Sẽ thí điểm điều trị F0 tại nhà với một số địa phương
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết sắp tới sẽ thí điểm chương trình điều trị tại nhà, sử dụng thuốc Molnupiravir, một trong những thuốc được đánh giá làm giảm nồng độ virus thấp nhất.
Sáng 13/8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến về quản lý, điều trị và chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2, an toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ đã sửa đổi phác đồ điều trị theo hướng đảm bảo tiếp cận rộng rãi với tất cả các loại thuốc. Sắp tới Bộ sẽ triển khai chương trình điều trị bệnh nhân Covid-19 thí điểm tại nhà đối với TPHCM và một số tỉnh, thành phố. Trong đó, có việc sử dụng thuốc Molnupiravir là một trong những thuốc được đánh giá là giảm nồng độ virus thấp nhất.
Hiện nay, các hội đồng Đạo đức, Khoa học của Bộ Y tế và chuyên gia đang tập hợp để sớm triển khai vấn đề này khi có thuốc.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Việt Nam cũng đề nghị các doanh nghiệp có thể sản xuất thuốc này có thể trao đổi với các doanh nghiệp có bản quyền để chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc này. Đây là vấn đề rất quan trọng trong điều trị tại cộng đồng, Bộ trưởng cho biết.
Ngoài ra, với những thuốc cho bệnh nhân nặng hiện nay, Bộ kêu gọi cộng đồng hỗ trợ chẳng hạn như Remdesivir (đã về một ít) và một số thuốc kháng virus khác.
“Thuốc kháng virus là một trong các vũ khí để áp dụng cho bệnh nhân theo từng mức độ hướng dẫn chuyên môn, có thể áp dụng đại trà”, Bộ trưởng nói.
Trước đó, hiện mới thí điểm điều trị, cách ly F0 tại nhà với TPHCM.
Theo Bộ trưởng, ngoài công tác dự phòng, một trong những trọng tâm ưu tiên đối với tất cả các địa phương trong phòng chống dịch là vấn đề điều trị, làm thế nào để giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19.
Một số thành phố như TPHCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương… đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Hệ thống điều trị đang được thay đổi để đảm bảo tiếp cận với bệnh nhân một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất cũng như đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế một cách tốt nhất cho bệnh nhân. Tại tuyến trung ương sẽ thành lập các Trung tâm hồi sức tích cực. Với các địa phương, thì nên chia tầng điều trị thành 3 tầng khác nhau.
Điều quan trọng ở tầng điều trị thứ 2- bệnh viện tuyến huyện là chuẩn bị ôxy, thuốc chống đông, thuốc kháng viêm, phải cho bệnh nhân sử dụng sớm để giảm mức độ nặng của bệnh nhân. Bộ trưởng nhấn mạnh, nếu làm tốt công tác điều trị ở tầng này thì sẽ giảm nhẹ ca mắc và không làm tăng nặng ca nhiễm. Khả năng cứu sống bệnh nhân nhiều hơn, thực tế đã chứng minh điều đó.
Về tầng thứ 3 là tầng điều trị hồi sức tích cực, Bộ trưởng nhắc lại yêu cầu của Bộ Y tế về việc tất cả các địa phương phải chuẩn bị cả về nhân lực và trang thiết bị, riêng nhân lực phải sử dụng được máy thở xâm nhập.
Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương phải rà soát lại các tầng điều trị, tăng khả năng tiếp nhận điều trị bệnh nhân để khi dịch xảy ra không bị ngỡ ngàng, không hoang mang, bị động. Thực tế, tại một số địa phương chưa chuẩn bị chu đáo nên vẫn còn lúng túng.
Đồng thời, các địa phương cũng không nên có tâm lý trông chờ vào nguồn nhân lực chi viện mà phải huy động tối đa nguồn lực tại chỗ, cả công và tư; phải thường xuyên đào tạo chuyên môn về sử dụng máy thở, về đảm bảo phòng hộ như cách mặc, cởi quần áo phòng hộ, cách đeo khẩu trang…
“Phải duy trì được lực lượng y tế mới có thể điều trị được. Chúng tôi đề nghị các địa phương đã chuẩn bị phải chuẩn bị cao hơn, mong dịch không xảy ra, nhưng khi dịch xảy ra thì không lúng túng, bị động”, Bộ trưởng Long nói.
Hy vọng mới trong cuộc chiến chống Covid-19
Một nhóm chuyên gia Mỹ đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (giai đoạn cuối cùng) loại thuốc đặc trị Covid-19 mang tên Molnupiravir, giúp mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch trong tương lai gần.
Ảnh. SHUTTERSTOCK
Gần đây, nhóm nhà khoa học thuộc Đại học North Carolina (UNC, Mỹ) đã công bố một nghiên cứu trên chuyên trang medRxiv khẳng định loại thuốc mới có tên Molnupiravir ( ảnh ) có hiệu quả và an toàn cho các trường hợp bệnh nhân Covid-19 từ nhẹ đến trung bình, theo News Medical Life Sciences .
Cụ thể, Molnupiravir là dạng thuốc đặc trị SARS-CoV-2 (vi rút gây ra bệnh Covid-19) được dùng qua đường uống, phát triển bởi 2 công ty dược là Rigibel (Đức) và Merck (Mỹ). Nhóm chuyên gia của UNC cho biết thuốc viên Molnupiravir có thể giúp cơ thể dung nạp tốt, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm tải lượng SARS-CoV-2 và ức chế khả năng lây nhiễm.
Trước đó, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên bệnh nhân Covid-19 có mức độ nhiễm từ nhẹ đến trung bình đã cho thấy thuốc có hiệu quả gần 100%. Sau 5 ngày điều trị, tải lượng vi rút của họ đã xuống thấp đến ngưỡng không còn lây lan.
Nhật Bản chấp nhận thuốc điều trị Covid-19 Ronapreve của Roche
"Kết quả thử nghiệm giai đoạn 2 đã chứng minh được tính an toàn, khả năng dung nạp và hiệu quả kháng vi rút tốt của thuốc Molnupiravir. Từ đó giúp giảm sự sinh sôi của SARS-CoV-2 và đẩy nhanh quá trình loại bỏ vi rút lây nhiễm", kết quả nghiên cứu nhận định.
Về mức độ an toàn, nhóm nghiên cứu chỉ ra thuốc Molnupiravir có rất ít tác dụng phụ được ghi nhận, phổ biến là các triệu chứng nhẹ như đau đầu hay mất ngủ.
Hiện tại, nghiên cứu đang đi đến chặng cuối của cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với hiệu quả đáng mong đợi. Kết quả dự kiến sẽ có vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay. Nhóm tác giả cũng cho hay nếu nghiên cứu vượt qua giai đoạn 3 một cách suôn sẻ, loại thuốc này dự kiến sẽ đưa ra thị trường vào cuối năm nay.
Hồi tháng trước, chính phủ Mỹ cho biết sẽ chi 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu viên thuốc uống Molnupiravir để điều trị bệnh nhân Covid-19 nếu thuốc chứng minh được tính an toàn và hiệu quả, hãng AP đưa tin.
Mới đây, Công ty dược phẩm Hetero (Ấn Độ) cũng đang xin nhà chức trách nước này cấp phép sử dụng khẩn cấp cho thuốc Molnupiravir, sau khi tuyên bố họ đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và nhận thấy loại thuốc này có thể giúp bệnh nhân Covid-19 nhẹ đỡ trở nặng hơn trong vòng 14 ngày, theo India Today.
Việt Nam chính thức sản xuất thử nghiệm vắc xin Sputnik V ngừa Covid-19
Tính đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc trị nào giúp tiêu diệt hiệu quả SARS-CoV-2 được đưa vào sử dụng. Giới nghiên cứu vẫn đang tích cực chạy đua để tìm ra loại thuốc đặc trị hiệu quả. Bên cạnh Molnupiravir của hai hãng dược Rigibel (Đức) và Merck (Mỹ), các công ty như Pfizer (trụ sở tại bang New York, Mỹ), Roche (trụ sở tại TP.Basel, Thụy Sĩ) và AstraZeneca (trụ sở tại Cambridge, Anh) cũng đang thử nghiệm các dạng thuốc kháng SARS-CoV-2.
Các thuốc điều trị COVID-19 sẵn có và đang thử nghiệm, mang lại hy vọng Các đột biến có thể tạo ra nhiều biến chủng mới có khả năng kháng thuốc. Do vậy, việc phát triển các thuốc kháng virus hiệu quả cần nhắm vào các "mục tiêu bảo tồn" - chính là những thành phần của virus SARS-CoV-2 hiếm khi thay đổi. Thuốc molnupiravir dùng trong điều trị COVID-19 mà Hãng dược Merck của Đức và đối...