Sẽ thí điểm sáp nhập một số tỉnh giai đoạn 2022-2026?
Bộ Nội vụ đề xuất tiếp tục thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và làm thí điểm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030.
Bộ Nội vụ vừa cho biết đang dự thảo Báo cáo, Tờ trình và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để lấy ý kiến Nhân dân.
Trụ sở Bộ Nội vụ.
Giảm 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 563 cấp xã
5 năm (2016-2021) thực hiện Nghị quyết số 1211, đặc biệt là sau hơn 2 năm (2019-2021) thực hiện Nghị quyết số 653/2019, theo đề nghị của các địa phương, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 85 Nghị quyết về thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Kết quả đã khắc phục cơ bản tình trạng chia tách làm tăng đơn vị hành chính trong các nhiệm kỳ trước, bước đầu giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện (từ 713 đơn vị xuống còn 705 đơn vị), giảm 563 đơn vị hành chính cấp xã so với năm 2016 (từ 11.162 đơn vị xuống còn 10.599 đơn vị) phù hợp với quá trình phát triển kinh tế – xã hội và đô thị hóa ở các địa phương.
Các đơn vị hành chính nông thôn có xu hướng giảm (giảm: 18 huyện, 707 xã, do nhập hoặc chuyển thành đơn vị hành chính đô thị), các đơn vị hành chính đô thị có xu hướng tăng nhanh (tăng 13 thành phố thuộc tỉnh, 138 phường và 6 thị trấn); đồng thời, đã triển khai được mô hình “thành phố trong thành phố” (thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM).
Đặc biệt, không có trường hợp chia đơn vị hành chính các cấp và không có sự thay đổi đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Video đang HOT
Bộ Nội vụ đánh giá, việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được tiến hành trên cơ sở đồng thuận cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Trong quá trình thực hiện, các địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của Nhân dân…
Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa quyết tâm thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, tiến độ thực hiện còn chậm so với lộ trình kế hoạch đề ra. Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp vẫn chưa bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định.
Thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Đáng chú ý, thông tin từ Bộ Nội vụ cho biết sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với từng loại hình, đặc biệt là các đơn vị hành chính đô thị và các đơn vị hành chính có yếu tố đặc thù về an ninh, quốc phòng, miền núi, vùng cao.
Trên cơ sở đó quy định điều khoản áp dụng đối với việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, làm căn cứ tiếp tục sắp xếp cấp huyện, cấp xã và thí điểm ở cấp tỉnh giai đoạn 2022 – 2025 và định hướng đến năm 2030.
Đồng thời với đó sẽ khắc phục các hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 1211/2016 để việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phù hợp hơn với thực tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và phát triển đô thị của đất nước.
Cụ thể, Bộ Nội vụ sẽ đề xuất bổ sung quy định về tiêu chuẩn của thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, gồm các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, loại đô thị và cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế – xã hội theo hướng có phân biệt cao hơn so với các đô thị cấp huyện khác, như: quy mô dân số từ 250.000 người trở lên (quận là 200.000 người, thành phố thuộc tỉnh là 180.000 người, thị xã là 120.000 người); diện tích tự nhiên từ 150 km2 (giữ nguyên như quy định hiện nay); tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 70% trở lên (thành phố thuộc tỉnh là 65%, thị xã là 50%); trình độ phát triển đô thị từ loại II trở lên (thành phố thuộc tỉnh là loại III, thị xã là loại IV); cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt tiêu chuẩn quy định (tiêu chuẩn cụ thể ban hành kèm theo Nghị quyết).
Sửa đổi quy định về tiêu chuẩn quy mô dân số của thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận theo hướng tăng tiêu chuẩn này để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Theo đó, quy mô dân số của thành phố thuộc tỉnh từ 180.000 người trở lên, thị xã từ 120.000 người trở lên, quận từ 200.000 người trở lên.
Sửa đổi quy định về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên của thị xã từ 100 km2 trở lên để phù hợp với quy mô của thị xã trong tổng thể đơn vị hành chính đô thị ở cấp huyện…
Ảnh: Phong tỏa 3 khu phố với gần 56.000 người ở TP.HCM
0h ngày 20/6, 37 chốt chặn phong tỏa các khu phố 2, 3, 4 phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM đã được thiết lập để kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19.
Ghi nhận ở thời điểm phong tỏa, các khu vực thuộc khu phố 2, 3, 4 phường An Lạc, quận Bình Tân, lực lượng chức năng đã lập các chốt kiểm soát. Trong ảnh là một chốt chặn được lập trên đường An Dương Vương.
Tại khu vực chốt chặn có dán biển "Khu vực cách ly y tế tạm thời".
Ở khu vực phong tỏa, việc chống dịch đang diễn ra hết sức nghiêm ngặt. Người dân địa phương cũng đã chuẩn bị tinh thần cho việc phong tỏa, đồng hành cùng thành phố chống dịch.
Theo lãnh đạo UBND quận Bình Tân, việc thiết lập các chốt phòng dịch tại các tuyến đường, hẻm để kiểm soát phương tiện, người ra vào các khu vực phong tỏa. Thời gian chốt chặn trong 14 ngày.
UBND quận cũng đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Trước đó, UBND thành phố quyết định thiết lập phong tỏa khu phố 2, 3, 4 phường An Lạc (quận Bình Tân) và ấp Tân Thới 2, Tân Thới 3, ấp Thới Tây 1 thuộc xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn). Đây là hai khu vực có diễn biến dịch nguy hiểm.
Tuyến đường Võ Văn Kiệt vẫn cho các phương tiện lưu thông nhưng không được dừng, đỗ.
Nhiều tuyến đường ở khu vực phong tỏa của phường An Lạc không một bóng người trong đêm qua.
Vùng bị phong tỏa nằm trên địa bàn các khu phố 2, 3, 4 với tổng diện tích 317ha, số hộ dân bị ảnh hưởng là 17.441 hộ (55.931 người), có 306 doanh nghiệp bị ảnh hưởng và 4 đơn vị hành chính.
Phó chủ tịch thường trực QH kiểm tra bầu cử tại Tiền Giang Hơn 1,5 triệu cử tri tỉnh Tiền Giang sẽ bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ (2021-2026) tại 1.461 khu vực bỏ phiếu trên địa bàn tỉnh. Ngày 14- 4, Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy Ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia do ông Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ...