Sẽ xem xét kiến nghị của người lao động
Liên quan đến sự việc hàng ngàn công nhân của Công ty Pou Yuen VN (TP.HCM) đình công phản đối điều 60 luật Bảo hiểm xã hội ( BHXH) 2014 hạn chế đối tượng được hưởng BHXH một lần, sáng 29.3, Bộ LĐ-TB-XH đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với báo chí.
Chi trả tiền bảo hiểm xã hội – Ảnh: Diệp Đức Minh
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên “Vì sao không để người lao động (NLĐ) được nhận trợ cấp thất nghiệp một lần như luật hiện hành?”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng qua thực tế, nhiều NLĐ sau khi đã nhận BHXH một lần lại tiếp tục đi làm các công việc khác. NLĐ muốn có tiếp thời gian đóng BHXH, muốn “hồi cứu” lại thời gian tham gia BHXH trước đó bằng cách trả lại BHXH phần đã nhận. Nhưng các quy định trước đây không cho phép. Vì vậy, luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ 1.1.2016 tạo cơ hội cho NLĐ có mong muốn tiếp tục tham gia BHXH, tiếp tục tích lũy thời gian để hưởng lương hưu hằng tháng.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng thừa nhận: Đúng là điều 60 của luật BHXH 2014 có quy định thu hẹp đối tượng người được hưởng BHXH một lần so với luật cũ. Khoản 1 điều này quy định chỉ những đối tượng mắc các bệnh hiểm nghèo liên quan đến tính mạng hoặc ra nước ngoài để định cư… mới được hưởng BHXH một lần. Các trường hợp khác khuyến khích NLĐ bảo lưu thời gian tham gia BHXH trước đó. Sau đó, nếu có đủ điều kiện có thể tham gia đóng BHXH tiếp hoặc đóng BHXH tự nguyện để đến tuổi về hưu hưởng mức lương hưu hằng tháng. Ngoài ra, theo quy định luật Bảo hiểm y tế (BHYT), người hưởng lương hưu sẽ được Quỹ BHXH mua BHYT, có điều kiện bảo đảm cuộc sống khi ốm đau.
Video đang HOT
Mặt khác, so với việc nhận BHXH một lần thì việc nhận lương hưu hằng tháng có lợi cho NLĐ hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, mức đóng hiện nay khi NLĐ tham gia BHXH chỉ đủ trả 9 năm lương hưu cho NLĐ, trong khi NLĐ sống 11 – 20 năm sau khi nghỉ hưu và số tiền bù trả lương cho NLĐ do Quỹ BHXH và trích một phần ngân sách nhà nước chi trả.
Có lợi cho NLĐ về sau
Nhiều điểm lợi như vậy, tại sao NLĐ tại TP.HCM vẫn đình công? Trả lời câu hỏi này của báo chí, ông Diệp cho biết: Có thể cán bộ BHXH chỉ phổ biến những điểm mới luật BHXH năm 2014 đến NLĐ chứ chưa phân tích rõ cho NLĐ nguyên nhân sửa đổi chính sách đảm bảo có lợi hơn cho NLĐ.
“Quy định về chế độ BHXH một lần trong luật BHXH sửa đổi là hướng đến mục tiêu an sinh xã hội lâu dài, có lợi cho người lao động về sau. Mặt khác, việc thu hẹp đối tượng BHXH một lần đã được tính toán để đảm bảo cuộc sống cho NLĐ khi về già vừa có lương hưu, vừa có BHYT phòng khi ốm đau, bệnh tật. Trong thời gian chờ đến tuổi nghỉ hưu, NLĐ vẫn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH cho đến khi tìm được việc làm mới hoặc tham gia đóng BHXH tự nguyện”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.
Mặc dù vậy, ông Diệp cũng cho biết trước những ý kiến của NLĐ, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tiếp thu để xem xét quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn luật BHXH và nghiên cứu thêm về các đối tượng hỗ trợ một phần tham gia BHXH. NLĐ khi tham gia bảo hiểm tự nguyện một số năm mà có hoàn cảnh đặc biệt cũng có thể là một trong những đối tượng ưu tiên trong thiết kế chính sách.
Thu Hằng
Theo Thanhnien
Kiến nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội
Tại buổi tọa đàm "Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội", do Trung tâm con người và thiên nhiên phối hợp Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN (VUSTA) tổ chức chiều 23.3, nhiều chuyên gia kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc để làm ro vụ việc.
Nhiều chuyên gia kiến nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ chặt 6.700 cây xanh - Ảnh: Lê Quân
TS Phạm Sĩ Liêm, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, đặt vấn đề: "Chặt rồi họ mang đi đâu? Tôi nghe nói chi phí để chặt một cây như xà cừ, sấu bán gỗ giá cũng hơn 30 triệu đồng. Tiền mua cây mới trồng vào không tốn bao nhiêu, như vậy được gọi là xã hội hóa cải tạo cây xanh, không dùng tiền ngân sách? Trong đề án cũng không thấy nhắc đến khoản tiền bán cây, mua cây mới trồng. Những cái này diễn ra, chúng ta không nên ngây thơ quá về sự vụng về, thiếu hiểu biết, hay kém kinh nghiệm. Đều có sự đo đếm hết, không phải tự nhiên mà như vậy. Tôi mong rằng việc thanh tra mà Hà Nội đang triển khai đừng chỉ tìm ra những con kiến".
Còn GS-TS Phạm Ngọc Đăng, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, đánh giá đề án chặt 6.700 cây không những sơ sài mà còn bộc lộ nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ cây xanh trong luật Thủ đô, Nghị định 64 của Chính phủ, các quyết định của chính TP.Hà Nội đưa ra. "Hôm 20.3, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nói trong họp báo đổ lỗi cho nhà tài trợ nôn nóng là hoàn toàn không thấy hết những sai lầm nghiêm trọng để lại hậu quả vô cùng lớn với môi trường, cảnh quan, xã hội, lòng tin của nhân dân với lãnh đạo Hà Nội. Theo tôi, sai lầm đó xuất phát từ ngay việc chỉ đạo xây dựng đề án, duyệt đề án. Việc chỉ đạo thì cấp dưới phải làm theo, cấp trên cũng phải chịu trách nhiệm chứ không thể chỉ kỷ luật những người cấp dưới. Đáng ra, lãnh đạo thành phố phải xin lỗi dân vì đã làm việc phản khoa học, phản lòng dân. Thứ hai là lên kế hoạch giải quyết ngay hậu quả, rồi xử lý trách nhiệm người lãnh đạo cao nhất về việc này...", GS-TS Đăng thẳng thắn.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh học VN, nếu để đoàn thanh tra liên ngành của Hà Nội thanh tra toàn diện sẽ "không ra được hết các vấn đề". "Việc này gây bức xúc dư luận cả nước, không phải việc nội bộ của Hà Nội nữa. Chính phủ cần chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc mới mong làm ra ngô ra khoai", ông Dũng nói.
Lê Quân
Theo Thanhnien
Kiến nghị tăng tốc độ tối thiểu trên cao tốc hiện đại nhất Việt Nam Cho rằng tốc độ tối thiểu trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây 60 km/h như hiện nay chưa hợp lý, hiệp hội vận tải các tỉnh và Đội CSGT quản lý tuyến đường này cùng kiến nghị tăng lên 70-80 km/h. Tại hội nghị "Tổ chức, quản lý và Khai thác đường cao tốc - Khu vực phía...