‘Sẽ trình Chính phủ phương án người lao động nhận trợ cấp một lần’
Đó là phương án của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp đưa ra song song với phương án người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở buổi gặp gỡ với công nhân Công ty Pouyuen liên quan đến chính sách bảo hiểm diễn ra vào trưa 31.3.
Thứ trưởng Doãn Diệp Mẫu trao đổi với công nhân
Trao đổi với đông đảo công nhân có mặt, ông Diệp sau khi trình bày về những ưu điểm của Luật Bảo hiểm xã hội mới, đã khẳng định sau cuộc gặp mặt này đoàn công tác sẽ trình Chính phủ về phương án linh hoạt để người lao động được nhận trợ cấp một lần hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Ý kiến của ông Diệp ngay lập tức nhận được sự tán thưởng, vỗ tay đồng loạt của đông đảo công nhân.
Phó chủ tịch Liên đoàn lao động TP.HCM Nguyễn Văn Khải mong muốn công nhân nhanh chóng ổn định, không đình công và đi làm trở lại. “Ca làm sớm nhất của công nhân là vào 14 giờ chiều nay”, ông Khải nói.
Tuy nhiên, một đại diện công nhân phát biểu mong muốn sớm có văn bản như ý kiến phát biểu của thứ trưởng để công nhân yên tâm làm việc.
Video đang HOT
Đáp lại ý kiến này, ông Diệp nói: “Anh chị công nhân yên tâm. Chúng tôi sẽ ghi nhận phương án linh hoạt. Từ đây đến cuối năm còn gần 9 tháng để chúng ta tiếp tục góp ý. Phát biểu của tôi ở đây có báo chí, truyền hình ghi lại còn nặng ký hơn nhiều so với đường văn bản”.
Theo ông Diệp, trước khi Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực vào tháng 1.1.2016, công nhân còn có cơ hội góp ý thể hiện nguyện vọng của mình.
“Chứ các bạn đình công, doanh nghiệp cũng thiệt, công nhân cũng thiệt”, ông Diệp nói.
Tại buổi gặp gỡ, ông Củ Phát Nghiệp – Chủ tịch công đoàn Công ty Pouyuen, người được công nhân tin tưởng – nói: “Anh em bình tĩnh nghe bố nói. Thứ trưởng nói vậy anh em cứ yên tâm”.
Ông Diệp nói thêm: “Đến giờ này luật cũ vẫn còn hiệu lực. Ai muốn lãnh một lần thì lãnh còn ai muốn bảo lưu cứ bảo lưu. Tôi xin hứa mọi ý kiến của anh chị sẽ được trình lên Chính phủ sau chuyến đi này”.
Đến 11 giờ 45 phút, cuộc gặp gỡ kết thúc.
Các công nhân tại buổi gặp gỡ
Tin, ảnh: Trung Hiếu
Theo Thanhnien
'Dịch' nhảy lầu ở bệnh viện
Các bệnh viện đang lên phương án nhằm ngăn chặn tình trạng nhảy lầu tự tử liên tục xảy ra.
Xe cứu thương đưa xác bệnh nhân nhảy lầu ở BV Từ Dũ đi khám nghiệm - Ảnh: Lương Ngọc
Chiều 27.3, một nữ bệnh nhân 29 tuổi vào Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP.HCM) khám bệnh, tuy nhiên sau khi lấy số thứ tự, bệnh nhân này không vào phòng khám mà nói với người thân đi vệ sinh, rồi lên sân thượng của BV nhảy lầu, tử vong tại chỗ. Sự việc khiến y bác sĩ, lãnh đạo BV rất bất ngờ, bởi lâu nay nơi đây chưa từng xảy ra tình huống như thế.
Trước đó, đầu tháng 1, tại BV Chợ Rẫy liên tục trong hai ngày (3 và 4) có hai người đàn ông từ bên ngoài vào BV nhảy lầu, cả hai tử vong tại chỗ. Những năm gần đây, năm nào cũng có trường hợp nhảy lầu tự tử ở BV Chợ Rẫy, khi thì bệnh nhân, có lúc người ngoài vào. Tháng 8.2014, một bệnh nhân nhảy từ lầu 9 của BV, tử vong tại chỗ; trước đó tháng 9.2013, một phụ nữ bên ngoài vào gửi xe trong BV rồi lên lầu nhảy, tử vong tại chỗ. Do vậy BV rất ngại thông tin về trường hợp nhảy lầu vì sợ có người "bắt chước".
"Chỉ có một trường hợp rất hy hữu, bệnh nhân nhảy từ lầu 9 nhưng vô tình rớt xuống hồ nước của BV may mắn thoát chết. Người đàn ông này chấp tay lạy và nói không bao giờ nhảy lầu lần thứ hai trong đời, sau khi ông ấy thoát chết", PGS-TS Nguyễn Văn Khôi, Phó giám đốc BV Chợ Rẫy nói.
Rào chắn để ngăn tự tử, được không ?
Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy, Phó giám đốc BV Từ Dũ nói: "Đây là lần đầu xảy ra vụ nhảy lầu tự tử ở BV khiến chúng tôi rất lo ngại. Do vậy, cuối tuần qua BV đã họp và chỉ đạo Phòng Hành chánh quản trị BV rà soát lại tất cả các điểm nguy hiểm, rồi làm việc với lực lượng cảnh sát PCCC để bàn phương án rào chắn ngăn chặn nhảy lầu, nhưng vẫn đảm bảo an toàn về PCCC". Tuy nhiên, dược sĩ Thanh Thủy cũng nói thêm: "Thật tình, hiện chúng tôi chưa thể nghĩ ra phương án tối ưu nhất để vừa chặn triệt để nhảy lầu, vừa có tính mỹ quan, thông thoáng, mà vẫn đảm bảo an toàn về PCCC. Vì có những khoa, phòng xây từ trước, diện tích hành lang có hạn, bệnh nhân, người nhà thì quá đông, nếu rào bịt bùng sẽ rất bí".
Bác sĩ Lê Quang Thanh - Giám đốc BV Từ Dũ cho biết thêm, sau vụ nhảy lầu, BV cho bịt lối lên sân thượng với người không có phận sự, tăng cường bảo vệ, các khoa phòng nhắc nhở người nhà bệnh nhân khi phát hiện tâm lý bất thường của người bệnh, báo ngay cho y bác sĩ biết để có biện pháp đề phòng, ngăn chặn. "Trường hợp nữ bệnh nhân nhảy lầu vừa qua, người nhà có thông tin lại là, bệnh nhân này trước khi đến BV có hỏi người thân: "BV có tòa nhà cao không", và nói cảm thấy chán nản, nhưng người nhà không ngờ đến".
PGS-TS Nguyễn Văn Khôi cho biết trước tình trạng nhảy lầu nhiều, BV Chợ Rẫy đang lên kế hoạch cho thiết kế bảo hộ ở các khoa phòng bệnh trên lầu. "Phải làm việc này, và sẽ làm được, chúng tôi đang lên kế hoạch, tính toán để đưa ra một hệ thống lưới, hành lang, hệ thống bảo hộ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, nhưng có tính thẩm mỹ, đồng thời đảm bảo về PCCC. Bên cạnh đó nhân viên, hộ lý các khoa phòng phải luôn giám sát người bệnh khi thấy có người ra phía hành lang" - ông Khôi nói. PGS Khôi nói một số BV nước ngoài ở sảnh tầng 1 người ta cũng có làm hệ thống lưới bảo hộ đưa ra ngoài, phòng những trường hợp bệnh nhân, hay trẻ nhỏ rớt từ lầu cao xuống.
Ông Trần Cư - Đội trưởng Đội bảo vệ BV Chợ Rẫy cũng cho biết trước tình trạng người ngoài vào BV nhảy lầu, lực lượng bảo vệ đang được BV chỉ đạo tham gia khảo sát những điểm cần thiết kế rào chắn, móc ngăn chặn leo trèo ra ngoài để nhảy; cũng như tăng cường tuần tra, phát hiện... "Sau khi khảo sát, đưa ra một số phương án, chúng tôi sẽ làm việc với lực lượng PCCC", ông Cư nói.
Thanh Tùng
Theo Thanhnien
Đà Nẵng sắp giải tỏa "khu ổ chuột" giữa lòng thành phố "đáng sống" Người dân đã tán thành chủ trương giải tỏa và nhất trí phương án đền bù. Chiều nay (20/3), Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng có buổi gặp gỡ, lấy ý kiến người dân về chủ trương giải tỏa, bố trí tái định cư đối với hơn 100 hộ dân ở khu vực Cầu Vồng, thuộc phường Hải Châu 2, quận Hải Châu...