Sẽ thêm 500 triệu USD xây tàu điện ngầm
Chính phủ có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Vay cho Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm Bến Thành – Tham Lương của TP. Hồ Chí Minh.
Tàu điện ngầm và nhà ga (Ảnh minh họa)
Ngày 18/9, Chính phủ có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Vay cho Dự án “Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương, Khoản vay 2″ đã ký với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Theo Tờ trình, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4/7/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký với đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam Hiệp định Vay cho dự án trên.
ADB cam kết tài trợ cho Dự án khoản vay trị giá 500 triệu USD từ nguồn vốn vay thông thường (OCR) với thời hạn 23 năm, và một khoảng thời gian ân hạn là 7 năm.
Cơ chế lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất liên ngân hàng London LIBOR 6 tháng biên độ (%) (tuỳ theo thông báo của Ban Giám đốc điều hành ADB vào từng thời điểm) và các khoản phụ phí (hoặc giảm trừ) tuỳ thuộc vào chi phí huy động vốn của ADB (được thông báo 6 tháng/lần vào tháng 1 và tháng 7 hằng năm). Phí cam kết 0,15%/năm tính trên số vốn chưa giải ngân.
Video đang HOT
Thời gian hiệu lực của Hiệp định vay là 90 ngày kể từ ngày ký. Ngày dự kiến tuyên bố hiệu lực của khoản vay là 3/10/2013.
Khoản vay nhằm hỗ trợ UBND TP. Hồ Chí Minh xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên hành lang từ Đông sang Tây dọc tuyến Bến Thành – Cách Mạng Tháng Tám – Trường Chinh – Tham Lương. Qua đó nhằm giảm tình trạng tắc nghẽn và mất an toàn giao thông, nâng cao năng lực điều phối vận tải công cộng trong thành phố và góp phần cải thiện tình trạng môi trường.
Thời gian thực hiện từ 2013 đến 2019.
Tuyến tàu điện ngầm số 2 của TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 20km được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ Bến Thành-Tham Lương, giai đoạn 2 từ Bến Thành đến Thủ Thiêm, Tham Lương đến Bến xe Tây Ninh. Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 1,4 tỷ USD trong đó vay 540 triệu USD của ADB, 195 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), và Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) là 313 triệu USD, phần vốn trong nước là 326 triệu USD.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
Hà Nội lý giải việc đặt ga metro cạnh hồ Gươm
Trước những ý kiến lo ngại về việc đặt ga C9 của tuyến tàu điện đô thị số 2 ngay cạnh Hồ Gươm có thể làm ảnh hưởng không gian kiến trúc khu vực hồ, hôm qua (5/3) UBND TP Hà Nội và Sở QHKT đều cho rằng việc lựa chọn này là hợp lý và đã được tính toán kỹ lưỡng.
Trao đổi với báo chí ngày 5/3, đại diện Phòng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật (Sở QHKT Hà Nội) cho biết, các nghiên cứu cụ thể về đường sắt đô thị Hà Nội đã được thành phố và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) bắt đầu từ năm 2004.
Theo đó, tuyến đường sắt đô thị số 2 được xác định là có tiềm năng phát triển nhất để lựa chọn nghiên cứu tiền khả thi. Các nghiên cứu sau đó của cơ quan tư vấn nước ngoài cũng đã đặt ra nhiều phương án để phân tích, lựa chọn, làm rõ ưu, nhược điểm.
"Trên cơ sở xem xét số liệu khảo sát cụ thể, đánh giá tổng thể tác động môi trường, xã hội, kinh tế, tính hiệu quả..., các nghiên cứu đã thống nhất lựa chọn phương án tuyến đi qua khu vực phố cổ. Trong giai đoạn tiếp theo, các nghiên cứu này đã được cụ thể hóa bằng hàng loạt các văn bản pháp quy của cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu lập dự án, TP luôn tham vấn các bộ, ngành, hiệp hội nghề nghiệp và cơ quan có liên quan về hướng tuyến cũng như việc lựa chọn địa điểm quy hoạch ga ngầm C9 (nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước Tổng Cty Điện lực Hà Nội - EVN Hà Nội) và đều nhận được sự đồng thuận"-Đại diện Sở QHKT cho biết.
Khu vực dự kiến đặt ga C9
Theo ông Dương Đức Tuấn- Phó Giám đốc Sở QHKT, có ba phương án quy hoạch ga C9. Phương án A: vị trí ga đặt tại vườn hoa trước đền Ngọc Sơn gần khu vực đền Bà Kiệu; Phương án B: cách vị trí ga đã đề xuất trong báo cáo nghiên cứu khả thi 60m về phía Nam, nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước EVN Hà Nội; Phương án C: cách vị trí ga đã đề xuất trong báo cáo nghiên cứu khả thi 185m về phía Bắc, nằm dưới khu phố cổ bao gồm cả nhà hát múa rối Thăng Long.
Tuyến đường sắt đô thị số 2 có tổng chiều dài 11,5km, trong đó có 8,5km ngầm và 3km trên cao. Tuyến đường xuất phát từ Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài-Hoàng Quốc Việt- Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê- Phan Đình Phùng qua khu vực phố cổ (Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào) tới phố Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc ở đường Trần Hưng Đạo.
Dựa trên kết quả so sánh, đánh giá ba phương án nêu trên, đơn vị nghiên cứu đã đề xuất chọn phương án B- là phương án hợp lý nhất đặt ga C9.
Lý do việc đặt ga C9 tại khu vực này theo Sở QHKT là sẽ giảm thiểu tác động và bảo tồn khu vực di tích của Hồ Gươm (gồm cả Tháp Bút và đền Bà Kiệu) hơn phương án A. Hơn nữa, đặt ga tại vị trí này du khách có khả năng tiếp cận thuận tiện vườn hoa Lý Thái Tổ, Bưu điện Thành phố và khu phố thương mại Tràng Tiền.
"Chúng tôi luôn thận trọng và ý thức rất rõ việc bảo vệ không gian Hồ Gươm. Do vậy, việc quy hoạch tổng mặt bằng sẽ được cơ quan tư vấn của nước ngoài, chủ đầu tư dự án và các cấp, ngành nghiên cứu chi tiết, kỹ lưỡng trước khi trình duyệt"- ông Tuấn nói.
Về hướng tuyến, theo UBND TP Hà Nội lý giải, ga C9 có vai trò rất quan trọng, giúp kết nối một cách hoàn chỉnh, đồng bộ, nhịp nhàng tuyến đường sắt số 2 và một số tuyến đường sắt quan trọng khác đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Trong lúc ga C8 của tuyến đường sắt số 2 đặt tại vị trí vườn hoa Hàng Đậu sẽ kết nối với tuyến đường sắt số 1 chạy qua Long Biên, còn ga C10 đặt tại Hàng Bài kết nối với tuyến đường sắt ngầm số 3 đi tuyến Trần Hưng Đạo. Nếu bỏ ga C9 thì khoảng cách giữa 2 ga C8 và C10 khoảng 2.500m, là quá lớn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
"Đây là ga chìm hoàn toàn dưới lòng đất, sẽ chỉ có đường lên xuống là phần nổi, hạng mục này có giải pháp thiết kế đẹp, trồng cây xanh che phủ và lắp ánh điện. Các bộ phận như ống thoát khí, thông hơi, giàn lạnh, mặc dù đầu tư tốn kém nhưng sẽ được dẫn đi ra ngoài khu vực Bờ Hồ, nằm trong khuôn viên các cơ quan lân cận nên những ý kiến lo ngại việc ảnh hưởng đến khu vực bờ hồ là không chuẩn xác"-Đại diện Văn phòng UBND TP cho biết.
Theo 24h
Ga metro đặt sát Hồ Gươm có gây hậu họa? Theo PGS. TS Hà Đình Đức, đây là một sai lầm lớn, bởi ngoài khu vực hồ Gươm còn có Tứ Trấn là địa linh, các tuyến đường tàu điện ngầm xuyên qua thì khó lường hậu quả về tâm linh, môi trường cho Hà Nội. UBND TP Hà Nội đã chấp thuận kiến nghị từ Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc...