Sẽ tiến hành điều tra thông tin vụ cướp tàu Sunrise 689
Chiều 9/10, Đại tá Lê Văn Minh, tư lệnh CSB vùng 4 khẳng định, sẽ điều tra vụ việc tàu Sunrise 689 bị cướp biển tấn công cướp tài sản nhưng trước mắt là bảo đảm an toàn cho tàu và các thuyền viên cập bờ an toàn.
Sẽ tiến hành điều tra thông tin về tàu Sunrise 689 bị cướp biển tấn công.
Cuối giờ chiều nay 9/10, trao đổi với phóng viên, Đại tá Lê Văn Minh, Tư lệnh CSB vùng 4 cho hay, đến 14giờ cùng ngày, tàu CSB 2004 đã tiếp cận tàu Sunrise 689 tại vị trí 08o14′N-104o26′E (cách Tây Nam Hòn Khoai (Cà Mau) khoảng 30 hải lý).
Sau đó, lực lượng CSB đã tiến hành sơ cứu người bị thương và hỗ trợ đưa tàu Sunrise 689 về đất liền. Dự kiến tối mai, tàu Sunrise sẽ được tàu CSB 2004 đưa về Vũng Tàu.
Theo Đại tá Lê Văn Minh, ngay sau khi tàu CSB tiếp cận được với tàu Sanrise các bác sĩ đi trên tàu đã tiến hành sơ cứu 2 thuyền viên và kiểm tra sức khỏe sơ bộ các thuyền viên còn lại. Hiện sức khỏe của 2 thuyền viên bị thương đã ổn định, tinh thần của thủy thủ đoàn tàu gặp nạn đã bình phục trở lại. Kiểm kê sơ bộ cho thấy, có khoảng 1.400 tấn dầu đã bị hút.
Đại tá Minh thông tin, do hiện trạng hệ thống dẫn đường, thông tin liên lạc của tàu Sunrise bị hư hại nên lực lượng CSB vừa hỗ trợ lai dắt vừa phải tiến hành sửa chữa những sự cố có thể.
Video đang HOT
“Trước mắt lực lượng CSB tập trung lai dắt tàu và đưa các thuyền viên về đất liền an toàn, sau đó sẽ tiến hành kiểm kê thiệt hại cụ thể, đồng thời xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân tàu Sunrise 689 có phải bị cướp biển như thông tin do chủ tàu (Cty CP đóng tàu thủy sản Hải Phòng) cung cấp hay không”, Đại tá Minh khẳng định.
Cũng theo Đại tá Minh, nếu tàu Sunrise bị cướp biển tấn công thì lực lượng CSB cùng các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ làm mọi biện pháp, liên hệ phối hợp với các nước trong khu vực điều tra, xác minh, truy đến cùng vụ việc.
Chiều tối cùng ngày, ông Nguyễn Vũ Điệp, Bộ phận Quản lý khai thác tàu (Cty CP đóng tàu thủy sản Hải Phòng) cho biết thông tin, “hiện Ban lãnh đạo Cty đã bay vào trong TPHCM sau đó xuống Vũng Tàu để đón các thuyền viên gặp nạn trở về”.
“Trước mắt chúng tôi sẽ tập trung để ổn định tâm lý cho thủy thủ đoàn, còn vấn đề về thiệt hại về người và vật chất, cũng như chuẩn bị các thủ tục về bảo hiểm, Cty sẽ xem xét sau “, ông Điệp cho biết.
Trước đó, theo lời thông tin của thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng và các thuyền viên trên tàu Sunrise 689, vào ngày 2/10, sau khi tàu Sunrise 689 cùng 18 thuyền viên trên tàu chở theo 5.200 tấn dầu khi rời khỏi cản Singgapore được khoảng một thời gian ngắn thì bị một nhóm cướp biển gồm 10 người quốc tịch Indonesia tấn công tại khu vực vùng biển Malacca giữa Malaysia và Indonexia.
Thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng thông tin về đất liền cho biết: Chúng chiếm buồng lái, phá hủy bộ phận dẫn đường, hệ thống thông tin liên lạc, khống chế thủy thủ đoàn, làm hai người bị thương. Sau khi chiếm giữ tàu nhiều ngày, chúng tôi đã nói với đám cướp: “Tàu chúng tôi đã mất liên lạc dài ngày, nếu các anh không rời tàu sẽ bị lực lượng chức năng Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam và các nước bắt giữ”.
Đến 1h sáng ngày 9/10, bọn cướp biển đã rời tàu bằng tàu cá KNF 7858 (mũi tàu treo cờ Malaysia, đuôi tàu treo cờ Việt Nam). Thuyền trưởng đã cơ động cho tàu theo hướng 0o về vùng biển Việt Nam.
Đến 5h, ngày 9/10, tàu Sunrise 689 ở vị trí 07051′N-103041′E (cách Tây Nam Hòn Khoai (Kiên Giang) khoảng 78 hải lý) thì liên lạc được với chủ tàu, và cơ quan chức năng.
Ngay sau khi nhận được thông tin về việc tàu Sunrise 689 thoát khỏi bọn cướp biển, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã yêu cầu lực lượng CSB điều hai tàu ra ứng cứu. Vào 7 giờ sáng cùng ngày Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã điều 2 tàu Cảnh sát biển Vùng 4 gồm tàu CSB 2001 từ Phú Quốc và tàu CSB 2004 từ Năm Căn (Cà Mau) xuất phát lúc 7giờ sáng đi cứu hộ và cấp cứu 2 thuyền viên bị thương. Đến 14 giờ tàu CSB 2004 đã tiếp cận được với tàu Sunrise gặp nạn và thủy thủ đoàn chậm hơn 2 giờ đồng hồ theo dự kiến ban đầu là do tàu Sunrise không còn hệ thống thông tin liên lạc và dẫn đường nên đã đi lệch hướng so với hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát biển.
Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sớm nhất khi tàu Sunrise cùng 18 thuyền viên trở về đất liền vào tối ngày 10/10.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
TPHCM nguy cơ đón đợt triều cường lớn nhất kể từ đầu năm
Mực nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai đang lên theo kỳ triều cường rằm tháng chín âm lịch, kết hợp với xả lũ của hồ chứa thủy điện Trị An và xả tràn hồ Dầu Tiếng, cùng trời mưa lớn sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng trên địa bàn TPHCM.
Mực nước đỉnh triều cường có khả năng lên mức 1,65m chiều ngày 10/10
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn TPHCM cho biết, thông tin của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ dự báo triều cường vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai đang lên theo chu kỳ triều cường rằm tháng chín âm lịch. Dự báo mực nước đỉnh triều sông Sài Gòn - Đồng Nai sẽ tiếp tục lên nhanh trong những ngày tới.
Cụ thể, những ngày tới, kết hợp với lượng xả lũ từ các hồ chứa nước thượng nguồn, đỉnh triều cường tại các trạm trong đợt này sẽ ở mức khá cao. Mực nước đỉnh triều cao nhất xuất hiện trong các ngày 9 - 10/10 (ngày 16 - 17 tháng chín âm lịch). Mực nước đỉnh triều cao nhất tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) có khả năng lên mức 1,65m (lúc 18h ngày 10/10, cao hơn báo động 3 khoảng 0,15m).
Theo ông Nguyễn Minh Giám, Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đây là kỳ triều cường lớn nhất tính từ đầu năm tới giờ. Mức nước cao tại trạm Phú An trong 62 năm qua là 1,68m, xảy ra vào chiều 20/10/2013. Mực nước cao nhất tại trạm Phú An vào ngày hôm qua 8/10 đo được là 1,55m (đo lúc 4 giờ), cao hơn báo động 3 là 0,05m.
Để giảm thiểu ngập úng, thiệt hại cho khu vực hạ lưu, trong đó có TPHCM, do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với xả lũ của các hồ chứa nước thượng nguồn, Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm cứu kiếm cứu nạn TPHCM đề nghị Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa xem xét lùi ngày xả tràn hồ Dầu Tiếng đến 7 giờ ngày 11/10 để tránh nguy cơ tổ hợp bất lợi (triều cường kết hợp xả lũ) cho vùng hạ lưu sông Sài Gòn.
Trước tình hình này, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP, Sở GTVT cùng một số đơn vị liên quan được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện sẵn sàng lực lượng, nhiên liệu và trang thiết bị bảo đảm kiểm tra, vận hành hiệu quả các cửa xả, cống, đập ngăn triều cường; kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố trong kỳ triều cường này.
Quốc Anh
Theo Dantri
Nhà ở bình dân cũng cần hướng đến tiêu chí "xanh", thân thiện Sáng 9/10, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cùng Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã gắn biển Công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô - "Công trình xanh" cho dự án khu nhà ở Thăng Long Number One. Thăng Long Number One cũng là "công trình xanh" đầu tiên tại Việt...