Sẽ thu phí xe cá nhân ra vào nội đô
Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn. Dự thảo đưa ra việc kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân theo giờ trong ngày tại Hà Nội, TP HCM và trên các tuyến giao thông có mật độ cao trong thời gian cao điểm giao thông kết hợp với tăng cường vận tải hành khách công cộng.
Phương tiện cá nhân ra vào nội đô giờ cao điểm sắp phải đóng phí
Thu phí xe ra vào nội đô từ 2013-2017
Video đang HOT
Dự thảo do Viện chiến lược và phát triển GTVT nghiên cứu dựa trên hiện trạng giao thông tại 5 TP lớn là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Bộ GTVT bổ sung, chỉnh sửa trình Thủ tướng Dự thảo đưa ra giải pháp hạn chế xe cá nhân (ôtô con, xe máy) lưu thông trong khu vực trung tâm các thành phố, trong một vành đai đô thị hoặc trong một khu vực cụ thể (tổ chức phân luồng giao thông, tổ chức khu phố đi bộ…).
Đồng thời, Bộ GTVT đề xuất bổ sung phí xe cộ trong khu vực trung tâm thành phố vào danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí nhằm phục vụ nghiên cứu, xây dựng đề án “Thu phí phương tiện lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố nhằm hạn chế ùn tắc giao thông”. Bên cạnh đó, để tăng mức phí trông giữ xe nhằm hạn chế xe cá nhân, Bộ GTVT đề xuất phương án chuyển đổi phí trông giữ phương tiện thành giá dịch vụ trông giữ phương tiện tại các khu vực trung tâm đô thị loại đặc biệt, cho phép áp dụng thí điểm tại một số quận nội thành.
Ngoài ra, để khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng, Bộ GTVT cũng đề xuất phát triển các tuyến xe buýt chuyên dụng (chở hành khách đồng thời có khoang chở hàng hóa) kết nối với cảng hàng không, bến xe khách, ga đường sắt, bến cảng…; bố trí các điểm đỗ xe miễn phí tại các điểm trung chuyển, điểm phát sinh thu hút lớn… cho hành khách gửi phương tiện cá nhân khi tham gia sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng. Phát triển hệ thống đường sắt đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác các tuyến đường sắt trên cao, đầu tư tàu điện ngầm. Mục tiêu, đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội chiếm từ 18-23%, vận tải cá nhân chiếm 77-82%; tại TP.HCM vận tải hành khách công cộng chiếm 20-25%, vận tải cá nhân chiếm 75-80%.
Đối với các tòa nhà văn phòng, cao ốc, trung tâm thương mại khi xây dựng trong khu vực trung tâm thành phố bắt buộc phải dành 25-30% diện tích phục vụ nhu cầu đỗ xe công cộng, tiếp tục triển khai thay đổi giờ làm việc, học tập, kinh doanh đảm bảo khoa học, hợp lý, đầu tư, lắp đặt hệ thống giám sát giao thông, cưỡng chế và xử phạt vi phạm bằng hình ảnh trên một số trục giao thông chính.
Giải pháp cho từng thành phố
Tùy theo tình hình thực tiễn cũng như dự báo nhu cầu phát triển về vận tải tại các TP, đề án đưa ra lộ trình thực hiện cho từng địa phương. Đối với Hà Nội, Dự thảo đưa ra lộ trình cụ thể và phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm hạn chế phương tiện cá nhân tại khu vực phía trong vành đai 1, phát triển không gian đi bộ, các tuyến phố đi bộ ở khu vực trung tâm thành phố như: khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm; khu bảo tồn cấp I trong phố cổ Hàng Đào; khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 2). Đầu tư, phát triển số lượng xe ô tô điện hoạt động trên các tuyến phố gắn kết với quần thể khu du lịch, di tích lịch sử phù hợp với lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân, phát triển một số tuyến buýt chuyên dụng có khoang chở hàng hóa kết nối với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, ga Hà Nội, các bến xe liên tỉnh, nâng cấp, cải tạo ga Hà Nội là ga trung tâm của đường sắt vừa là đầu mối trung chuyển hành khách và kết nối các loại phương tiện vận tải vừa là trung tâm dịch vụ đa năng. Đề án cũng đề cập việc di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực nội đô như: Nhà máy Rượu Hà Nội, nhà máy Dệt kim Đông Xuân…
Tại TP HCM đề án cho rằng, cần tập trung phát triển và mở rộng không gian đi bộ trên các tuyến phố đi bộ như: khu vực chợ Bến Thành, đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Đầu tư xe ô tô điện trong khu vực trung tâm thành phố, dọc đại lộ Võ Văn Kiệt nối trung tâm với khu Chợ Lớn, Bến xe miền Tây và dọc sông Sài Gòn…
Ngân Tuyền
Theo ANTD
Không làm tăng dân số nội đô
"Hà Nội không thể không cho phép xây dựng các nhà cao tầng trong nội đô mà có thể có các công trình điểm nhấn nhưng không được làm gia tăng dân số".
Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo khi góp ý vào dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội. Theo dự thảo, khu vực nội đô không xây dựng cao tầng bao gồm: Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long; Khu phố cổ; Khu vực Hồ Gươm và phụ cận. Khu vực hạn chế xây dựng cao tầng gồm Khu trung tâm chính trị Ba Đình; Khu phố cũ; Khu vực xung quanh Hồ Tây; Khu vực hạn chế phát triển; Khu Văn Miếu và phụ cận; Khu cải tạo chỉnh trang - kiểm soát đặc biệt; Khu cải tạo chỉnh trang - kiểm soát phát triển. Đối với những khu vực cho phép xây dựng công trình cao tầng (đường vành đai, đường xuyên tâm, đường phố chính, các khu vực tạo thành điểm nhấn đô thị), dự thảo cũng chỉ rõ tầng cao tối đa, chiều cao tối đa, khoảng lùi cho phép; trong đó khu vực có tầng cao tối đa là 39 tầng với chiều cao 140m.
Thành Nam
Theo ANTD
Không xây mới các chợ ở nội đô UBND TP.Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020 sẽ có 8 chợ đầu mối, 19 trung tâm thương mại quốc tế, 64 trung tâm thương mại, 23 đại siêu thị... Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ có 8 chợ đầu mối nông sản cấp vùng quy...