Sẽ thay đổi cách tính BHXH theo đúng mức lương thực tế
Căn cứ lương để đóng BHXH hiện chỉ phản ánh một phần thu nhập của người lao động. Điều này gây thiệt thòi tới mức lương hưu sau này cũng như giảm nguồn thu của BHXH. Vậy tại sao không áp dụng đầy đủ các yếu tố của tiền lương để tính BHXH?
Mức tính BHXH liên quan nhiều tới việc hưởng lương hưu của người lao động
Liên quan tới câu hỏi của PV Dân trí, bà Trần Thị Thúy Nga – Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH – đã trả lời vấn đề trên tại buổi Tọa đàm các điểm mới về Luật BHXH, do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 26/1 tại Hà Nội.
Bà Trần Thị Thúy Nga cho biết, quy định của điều 90 trong Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012, tiền lương sẽ gồm 3 bộ phận cấu thành là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Nếu đúng theo tinh thần đó, từ ngày 1/5/2013, việc đóng BHXH phải thực hiện theo các căn cứ tiền lương trong điều 90 của Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012.
“Tuy nhiên nếu áp dụng trong giai đoạn hiện nay sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động. Ở đây, phải hiểu là đóng cho toàn bộ phần thu nhập thực tế của người lao động. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp khó khăn thì ảnh hưởng tới vấn đề việc làm” – bà Trần Thị Thúy Nga nói.
Bà Trần Thị Thúy Nga (Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH)
Video đang HOT
Vì vậy, bà Nga giải thích: “Nguyên tắc tính BHXH theo Luật BHXH sửa đổi năm 2014 sẽ được đi theo lộ trình như sau: Từ nay tới năm 2016 sẽ tính như quy định hiện hành. Từ năm 2016 đến hết năm 2017, việc tính BHXH sẽ căn cứ theo tiền lương và phụ cấp. Từ năm 2018, khi tiền lương được tính đúng, tính đủ thì việc tính BHXH sẽ hoàn toàn tuân theo quy định điều 90 của Bộ Luật Lao Động năm 2012″.
Bà Trần Thị Thúy Nga cho biết thêm, khi tới giai đoạn 2018, vấn đề này sẽ cần tới sự tham gia của các chuyên gia lĩnh vực tiền lương trong việc xác định đầy đủ tiền lương, các loại phụ cấp và các khoản bổ sung khác.
Về việc tính toán yếu tố “các khoản bổ sung” trong điều 90 của Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012, bà Trần Thị Thúy Nga giải thích: “Khoản bổ sung khác không được chia đều theo từng tháng mà có khi tới tận cuối năm, doanh nghiệp mới tính toán lỗ lãi. Lúc này, người lao động mới được nhận. Trong khi đó, việc thu BHXH được thực hiện xong theo từng tháng”.
Như vậy, thời điểm năm 2018 sẽ là lúc cần tính toán cụ thể các căn cứ của mức lương để đóng BHXH. Còn hiện nay, việc đóng BHXH vẫn chủ yếu căn cứ theo thang bảng lương của doanh nghiệp báo cáo. Theo nhiều chuyên gia, mức lương trong thang bảng lương hiện chỉ phản ánh được một phần thu nhập thực tế của người lao động.
Chính bởi vậy, việc tăng lương tối thiểu được xác định là yếu tố rất quan trọng. Được biết, lộ trình xây dựng tiền lương tối thiểu tương xứng với mức sống tối thiểu được xác định là năm 2017. Theo thông lệ, vào Quý 2/2015, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp xác định mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2016.
* Điều 90 Bộ Luật Lao Động sửa đổi năm 2012 quy định về tiền lương: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. * Theo Bộ LĐ-TB&XH, kết quả khảo sát tiền lương trên hơn 13.000 doanh nghiệp cho thấy: Tiền lương bình quân đạt 5,11 triệu đồng/người/tháng, thu nhập bình quân đạt 5,4 triệu đồng/người/tháng.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Người mang thai hộ, người nhờ mang thai cùng hưởng chế độ thai sản
"Từ 1/1/2016, chế độ về thai sản, ốm đau sẽ được cải thiện có lợi cho người lao động hơn: Nam giới được nghỉ tối thiểu 5 ngày khi vợ đẻ, nữ giới mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản, nữ giới chỉ cần đóng 3 tháng BHXH có thể được hưởng chế độ thai sản...".
Luật BHXH sửa đổi năm 2014 quy định nhiều điểm có lợi hơn cho người lao động. (Ảnh minh họa)
Đó là ý kiến của bà Trần Thị Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) - trong buổi Tọa đàm thông tin mới về Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi năm 2014, được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hôm 26/1 tại Hà Nội.
Về chế độ thai sản, vị đại diện Vụ Bảo hiểm Xã hội cho biết, Luật BHXH sửa đổi năm 2014 đã điều chỉnh thời gian hưởng thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2012.
Lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con với thời gian tối thiểu 5 ngày. Nếu vợ mổ đẻ thì chồng được nghỉ 7 ngày. Trường hợp vợ sinh nhiều con, chồng được nghỉ thêm 3 ngày đối với mỗi người con.
"Điều này phù hợp với những đôi vợ chồng trẻ ở riêng biệt, đặc biệt là những vợ chồng công nhân ở các khu công nghiệp. Khi mọi thứ trong cuộc sống đều phải tự túc và ít có sự hỗ trợ của người thân nơi quê xa" - bà Trần Thị Thúy Nga cho biết.
Bà Trần Thị Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH)
Một quy định mới của Luật BHXH năm 2014 được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao. Trường hợp lao động nữ khó mang thai và phải nghỉ việc để dưỡng thai (theo chỉ định của bác sĩ) chỉ cần có thời gian đóng BHXH 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh là được hưởng chế độ thai sản.
Trong khi đó, quy định của Luật BHXH năm 2006 chỉ cho phép lao động nữ phải đóng đủ BHXH 6 tháng trong vòng 12 tháng mới được hưởng chế độ thai sản.
Liên quan tới vấn đề mang thai hộ trong Luật Hôn nhân gia đình mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2015, Luật BHXH sửa đổi và có hiệu lực từ 1/1/2016 đã có quy định khung: Người mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai cùng được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, điều kiện hưởng, thời gian hưởng chế độ thai sản sẽ khác nhau.
Bà Trần Thị Thúy Nga bổ sung: "Đây là nội dung mang tính chất nhân đạo. Điều này giúp đảm bảo cho 2 người phụ nữ phục hồi sức khỏe, tinh thần khi cùng gánh vác nhiệm vụ mang thai và nuôi dạy trẻ sơ sinh".
Ngay khi cơ quan chức năng soạn thảo ra những văn bản pháp luật quy định chi tiết nội dung trên trong Luật Hôn nhân gia đình, phía Vụ BHXH sẽ có những hướng dẫn cụ thể liên quan.
Luật BHXH sửa đổi năm 2014 cũng bổ sung trường hợp hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có người cha tham gia BHXH mà mẹ không tham gia BHXH.
Về chế độ ốm đau, Luật BHXH sửa đổi năm 2014 quy định: - Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày tăng hơn, được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày (quy định của Luật BHXH năm 2006 chia 26 ngày). - Trường hợp người lao động mắc bệnh phải chữa trị dài ngày, mức hưởng BHXH trong 180 ngày đầu sẽ được hưởng 75 % và sau đó sẽ giảm trợ cấp tùy theo thời gian đóng góp. Mức hưởng thấp nhất được Luật BHXH tronng trường hợp này là 50 % khi đã dưới 15 năm tham gia BHXH (quy định cũ là 45%). - Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động trong một ngày được tính đồng đều bằng 30% mức lương cơ sở (quy định cũ là 25 %).
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Trả lương chậm quá 15 ngày, chủ sử dụng lao động phải trả thêm tiền Mưc lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời gian làm việc bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền... Trên đây là một số nội dung được quy định tại...