Sẽ trình Thủ tướng xem xét gia hạn giá FIT cho dự án điện gió chậm tiến độ
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã nhận được kiến nghị của một số địa phương và doanh nghiệp về việc gia hạn giá FIT ( giá mua điện ưu đãi, cố định trong 20 năm) cho các nguồn điện gió đang triển khai, nhưng chưa kịp đưa vào vận hành công trình hoặc một phần công trình trước ngày 1/11/2021.
Trang trại điện gió Trung Nam tại Ninh Thuận. Ảnh minh họa: Công Thử/TTXVN
Lý do chậm là phần lớn các dự án bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch COVID-19, dẫn đến thiếu nhân lực; vận chuyển thiết bị gặp khó khăn, cản trở; hoạt động kiểm tra, kiểm định công trình gián đoạn…
Bộ Công Thương đã tổng hợp các kiến nghị và sẽ sớm trình lên Thủ tướng Chính phủ quyết định vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho biết .
Hiện nay, nhiều quy định pháp luật mới đã được ban hành và có hiệu lực như Luật Đầu tư 2020, Nghị định 31/2021 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Nghị định 25/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư .
Video đang HOT
Do đó, việc lựa chọn nhà đầu tư phát triển các dự án điện gió cơ bản sẽ được thực hiện thông qua đấu thầu và đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về giá mua bán điện theo khung giá do Bộ Công Thương ban hành.
Đánh giá nhanh tác động của COVID-19 với các hộ gia đình dễ bị tổn thương
Ngày 24/9, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã công bố trực tuyến hai báo cáo: "Đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của COVID-19 đối với các hộ gia đình dễ bị tổn thương ở Việt Nam" và "Đánh giá nhanh việc thiết kế và thực hiện Gói hỗ trợ thứ hai của Chính phủ cho những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19".
Các tình nguyện viên tổ COVID-19 cộng đồng phường Đa Kao (Quận 1) hỗ trợ công tác ghi dữ liệu xét nghiệm COVID-19 tại Trạm y tế phường Đa Kao. Ảnh minh họa: Hồng Giang/TTXVN
Hai bản báo cáo được UNDP Việt Nam thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Phân tích và Dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Báo cáo đánh giá tác động đã khảo sát 498 hộ gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy, tác động kinh tế là rất lớn, trong đó 88% hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm vào tháng 7/2021 và 63,5% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời kỳ trước đại dịch (tháng 12/2019). Các hộ gia đình làm du lịch, nhà hàng, khách sạn và vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tác động phi kinh tế cũng rất đáng kể. Sức khỏe tâm thần là một vấn đề cấp bách đang nổi lên, vì tình trạng phong tỏa diễn ra phổ biến và kéo dài. Hai phần ba (66,4%) hộ gia đình lo lắng về tác động của COVID-19. Đáng chú ý, chủ hộ là nữ có tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần (81,6%) cao hơn so với chủ hộ là nam (62,8%).
Cắt giảm chi tiêu là biện pháp phổ biến nhất được các hộ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 sử dụng với bốn trong năm (79,4%) hộ bị ảnh hưởng phải cắt giảm chi tiêu. Hầu hết các khoản cắt giảm chi tiêu liên quan đến thực phẩm, với 71% số hộ gia đình bị ảnh hưởng đã cắt giảm chi phí thực phẩm. Vì vậy, an ninh lương thực đang trở thành vấn đề khi hơn một nửa số hộ gia đình (51,2%) phải giảm lượng thức ăn mỗi bữa và 17,7% số hộ gia đình giảm số bữa ăn mỗi ngày. Việc cắt giảm chi phí lương thực và tình trạng thiếu lương thực ghi nhận ở các hộ gia đình dễ bị tổn thương, những người bị mất việc trong nhiều tháng, đặc biệt là người di cư. Tình trạng nghiêm trọng hơn xảy ra ở các hộ gia đình có con nhỏ.
Theo đánh giá việc thiết kế và thực hiện gói hỗ trợ thứ hai của Chính phủ, phần lớn những người được hỏi chưa nhận được sự hỗ trợ với những khó khăn trong quá trình đăng ký.
Các báo cáo cho rằng tác động của đại dịch ở Việt Nam là rất lớn. Do đó, gói hỗ trợ phải đủ để bảo vệ những người dễ bị tổn thương khỏi cú sốc kinh tế lớn này. Các báo cáo khuyến nghị Chính phủ có thể xem xét chương trình hỗ trợ tiền mặt mới với nguồn tài chính lớn hơn.
Bà Phạm Minh Thu, nghiên cứu viên của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: "Mức hỗ trợ tiền mặt hàng tháng phải đạt mức sống tối thiểu được xác định trong Chuẩn nghèo quốc gia trong suốt thời kỳ cách ly và bao phủ tất cả mọi người, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương".
Cho biết Chính phủ trong thời gian qua đã ban hành nhiều chính sách đề hỗ trợ cho nhóm người bị ảnh hưởng bởi COVID-19, trong đó có gói hỗ trợ thứ 2 trị giá 26.000 tỷ đồng, bà Phạm Minh Thu cho rằng, trong ngắn hạn cần tăng cường chương trình ngân sách tiền mặt với ngân sách đủ lớn, thay đổi mức hỗ trợ lớn hơn, đáp ứng mức sống tối thiểu, tăng cường kỹ thuật số kịp thời để hỗ trợ kịp thời cho các cá nhân.
Các báo cáo đưa ra các khuyến nghị chi tiết về các nhóm đối tượng, cách thức để thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ tiền mặt mới, tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để triển khai ngay lập tức, đồng thời đẩy mạnh cải cách chính sách trợ giúp xã hội theo hướng hệ thống bao trùm, phản ứng với cú sốc nhanh nhạy hơn.
Đại diện thường trú lâm thời của UNDP Terence D. Jones đã phản ánh một số xu hướng được xác định trong cả hai báo cáo và đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam có các biện pháp toàn diện về sức khỏe và xã hội nhằm giảm thiểu sự lây lan và tác động của đại dịch.
"UNDP chia sẻ những phát hiện và khuyến nghị chính của hai báo cáo, như một thông tin đầu vào cho toàn xã hội và toàn thể Chính phủ xem xét các bước tiếp theo trong việc đối phó và vượt qua những tác động tức thời của đại dịch, cũng như đóng góp cho Chính phủ Việt Nam trong việc cân nhắc các lựa chọn chính sách mới, các biện pháp can thiệp để giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với người dân Việt Nam và đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương nhất ", ông Terence D. Jones nói.
Công nghiệp, thương mại tỉnh Long An chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Trong đó, hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Chốt giao thông ngã tư Nhựt Chánh (Long An) ngày 2/9/2021. Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số...