Sẽ trình Thủ tướng lộ trình xử lý nhà nguy hiểm ở các đô thị lớn
Bộ Xây dựng đang khẩn trương lập dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tổ chức tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định và xây dựng lộ trình xử lý nhà nguy hiểm, hết niên hạn sử dụng trong khu vực đô thị, đặc biệt là tại những đô thị lớn.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng – Lê Quang Hùng nêu rõ: việc kiểm tra, đánh giá nhà nguy hiểm, hết niên hạn sử dụng phải thực hiện dựa trên những quy trình kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành. Những quy trình kỹ thuật này sẽ sớm được Bộ hoàn thiện, gửi tới UBND các tỉnh để địa phương nắm được và phối hợp thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Sau khi đánh giá chất lượng các công trình này, cơ quan chức năng chuyên ngành sẽ tổ chức kiểm định đối với những công trình xuống cấp, nguy hiểm để lên phương án cải tạo , sửa chữa phù hợp.
Có thể thấy, sau sự cố ngày 22/9/2015, căn nhà cổ cao 2 tầng hơn 100 năm tuổi bị xuống cấp trầm trọng tại 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm Hà Nội bỗng dưng đổ sập, làm 2 người tử vong, 6 người bị thương… đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về việc kiểm tra, đánh giá chất lượng chung cư cũ, nhà hết niên hạn sử dụng để đảm bảo an toàn và tính mạng của nhân dân.
Hiện trường nhà 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bị sập.
Riêng trên địa bàn TP Hà Nội hiện có khoảng 1.516 chung cư cũ, quy mô từ 2 – 5 tầng, hầu hết được xây dựng từ những năm 60 – 80 của thế kỷ XX, một số ít chung cư được xây dựng từ trước năm 1954. Chung cư cũ được bố trí khắp thành phố, song tập trung chủ yếu ở các quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Xuân.
Những chung cư này được xây dựng theo các tiểu khu nhà ở bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đến nay, nhiều công trình đã hết niên hạn sử dụng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm do hệ thống hạ tầng đã xuống cấp, cần được cải tạo.
Video đang HOT
Về trách nhiệm quản lý nhà 107 Trần Hưng Đạo cũng như các công trình biệt thự cổ trên địa bàn TP, ông Nguyễn Chí Dũng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Trách nhiệm của chủ quản lý, sử dụng đã được quy định rất rõ tại Luật Nhà ở, Nghị định 34 của Chính phủ, đó là hàng năm chủ quản lý, sử dụng phải lập kế hoạch duy trì, cải tạo. Nếu nhà có nguy cơ không bảo đảm an toàn, chủ sử dụng phải có trách nhiệm thuê tư vấn kiểm định chất lượng. Nếu kết quả kiểm định nhà ở cấp độ D, tức nhà nguy hiểm có nguy cơ sụp đổ, chủ sử dụng phải thực hiện ngay việc di dời khẩn cấp, lập dự án cải tạo, xây dựng lại.
Nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước do Thành phố quản lý thì Thành phố phải duy trì, cải tạo và kiểm định chất lượng nếu có nguy cơ không bảo đảm an toàn. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, UBND TP Hà Nội đã rà soát toàn bộ quỹ nhà biệt thự trên địa bàn. Từ đó, phân loại, sắp xếp theo từng nhóm I, II, III. Từng nhóm nhà lại có quy định cụ thể để thực hiện việc bảo tồn. “Với nhà nguy hiểm cấp độ D, chủ đầu tư phải di dời, lập dự án phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại. Trường hợp buộc phải xây dựng lại do không bảo đảm chất lượng, nếu là nhà nhóm I và II, công trình xây dựng lại phải đúng nguyên trạng biệt thự cũ. Cụ thể nhà 107 Trần Hưng Đạo thuộc nhóm II” – ông Dũng khẳng định.
Tuy nhiên, việc cải tạo chung cư cũ, nhà nguy hiểm ở Hà Nội được đánh giá là đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Quốc Hoa – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: Một trong những khó khăn đầu tiên là vấn đề sở hữu. Chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội hiện nay thuộc 3 hình thức sở hữu chính là: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu của một số tổ chức, công ty. Đối với nhà chung cư thuộc sở hữu tư nhân (chiếm tỷ lệ lớn), tổ chức, khi muốn cải tạo phải có sự đồng thuận của tất cả các gia đình sở hữu căn hộ thuộc chung cư đó… Ngay như, ngôi nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo vừa bị sập, Tổng công ty Đường sắt sử dụng nhưng quyền sở hữu lại thuộc Nhà nước.
Ông Bùi Trung Dung – Cục trưởng Cục Quản lý Hoạt động Xây dựng cũng cho rằng xử lý các vấn đề chung cư cũ, nhà nguy hiểm, hết niên hạn sử dụng hiện nay gặp khó khăn lớn nhất là vấn đề sở hữu, do đó cần phải có cơ chế quyết liệt để giải quyết vướng mắc này. Mặt khác trong cải tạo chung cư cũ, nhà hết niên hạn sử dụng, cần quy hoạch xây dựng hạ tầng cho từng công trình, từng khu vực rồi nhân rộng ra.
Ngày 23/9/2015, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký công văn gửi UBND TP Hà Nội và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trong cả nước về việc tổ chức giải quyết sự cố công trình 107 Trần Hưng Đạo, TP. Hà Nội; rà soát các công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm hoặc hết niên hạn sử dụng trên toàn quốc. Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nghiên cứu, triển khai thực hiện một số việc như: Rà soát, phát hiện các công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng; khẩn trương tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình, hạng mục công trình này và có biện pháp xử lý theo đúng qui định tại Điều 44 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Rà soát các công trình hết thời hạn sử dụng trên địa bàn (trong đó đặc biệt lưu ý các biệt thự cũ và các nhà cổ) và có biện pháp xử lý theo đúng quy định tại Điều 45 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Yêu cầu các chủ sở hữu, người quản lý sử dụng phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại Chương V của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và kiểm tra công tác bảo trì của các tổ chức, cá nhân nêu trên. Bộ Xây dựng cũng đề nghị chủ sở hữu công trình, đặc biệt là các công trình đã hết thời hạn sử dụng, tăng cường chủ động kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu mất an toàn, kịp thời thông báo cho chính quyền các cấp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng; có biện pháp khắc phục kịp thời để bảo đảm an toàn cho công trình.
Lan Hương
Theo_Hà Nội Mới
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng yêu cầu rà soát công trình có dấu hiệu nguy hiểm
Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng vừa có công văn số 2176/BXD-GĐ gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức giải quyết sự cố công trình 107 Trần Hưng Đạo, TP. Hà Nội và rà soát các công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm hoặc hết niên hạn sử dụng trong cả nước.
Trong công văn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng nêu rõ, vào 12h45 ngày 22/9/2015 đã xảy ra vụ sập tòa biệt thự Pháp cổ tại 107 Trần Hưng Đạo, TP. Hà Nội làm 2 người chết, 6 người bị thương. Đây là sự cố công trình xây dựng nghiêm trọng (sự cố cấp II), gây thiệt hại về người và tài sản.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu Chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng khai thác công trình tại 107 Trần Hưng Đạo tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo qui định.
Căn cứ theo mức độ và phạm vi sự cố để xem xét, quyết định tạm dừng khai thác sử dụng đối với các hạng mục công trình lân cận.
Căn biệt thự ở Hà Nội đổ sập làm 2 người chết và nhiều người bị thương
Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn;
Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo qui định tại Điều 49 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho Chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố.
Chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của UBND Thành phố Hà Nội và lập hồ sơ sự cố theo qui định tại Điều 50 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Sau khi khắc phục sự cố, UBND Thành phố Hà Nội quyết định việc đưa các hạng mục công trình lân cận vào khai thác, sử dụng trở lại (nếu có thực hiện nội dung tại khoản b, mục 1 của Công văn này).
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, phát hiện các công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng; khẩn trương tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình, hạng mục công trình này và có biện pháp xử lý theo đúng qui định tại Điều 44 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Rà soát các công trình hết thời hạn sử dụng trên địa bàn (trong đó đặc biệt lưu ý các biệt thự cũ và các nhà cổ) và có biện pháp xử lý theo đúng qui định tại Điều 45 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Yêu cầu các chủ sở hữu, người quản lý sử dụng phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại Chương V của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và kiểm tra công tác bảo trì của các tổ chức, cá nhân nêu trên.
Ngoài ra, ông Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị chủ sở hữu công trình, đặc biệt là các công trình đã hết thời hạn sử dụng, tăng cường chủ động kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu mất an toàn, kịp thời thông báo cho chính quyền các cấp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng; có biện pháp khắc phục kịp thời để bảo đảm an toàn cho công trình.
Từ khóa: sập nhà, biệt thự cổ, bộ trưởng, trịnh đình dũng, bộ xây dựng, rà soát công trình, công trình xây dựng, bảo trì, sự cố, sập biệt thự, biệt thự cổ pháp, biệt thự pháp.
Theo NTD
Thiếu minh bạch trong bảo trì, bảo tồn biệt thự cổ ở Hà Nội Việc thiêu minh bạch trong trách nhiêm bảo trì, duy tu, bảo tôn những ngôi nhà cổ ở Hà Nội là môt thực tê hiên nay. Sau vụ việc biệt thự hơn 100 năm tuổi ở số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội bất ngờ đổ sập ngày 22/9 vừa qua, những người dân đang sinh sống tại các biệt thự cổ có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Tĩnh: tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1A, 2 bố con tử vong

Chồng mất tích khi du lịch Hạ Long, vợ vỡ oà lần ra manh mối từ một video

Cá sấu thường xuyên lên mô đất tắm nắng ở TPHCM đã bị vây bắt

Tin bão khẩn cấp: Bão số 3 giật cấp 11 đi vào Vịnh Bắc Bộ

Bão số 3 dự báo mạnh trở lại, giật cấp 14 khi đổ bộ vào đất liền

Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Có 17 nạn nhân ở Hà Nội

Cảnh sát giải cứu 2 anh em bị đuối nước giữa sông Đăk Bla

Cô gái Trung Quốc mất tích hơn 3 tháng được tìm thấy ở TPHCM

Mưa lớn kèm gió, lốc giật tung mái nhà 15 hộ dân xã biên giới

Tàu du lịch chìm trên biển, 30 người được cứu sau 1 giờ gặp nạn

Người đàn ông bị tử vong do mái tôn bay trúng lúc mưa dông

Cổng chào ở TPHCM đổ sập vì dông lớn, nhiều người thoát nạn trong gang tấc
Có thể bạn quan tâm

Cô gái xinh đẹp nhưng mắt lác, được khuyên tránh xa thể thao, nay khiến cả châu Âu "lác mắt" vì bắt bóng quá đỉnh!
Sao thể thao
28 phút trước
Tỉnh có tới 3 vùng biển nổi tiếng, nơi nào cũng hút khách bằng cảnh đẹp đến "siêu thực" và những món đặc sản độc đáo
Du lịch
31 phút trước
Tháng sinh Âm lịch của người trầm lặng mà tinh anh: Cứ lặng lẽ mà vươn lên, tài lộc rực rỡ chẳng ai ngờ
Trắc nghiệm
54 phút trước
Chuyện tình của nam NSND U70 vừa được bạn gái kém 36 tuổi cầu hôn bất chấp đàm tiếu
Sao việt
59 phút trước
5 loại trái cây chống lão hóa, càng ăn càng trẻ
Làm đẹp
1 giờ trước
Không thể nhận ra "công chúa Disney" Lindsay Lohan được nữa!
Sao âu mỹ
1 giờ trước
Xe ga 150cc giá 43,6 triệu đồng đẹp cổ điển trang bị như SH 160i, rẻ ngang Air Blade, chỉ nhỉnh hơn Vision
Xe máy
1 giờ trước
Bữa cơm mùa hè hãy làm món ăn này, hương thơm nồng nàn, đưa vị và ngon miệng
Ẩm thực
2 giờ trước
5 thanh, thiếu niên đi trộm xe máy để lấy tiền tiêu xài
Pháp luật
2 giờ trước
Cô gái Tày khoe mâm cơm hàng ngày toàn đặc sản rừng núi, 'không tốn tiền mua'
Netizen
3 giờ trước