Sẽ xử lý hình sự những vi phạm nghiêm trọng
Trên gần 3km tuyến đường dẫn lên cầu Thanh Trì có 17 số điện thoại di động được in kèm thông tin quảng cáo sửa chữa, bơm vá săm lốp ô tô rất mất mỹ quan.
Trao đổi với Đại tá Đào Thanh Hải, Trưởng Phòng CSHS – CATP Hà Nội về các biện pháp xử lý những đối tượng vi phạm, phóng viên ANTĐ được biết, cơ quan điều tra lập hồ sơ xử lý về hành vi vi phạm các quy định về địa điểm, vị trí quảng cáo (Điều 29 Nghị định 75/CP – ngày 12-7-2010 của Thủ tướng Chính phủ).
- Mức phạt sẽ như thế nào, thưa Đại tá?
- Đại tá Đào Thanh Hải: Các đối tượng vi phạm bị xử phạt hành chính từ 5-10 triệu đồng.
- Với mức phạt như vậy, liệu có đủ sức mạnh để răn đe các đối tượng khác?
- Đối với những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo gây hậu quả nghiêm trọng, phải khắc phục với những giá trị tài sản lớn, đối tượng vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản.
- Lực lượng Cảnh sát hình sự có những biện pháp gì nhằm đảm bảo trật tự mỹ quan đô thị?
- Việc đấu tranh, xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo được đồng chí Giám đốc CATP Hà Nội đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các lực lượng chức năng, trong đó có Phòng CSHS thực hiện nghiêm túc. Trước đó, trong các ngày 3 và 4 Tết Âm lịch 2012 (Tết Nguyên đán Nhâm Thìn), Phòng CSHS đã lập kế hoạch phát hiện, bắt giữ và xử lý 9 đối tượng có hành vi vi phạm các quy định về địa điểm, vị trí quảng cáo trên cầu Phù Đổng, huyện Gia Lâm cùng với thủ đoạn tương tự. Trong thời gian tới, Phòng CSHS tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng tuần tra, kiểm soát, lập kế hoạch phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo, nhằm thiết lập lại trật tự mỹ quan đô thị.
Theo ANTD
Phạt nghiêm để nâng cao ý thức
Lâu nay, ở các đô thị lớn như Hà Nội, có một lý do hay được "nại" ra để "đổ" cho sự tồn tại của những đoạn vỉa hè "mất tích", những chợ cóc họp trong các khu dân cư, những quán nhậu biến lòng đường, vỉa hè thành nơi kinh doanh... do không có chế tài nghiêm đối với vi phạm, nên hình thức xử lý phạt có mà như không.
Thực tế công tác đảm bảo TTGT- ĐT ở Hà Nội nói riêng cho thấy, tuyên truyền pháp luật giao thông là biện pháp được thực hiện tương đối bài bản. Nhưng vi phạm vẫn diễn ra, ngay cả đối với những người được tuyên truyền, những người hiểu rõ hành vi của mình là không được phép khi tham gia giao thông. Mấu chốt vấn đề ở đây chính là sự tuyên truyền đã không đi kèm với chế tài thực sự nghiêm. "Nói" không đi liền với "làm" (xử phạt), sẽ rất khó để tạo được thói quen nhận thức và tuân thủ pháp luật giao thông - đô thị. Câu chuyện về chiếc mũ bảo hiểm mấy năm trước là một minh chứng. Nhiều chiến dịch tuyên truyền, vận động được thực hiện, nhưng việc ra đường, lên xe máy và đội mũ bảo hiểm vẫn lâu mới trở thành thói quen với nhiều người dân. Cho đến khi mức phạt cho lỗi không đội mũ bảo hiểm được áp dụng, mức phạt cao gấp nhiều lần tiền mua mũ, tự khắc, tỷ lệ người đi xe máy đội mũ bảo hiểm tăng dần.
Nghị định 71 với những chế tài nghiêm khắc cho hành vi vi phạm TTĐT sẽ chỉ có thể đạt được cao, khi mà các lực lượng thực thi việc đảm bảo TTGT- ĐT thực hiện nghiêm túc, công bằng và triệt để những nội dung của nó. Việc người vi phạm bị xử lý, phải nộp phạt hành chính, cho dù mức phạt là cao, là nghiêm khắc, nhưng điều lợi nhất lại là cho chính người vi phạm và cho xã hội.
Theo ANTD
Đua xe trái phép có thể bị phạt tới 30 triệu Việc đua xe máy, xe ôtô trái phép, cổ vũ việc đua xe trái phép, mức phạt sẽ được áp dụng thấp nhất từ 1 đến 30 triệu đồng tùy từng mức vi phạm và hành vi vi phạm. Đây là một trong những nội dung của Nghị định 71/2012 sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP "Quy định tăng mức xử phạt vi phạm...