Sẽ xây dựng luật Quản lý vàng
Trong thời gian tới, trên cơ sở tổng kết việc thi hành Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nếu thấy cần thiết, Quốc hội (QH) sẽ xem xét việc đưa dự án luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) cho biết thông tin trên trước ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị ban hành luật Quản lý vàng để luật hóa hoạt động kinh doanh vàng trong thời gian tới.
Trước khi QH biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (VPQH) Nguyễn Hạnh Phúc đã thay mặt Ủy ban TVQH báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến ĐB về Nghị quyết này.
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc – Ảnh Ngọc Thắng
Về lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông Phúc cho biết có ý kiến đề nghị không nên quy định trong Nghị quyết này các nhiệm vụ “kiên quyết chống vàng hóa, đô la hóa và ngoại tệ hóa” mà chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, bảo đảm lợi ích của nhân dân, vì thực tế các chính sách tài chính, tiền tệ hiện hành của nước ta đã và đang được triển khai theo hướng chống vàng hóa, đô la hóa và ngoại tệ hóa nền kinh tế.
Video đang HOT
Ủy ban TVQH tiếp thu và chỉnh lý trong nội dung Nghị quyết. Theo đó, Nghị quyết quy định Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động ngân hàng, thị trường tiền tệ, thị trường vàng. Làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng bảo đảm lợi ích của người dân không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong nền kinh tế”.
Qua góp ý, có ĐB cho rằng hiện nay Nhà nước ta chưa có đủ cơ sở pháp lý để quản lý vàng và cần thiết phải ban hành luật về quản lý vàng.
Về vấn đề này, Ủy ban TVQH lý giải: Đầu tháng 4 vừa qua Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, bước đầu tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng. Dự thảo Nghị quyết cũng đã đề ra các giải pháp liên quan đến việc tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động quản lý thị trường vàng. Trong thời gian tới, trên cơ sở tổng kết việc thi hành Nghị định nêu trên, nếu thấy cần thiết, QH sẽ xem xét việc đưa dự án luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Ngoài các nội dung nêu trên, trong Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn vừa được QH biểu quyết thông qua với đa số phiếu thuận, QH yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tập trung điều hành chính sách tiền tệ. Năm 2013, tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, bảo đảm đến năm 2015 có một hệ thống ngân hàng lành mạnh.
Theo TNO
Hoãn trình Luật Đầu tư công
Luật Đầu tư công được chờ đợi tại phiên họp của UB Thường vụ cũng như kỳ họp Quốc hội sắp khai mạc, cuối cùng không qua được vòng... thủ tục. Bộ KH-ĐT chính thức xin rút dự án luật này khỏi chương trình làm luật năm 2012.
Phiên họp thứ 12 của UB Thường vụ QH.
Buổi làm việc chiều qua, xét tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, UB Thường vụ Quốc hội đã thống nhất rút dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công khỏi chương trình kỳ họp thứ 4 (bắt đầu cuối tháng 10) để Chính phủ có thêm thời gian chuẩn bị vì đến nay, cơ quan soạn thảo vẫn chưa kịp trình Thường vụ xem xét, thẩm tra, trong khi chỉ còn hơn 10 ngày nữa là khai mạc kỳ họp.
Bộ KH-ĐT, cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật phân trần, quá trình soạn thảo dự án Luật này gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt lớn giữa lĩnh vực đầu tư công và lĩnh vực mua sắm công. Chính phủ cho rằng, việc ghép dự án Luật đầu tư công và dự án Luật mua sắm công với nhau chỉ có thể là ghép một cách cơ học, khó có thể lồng nội dung vào nhau để tạo thành một luật thống nhất cả phạm vi điều chỉnh và bố cục. Việc soạn thảo nghị định hướng dẫn sau này cũng sẽ gặp khó khăn vì phạm vi cần quy định chi tiết thi hành rất rộng.
Cơ quan soạn thảo đề xuất tách nội dung đầu tư công để xây dựng Luật đầu tư công tách nội dung mua sắm công để xây dựng Luật đấu thầu (sửa đổi). Việc tách và đổi tên Luật mua sắm công là Luật đấu thầu (sửa đổi) để phù hợp với thực tế là quy định về mua sắm công trong dự thảo Luật này thực chất là nội dung được thiết kế trên cơ sở sửa đổi Luật đấu thầu (sửa đổi) hiện hành.
Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh lập luận, đầu tư công chỉ là các hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn ngân sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Mua sắm công có phạm vi rộng hơn, bao gồm toàn bộ hoạt động mua sắm có sử dụng vốn nhà nước không phân biệt mục đích lợi nhuận và không lợi nhuận và điều chỉnh cả hoạt động mua sắm thường xuyên của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Do đó, khó có thể lồng nội dung hai luật vào nhau.
Dự kiến ban đầu, dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công nằm trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, 2013, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu trong kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013).
Cùng với đề xuất này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đồng thời đề nghị được trình ngay dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi tại kỳ họp tới vì đã chuẩn bị cẩn thận, nghiêm túc. Ông Vinh cho rằng đây cũng đang là vấn đề nhạy cảm, được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, UB Thường vụ chưa quyết định nội dung này.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề nghị UB Thường vụ cho phép bổ sung dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vào Chương trình chính thức năm 2012 để xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bên cạnh đó, bổ sung dự án Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (sửa đổi) vào Chương trình chính thức khóa XIII để xem xét, thông qua vào năm 2014....và một số nội dung khác.
Như vậy, ngay trước thềm kỳ họp thứ 4, liên tiếp 2 dự án luật đã được rút khỏi chương trình nghị sự của Quốc hội, ngoài Luật Đầu tư công, mua sắm công còn có Luật Việc làm.
Theo Dantri
Triều Tiên loan báo họp quốc hội vào cuối tháng Triều Tiên hôm nay loan báo nước này sẽ triệu tập kỳ họp quốc hội vào cuối tháng này, động thái mà giới phân tích cho rằng rất có thể là nhằm xây dựng luật củng cố hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại kỳ họp của Hội nghị nhân dân tối cao ngày 13/4. Hãng thông...