Sẽ xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao
Bên cạnh việc hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có, sẽ tiến hành xây dựng một số tuyến đường sắt mới như: tuyến đường sắt tốc độ cao, các tuyến đường sắt ven biển…
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó sẽ xây dựng
Theo đó, sẽ quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam, chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển của các lĩnh vực giao thông vận tải khác và các quy hoạch có liên quan; phát triển mạng đường sắt kết nối với các cảng biển lớn, các khu công nghiệp và các quốc gia có chung biên giới để thúc đẩy hội nhập quốc tế; nhanh chóng phát triển mạng đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Từng bước nâng cao thị phần vận tải và phát triển vận tải đường sắt theo hướng hiện đại, chất lượng cao, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội; phát triển mạnh vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics và các công trình hỗ trợ cho vận tải hàng hóa…
Xây dựng một số tuyến đường sắt mới
Video đang HOT
Cụ thể, về vận tải đường sắt, phấn đấu giao thông vận tải đường sắt đáp ứng khoảng 3-4% về nhu cầu vận tải hành khách và khoảng 4-5% về nhu cầu vận tải hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải; tập trung phát triển dịch vụ vận tải đường dài; phát triển nhanh dịch vụ vận tải khối lượng lớn; mở rộng liên kết vận tải quốc tế, khu vực và các quốc gia có chung biên giới.
Về kết cấu hạ tầng, bên cạnh việc hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có thì tiến hành xây dựng một số tuyến đường sắt mới như xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối với cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, du lịch; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt ven biển; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên…
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Thông tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai dài 285km
Với tổng mức đầu tư 166,46 triệu USD, giai đoạn 1 của Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai dài 285km đã về đích trước thời hạn hợp đồng ở một số gói thầu từ 3 - 6 tháng, chính thức thông toàn tuyến ngày 24/4.
Ban quản lý dự án đường sắt - Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Dự án đường sắt Yên Viên - Lào Cai là dự án quan trọng của tuyến đường sắt phía Tây, là một phần thuộc hành lang giao thông Côn Minh - Hải Phòng.
Tuyến trải dài 285km theo hướng Tây Bắc, từ Ga Yên Viên, gần Hà Nội, dọc theo bờ Bắc sông Hồng đến Lào Cai, biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Tuyến đi qua địa phận các tỉnh thành phố gồm: TPHà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt này nhằm tạo điều kiện giao lưu thương mại và phát triển kinh tế trong và giữa vùng Tây Bắc- Việt Nam và tỉnh Vân Nam, tiếp cận đến và từ cảng hải Phòng đến tỉnh Vân Nam, đặc biệt là vận tải container; giảm chi phí vận tải; nâng cao an toàn giao thông; đảm bảo đủ năng lực vận tải đường sắt để đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai đến năm 2020.
Tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai là tuyến quan trọng, dài 285km theo hướng Tây Bắc
Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư. Dự án được phân làm 2 giai đoạn, trong đó quy mô giai đoạn 1 bao gồm: Cải tuyến 4km đường sắt có bán kính đường cong nhỏ; Nâng cấp thay ray, tà vẹt 180Km đường sắt; Xây dựng 10 cầu mới và cải tạo 43 cầu cũ; Cải tạo, kéo dài và thêm đường ga cho 12 ga đảm bảo đón , gửi các đoàn tàu dài; Xây mới, cải tạo nhiều cống và công trình thoát nước; và Gia cố bảo vệ mái taluy, xử lý sụt trượt một số đoạn tuyến.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án là 166,46 triệu USD tương đương 3.434 tỷ VNĐ, bao gồm: Vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 60 triệu USD, vốn vay Cơ quan phát triển Pháp (AFD) là 32 triệu Euro, vốn vay của Tổng vụ Ngân khố Pháp (DGTresor) là 31 triệu Euro và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 16,71 triệu USD.
Gói thầu mua sắm ray ghi (RP) sử dụng nguồn vốn vay của Tổng vụ Ngân Khố Pháp (DGTresor) thông qua hợp đồng số 21/HDYVLC-RP với Công ty TATA Steel (Pháp). Tổng giá trị gói thầu là 30,3 triệu Euro được sử dụng để mua sắm hơn 22.000 tấn ray P50 và 14 bộ ghi P50 trên tà vẹt bê tông Dự ứng lực có xuất xứ từ Pháp.
Ga Lào Cai mới được xây dựng khang trang, sạch đẹp
Việc hoàn thành giai đoạn 1 Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển vận tải đường sắt tuyến phía tây nói riêng và hệ thống đường sắt cả nước nói chung. Theo đó, năng lực tuyến hiện nay đã được nâng lên, cho phép khai thác 23 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Việt Trì - Yên Bái, 33 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Yên Bái - Phố Lu, 17 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Phố Lu - Lào Cai, xóa bỏ hầu hết các điểm xung yếu gây mất an toàn trên tuyến và rút ngắn thêm 40 phút chạy tàu từ Hà Nội đến Lào Cai.
Tới đây khi giai đoạn 2 của dự án tiếp tục được đầu tư, sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải với mục tiêu 5 triệu hành khách/năm và 7.5 triệu tấn hàng hóa/năm, rút ngắn thời gian chạy tàu trên tuyến khoảng 90 phút và cho phép nâng cao hơn nữa năng lực khai thác, lập chạy tàu với tần suất ngày đêm cao hơn nữa trên các cung đoạn Yên Viên - Việt Trì - Tiên Kiên - Yên Bai - Phố Lu - Lào Cai.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bỏ tư duy "con cháu trong nhà", đường sắt sẽ hết độc quyền? "Mọi người dân và doanh nghiệp đều có thể tham gia kinh doanh vận tải đường sắt, chứ không thể để một mình Tổng Công ty Đường sắt làm độc quyền như lâu nay. Riêng những vấn đề liên quan đến đất, an ninh quốc phòng là do Nhà nước quản lý và không được phép chuyển nhượng". Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh...