Sẽ tìm ra những thế giới có sự sống ở Dải Ngân hà trong vòng 20-30 năm tới?
Số lượng thế giới có sự sống trong Dải Ngân hà sẽ lên tới vài chục nghìn, nếu ít nhất một thế giới như vậy có thể được phát hiện trong vòng 20-30 năm tới.
Đó là nhận định từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học châu Âu khi phân tích đặc tính của những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời đã được phát hiện.
“Một trong những nhiệm vụ chính của thiên văn học trong những thập niên tới là phát hiện ra dấu vết về sự tồn tại của sự sống trên bề mặt các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời. Tính toán của chúng tôi cho thấy rằng nếu chúng ta phát hiện ra dù chỉ một hành tinh có thể có dấu vết của sự sống, thì điều này có nghĩa là trong Dải Ngân hà tồn tại hàng chục nghìn thế giới có thể sinh sống với xác suất 95% “, nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu cho biết nhà thiên văn học người Mỹ Frank Drake đã đưa ra một công thức để tính toán số lượng các nền văn minh ngoài Trái đất trong Thiên hà mà chúng ta có thể tiếp xúc, cũng như ước tính cơ hội tiếp xúc với chúng. Những tính toán này cho thấy rằng phải có rất nhiều nền văn minh như vậy, và nhân loại chắc chắn sẽ gặp gỡ chúng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc thiếu những mối liên hệ như vậy đã khiến các nhà khoa học nghi ngờ tính chân thật của những giả thiết được Drake sử dụng để tính toán. Câu hỏi đặt ra là tại sao loài người cho đến nay vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ dấu vết nào của người ngoài hành tinh.
Giáo sư Amedeo Balbi từ Đại học Tor Vergata tại Roma (Ý) và đồng nghiệp của ông là Claudio Grimaldi, nhà khoa học tại Trường Bách khoa liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne đã cố gắng tính toán không phải số lượng các nền văn minh ngoài Trái đất, mà là số lượng các hành tinh trên đó có thể sinh sống được.
Dựa trên kiến thức về điều kiện tiềm năng trên các hành tinh khác, cũng như dữ liệu về những tiến bộ trong ngành thiên văn học và việc hoàn thiện phát triển kính thiên văn, các nhà nghiên cứu đã chuẩn bị một số kịch bản cho sự phát triển trong tương lai và ước tính số lượng tối đa các hành tinh có thể sinh sống được mà nhân loại có khả năng khám phá trong 20-30 năm tới.
Tính toán của họ cho thấy sự vắng mặt của các hành tinh có khả năng sinh sống gần Trái đất hầu như không ảnh hưởng đến khả năng chúng được phát hiện ở các vùng khác trong Thiên hà. Việc phát hiện ra dù chỉ một thế giới như vậy có nghĩa là tổng số lượng của chúng sẽ rất lớn, ngay trong những kịch bản khiêm tốn nhất số lượng đó cũng vượt quá vài chục nghìn.
Phát hiện 'hệ Mặt trời' có 2 hành tinh khổng lồ cách Trái đất 300 năm ánh sáng
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra một hệ thống đa hành tinh xoay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời trong vũ trụ.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn cho biết, 2 ngoại hành tinh khổng lồ là TYC 8998-760-1b và TYC 8998-760-1c quay quanh ngôi sao TYC 8998-760-1, cách Trái đất khoảng 300 năm ánh sáng.
"Phát hiện này là một ảnh chụp nhanh về một môi trường rất giống với Hệ mặt trời của chúng ta, nhưng ở giai đoạn tiến hóa sớm hơn nhiều", Alexander Bohn, tác giả chính của nghiên cứu cho hay.
Hình ảnh này được Kính thiên văn rất lớn (VLT) của Đài thiên văn Nam châu Âu ở Chile chụp lại.
Hình ảnh cho thấy ngôi sao TYC 8998-760-1 (trái) với hai ngoại hành tinh khổng lồ. (Ảnh: ESO)
Mặc dù các nhà thiên văn học gián tiếp phát hiện hàng nghìn hành tinh trong Dải Ngân hà, nhưng chỉ một phần rất nhỏ các ngoại hành tinh này được chụp trực tiếp.
"Quan sát trực tiếp hết sức quan trọng trong việc tìm kiếm các môi trường có thể hỗ trợ sự sống", Matthew Kenworthy tới từ Đại học Leiden, đồng tác giả nghiên cứu cho hay.
Cả TYC 8998-760-1b và TYC 8998-760-1c đều có kích thước khá đồ sộ.
TYC 8998-760-1b lớn gấp 14 lần khối lượng của sao Mộc trong khi TYC 8998-760-1c lớn gấp 6 lần. 2 hành tinh quay quanh ngôi sao trung tâm ở khoảng cách lần lượt là 160 và 320 đơn vị thiên văn.
Các chuyên gia cho rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem còn hành tinh nào quay xung quanh ngôi sao 17 triệu năm tuổi này hay không.
"Với các thiết bị trong tương lai, có khả năng sẽ phát hiện các hành tinh có khối lượng thấp hơn xung quanh ngôi sao này. Điều này sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng để hiểu về các hệ thống đa hành tinh", ông Bohn giải thích.
Trong hơn 4.000 ngoại hành tinh mà NASA phát hiện cho tới nay, có khoảng 50 ngoại hành tinh được cho là có thể ở được. Chúng có kích thước và quỹ đạo phù hợp với ngôi sao của chúng để hỗ trợ sự sống theo lý thuyết.
Chụp ảnh hệ hành tinh non trẻ Cách Trái đất hơn 300 năm ánh sáng là một ngôi sao rất giống Mặt trời non trẻ với một vài hành tinh quay xung quanh. Điều đáng chú ý là các nhà khoa học đã chụp được ảnh hệ hành tinh này. Ngôi sao TYC 8998-760-1 và các hành tinh Ngày 16/2/2020, các nhà thiên văn học sử dụng Kính Viễn vọng...