Sẽ xử nghiêm cán bộ, công chức “làm việc” ở quán ăn
Cán bộ, công chức sử dụng rượu, bia trong các bữa ăn trưa của ngày làm việc; làm việc riêng trong giờ hành chính, ở các quán ăn uống mà không được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan, sẽ bị xử lý nghiêm.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa có quyết định về việc quy định xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (gọi tắt là cán bộ, công chức) vi phạm các quy định trong giờ hành chính.
Đối tượng áp dụng là những cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thuộc các cơ quan đơn vị: Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở tỉnh, huyện, thành phố; Quân đội nhân dân; Công an nhân dân; Đơn vị sự nghiệp công lập; Các tổ chức Hội có tính chất đặc thù;Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, Công ty Cổ phần có vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước; Đảng ủy, Thường trực HĐND, UBND, tổ chức chính trị – xã hội ở xã, phường, thị trấn.
Theo đó, cán bộ, công chức sử dụng rượu, bia trong giờ làm việc, trong các bữa ăn trưa của ngày làm việc; tiếp khách ở quán rượu, bia những nơi có tính chất nhạy cảm, có dư luận xã hội không tốt; làm việc riêng trong giờ hành chính, ở các quán ăn uống, ở nơi công cộng không được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ bị xử lý nghiêm.
Theo quyết định, những cán bộ, công chức vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị kỷ luật ở các mức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương (nếu đang hưởng lương từ bậc 2 trở lên), giáng chức (nếu có chức vụ), cách chức (nếu có chức vụ), buộc thôi việc; hoặc chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng. Đối với cán bộ, công chức là Đảng viên nếu vi phạm còn phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân nếu vi phạm còn phải căn cứ vào các điều lệnh quản lý bộ đội, công an và các văn bản pháp luật có liên quan để xử lý kỷ luật.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp để xử lý vi phạm.
Cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức tùy theo mức độ vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách lĩnh vực công tác có trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nhắc nhở, phê bình, khiển trách, cảnh cáo; không được xem xét công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cuối năm.
Trong quá trình xử lý kỷ luật, UBND tỉnh đề nghị phải xử lý khách quan, công bằng, nghiêm minh và đúng quy định. UBND tỉnh cũng cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của người vi phạm.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 6/4/2013. UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu trong việc thành lập Ban Chỉ đạo và Đội Kiểm tra việc thực hiện.
Theo Dantri
Vụ cán bộ xã thay "Nam Tào" khai sinh, báo tử: Cần khởi tố vụ án
Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Vinh Diện - Văn phòng luật sư Vinh Diện & Cộng sự - trả lời PV Dân trí trong buổi làm việc chiều ngày 22/3 về vụ việc cán bộ xã thay "Nam Tào" khai sinh, báo tử ăn chặn tiền chính sách.
Video đang HOT
Gia đình ông Mậu - bà Ngọ có con trai bị tâm thần bị cán bộ xã Thanh Chi ăn chặn tiền chính sách.
Theo luật sư Nguyễn Vinh Diện, đối với những trường hợp làm giả hồ sơ nhưng số tiền những người được làm giả hồ sơ nhận thì cần làm rõ có dấu hiệu hối lộ hay không. Trường hợp nếu cán bộ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị trên 2.000.000 đồng để làm giả hồ sơ thì phạm tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự.
Ở đây không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch xã và một số cán bộ làm giả hồ sơ nếu không vì vụ lợi hay vì động cơ cá nhân. Vấn đề là các cơ quan hữu quan có muốn giải quyết tận gốc của sự việc và có làm quyết liệt hay không. Dù thế nào chăng nữa, với tính chất, mức độ vi phạm như đã nêu nhưng chỉ kỷ luật khiển trách là không ổn, không đúng với tính chất nghiêm trọng của sự việc và không phù hợp với sự tôn nghiêm của pháp luật.
Cũng theo luật sư Nguyễn Vinh Diện: "Việc xử lý vi phạm không chỉ để răn đe, giáo dục mà còn để phòng ngừa chung. Xử lý nhẹ như vậy sẽ dẫn đến sự coi thường pháp luật. Chỉ xử lý khiển trách không những không phù hợp với quy định của pháp luật mà còn tạo ra nghi ngờ về sự thiếu khách quan, nghiêm minh trong dư luận, đặc biệt là trong giai đoạn chúng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Chúng tôi cho rằng cần khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ những sai phạm".
Th.s, L.s Nguyễn Vinh Diện - Văn phòng luật sư Vinh Diện & Cộng sự: "Vụ cán bộ xã thay "Nam Tào" khai sinh, báo tử ăn chặn tiền chính sách" cần khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ những sai phạm...".
Hành vi của một số cán bộ xã như báo điện tử Dân trí phản ánh mà chỉ bị xử lý kỷ luật khiển trách là không thỏa đáng, chưa phù hợp với các quy định của pháp luật. Theo luật sư Diện, hành vi trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Luật sư Nguyễn Vinh Diện phân tích: "Đối với những trường hợp làm giả hồ sơ giả nhưng số tiền do chủ tịch xã và một số cán bộ nhận và chia chác với nhau có dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 281 Bộ luật hình sự. Vì những cán bộ này lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm trái với công vụ, trái với quy định của pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước".
"Lợi ích của nhà nước ở đây bao gồm uy tín của nhà nước và lợi ích vật chất là tiền. Hành vi của họ đã làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, làm méo mó chủ trương lớn của nhà nước là chính sách đối với người cao tuổi, người bị bệnh tâm thần, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước", Luật sư Nguyễn Vinh Diện nói tiếp.
Cũng theo Luật sư Diện, xét về lợi ích vật chất, mặc dù số tiền đã được thu hồi trả lại nhà nước nhưng hành vi đã hoàn thành kể từ khi nhà nước chi tiền. Tùy tính chất, mức độ vi phạm và tùy thuộc quá trình điều tra mà mức hình phạt được áp dụng khác nhau. "Tôi cho rằng vụ việc trên cần khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ những sai phạm đối với những người liên quan", Luật sư Diện khẳng định.
Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức
b) Phạm tội nhiều lần
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Đối với những trường hợp làm giả hồ sơ nhưng số tiền những người được làm giả hồ sơ nhận thì cần làm rõ có dấu hiệu hối lộ hay không. Trường hợp nếu cán bộ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị trên 2.000.000 đồng để làm giả hồ sơ thì phạm tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự.
Điều 279.Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
c) Phạm tội nhiều lần
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt
e ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo Dantri
Kỷ luật trưởng ban tuyên giáo sinh con thứ ba Huyện ủy Tân Trụ (Long An) vừa ra quyết định kỷ luật đối với ông Trịnh Phước Trung, Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy bằng hình thức khiển trách. Lý do là ông Trung vi phạm kế hoạch hóa gia đình, để vợ sinh con thứ ba. Tối 2-3, bà Nguyễn Thị Kim Xuân, Trưởng ban tổ chức huyện ủy Tân Trụ (Long...