định 86/2014/NĐ-CP (sửa đổi) về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, khoản 2 điều 13 quy định: "Trước ngày 31-12-2020, ôtô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trở lên phải lắp camera bảo đảm ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe) trong quá trình xe tham gia giao thông tối thiểu 24 giờ gần nhất". Còn tại khoản 2 điều 14 quy định: "Trước ngày 31-12-2020, ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo, phải lắp camera bảo đảm ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông tối thiểu 24 giờ gần nhất". Dự thảo Nghị định 86 (sửa đổi) cũng quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo, phải lắp camera và phải bảo đảm yêu cầu: hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền và lưu giữ tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải trong thời gian 72 giờ. Ngoài ra, phải cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho Sở Giao thông Vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc trong dự thảo Nghị định 86 sửa đổi đã có quy định về lắp camera nhưng Bộ Công an lại có đề xuất lắp camera giám sát trên xe khách, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, cho biết: "Có thể từ quy định được đưa ra trong dự thảo Nghị định 86 nên Cục CSGT làm đề án đó chứ Tổng cục Đường bộ không làm!".
Hãy sử dụng tối ưu GPS
Ông Văn Công Điểm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xe khách Phương Trang - FUTA Bus Lines, cho rằng viẹc lăp thiêt bi camera trên các phuong tiẹn kinh doanh vạn tai chỉ khuyến khích chứ không nên bắt buộc vì sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ. Cơ quan quản lý cần rút kinh nghiẹm tư viẹc lăp thiêt bi giám sát hành trình (GPS), bởi hiện nay, dữ liệu, tài nguyên từ thiết bị này còn chưa được sư dung tôi uu.
Còn ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Lê Trí, nói các doanh nghiệp vận tải đã lắp đặt các thiết bị GPS. Thiết bị này là công cụ quản lý hữu hiệu, nếu gắn thêm camera sẽ tăng chi phí cho doanh nghiệp.
G.Minh
Theo Nguoilaodong
Gặp chiến sĩ CSGT - khắc tinh của tội phạm đường phố ở Hà Nội Trung tá Trần Phong (Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Hà Nội) là người khắc tinh của tội phạm cướp giật, côn đồ hung hãn hay tàng trữ ma túy di chuyển trên đường. Ngồi trò chuyện với chúng tôi trong bộ thường phục sau giờ làm việc, Trung tá Trần Phong (Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Hà Nội) cho biết, anh...