Sẽ sửa đổi phương thức thu phí đường bộ nếu chưa hợp lý
Tại hội nghị triển khai quy định thu phí bảo trì đường bộ tổ chức ở TPHCM ngày 19/12, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, sau 3 hoặc 6 tháng thực hiện thu phí sẽ xem xét điều chỉnh bổ sung những vấn đề chưa phù hợp.
Tại hội nghị này, các doanh nghiệp vận tải TPHCM tiếp tục phản ứng cách thu phí tại các trạm đăng kiểm là phiền hà, thu phí theo năm vào thời gian đầu năm là chiếm dụng vốn của doanh nghiệp…
Các doanh nghiệp vận tải phản đối mạnh các quy định bất hợp lý trong việc triển khai thu phí bảo trì đường bộ
Ông Đinh Nam Dinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa (VTHH) TPHCM, cho rằng thu phí qua xăng dầu sẽ tốt hơn, công bằng và thuận tiện hơn. Vì doanh nghiệp không phải mất thời gian đóng phí, không cần tổ chức bộ máy thu phí, ai đi nhiều, dùng xăng nhiều thì đóng phí càng nhiều.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhận định việc trả lại tiền phí đã thu (qua xăng dầu) cho các đối tượng không sử dụng đường bộ khi thu phí qua xăng dầu rất phức tạp, dễ nảy sinh tiêu cực. Ngoài ra, giá xăng dầu đang biến động mạnh nên đưa phí đường bộ vào giá xăng dầu có nhiều bất cập.
Ông Đinh Nam Dinh đề nghị nên thu phí theo tháng bởi theo ông, quy định phải đóng trước phí đường bộ cả năm là hình thức chiếm dụng tiền của người nộp phí. Ông cũng đề nghị cơ quan thu phí nên mở tài khoản chung liên thông với tất cả các trạm đăng kiểm để người nộp phí có thể nộp ở bất kỳ trạm đăng kiểm nào trên cả nước, không bắt buộc phương tiện chỉ được vào nơi đăng kiểm của mình để nộp phí.
Ông Lê Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, phản ánh một thực tế là trong cảng có hàng trăm ô tô đầu kéo và rơ-moóc vận chuyển hàng nội bộ, không chạy ra đường, nhưng theo quy định vẫn phải đi đăng kiểm, vẫn phải đóng phí là không hợp lý.
Ông Đinh Nam Dinh cũng phản ánh nhiều doanh nghiệp có số rơ-moóc gấp nhiều lần so với số đầu kéo để đảm bảo cho công tác bốc dỡ hàng hóa. Trong khi đầu kéo hoạt động trên đường thì chỉ kéo theo 1 rơ-moóc, số rơ-moóc còn lại đều phải nằm ở kho hàng, tại sao vẫn phải đóng phí? Ông cho rằng việc phân biệt đầu kéo và rơ-moóc là 2 đối tượng thu phí khác nhau là không hợp lý.
Video đang HOT
Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đề nghị Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn lập ra danh sách những đầu kéo, rơ-moóc chỉ hoạt động trong cảng và có xác nhận của công an là không hoạt động ngoài đường bộ, nộp cho cơ quan đăng kiểm, sẽ được xem xét để không phải đóng phí. Các doanh nghiệp có rơ-moóc nằm không cũng có thể lập danh sách có xác nhận của công an để đề nghị không nộp phí.
Hiệp hội VTHH TPHCM cũng kiến nghị việc không thu phí đối với ô tô khi bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai, bị tịch thu, bị tai nạn, nên được tính theo ngày. Theo Hiệp hội VTHH TPHCM, nếu mỗi tháng đóng phí 1 triệu đồng thì mỗi ngày đã hơn 30 ngàn đồng, nếu xe hỏng dưới 30 ngày vẫn phải đóng phí thì số tiền này cũng không nhỏ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Kết thúc hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, khi thông tư hướng dẫn thu phí được ban hành cũng không lường hết được những trường hợp phát sinh trong thực tế. Do đó, sau khi thực hiện 3,6 tháng đến 1 năm, Bộ sẽ điều chỉnh, sửa đổi những vấn đề chưa phù hợp, còn bất cập.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ GTVT và Bộ Tài chính cũng kiến nghị Bộ Công an trong năm 2013 chưa tiến hành xử phạt đối với các phương tiện chưa nộp phí bảo trì đường bộ, để sửa đổi quy định cho hoàn thiện, phù hợp với thực tế.
Theo Dantri
Nghèo mức nào được miễn phí đường?
Khi bị CSGT kiểm tra, ngoài các loại giấy tờ, có phải xuất trình thêm giấy chứng nhận hộ nghèo mới không bị phạt lỗi "không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định"?
Liên quan quy định nộp "phí sử dụng đường bộ" từ đầu năm tới, theo Thông tư của Bộ Tài chính, xe mô tô của chủ phương tiện thuộc hộ nghèo (theo quy định của pháp luật về hộ nghèo) được miễn phí.
Tuy nhiên, tại cuộc tập huấn về thu nộp phí sử dụng đường bộ do Bộ GTVT vừa tổ chức, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể hơn về trường hợp hộ nghèo.
Theo ông Liên, hiện nay, chỉ có địa phương, tổ dân phố, phường xã nắm được danh sách các hộ nghèo. Hơn nữa, danh sách này chỉ được lập theo từng năm.
Vậy nhưng, trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính có các mẫu biên bản nộp phí, nhưng không thấy có mẫu nào xác nhận cho hộ nghèo để được miễn phí. Khi xe máy không nộp phí ra đường, sẽ bị phạt từ 800 nghìn - 1,2 triệu đồng theo Nghị định 71. Không lẽ đến lúc đấy lại về phường xã xin xác nhận mình là hộ nghèo. Điều này hết sức phức tạp.
Từ đó, Chủ tịch hiệp hội vận tải Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn chính quyền địa phương phát hành một loại giấy xác nhận cho hộ nghèo.
Khoảng 35 triệu xe máy và 1,5 triệu ô tô sẽ phải đóng phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2013
Mặt khác, ông Liên lại nêu vấn đề người sử dụng phương tiện xuất trình giấy tờ khi bị CSGT kiểm tra.
Theo ông Liên: "Chúng ta đang muốn giảm thủ tục hành chính. Vậy nhưng, chúng ta đi xe lại phải có CMND, đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, và nay lại thêm phiếu xác nhận hộ nghèo."
"Mặt khác, có hộ nghèo sử dụng 3 - 4 xe máy (có thể rẻ tiền), chỉ được miễn 1 xe hay toàn bộ." - Ông Liên đặt câu hỏi.
Liên quan đến quy định thu phí ô tô, người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Hà Nội nêu ví dụ về những doanh nghiệp có số lượng xe lớn nhưng hiện nhiều xe đang "đắp chiếu". Đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét giảm phí để chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp.
Đại diện Sở GTVT Lào Cai cho rằng cần hướng dẫn cụ thể hơn về chế tài xử phạt. Nếu người sử dụng phương tiện không thực hiện thì giải quyết thế nào? Theo vị đại diện đến từ Lào Cai, Nghị định 71 đã quy định xử phạt lỗi này nhưng cần có hướng dẫn cụ thể và thống nhất.
Một số ý kiến đề xuất, với một số doanh nghiệp sở hữu nhiều xe, phải nộp một lúc quá nhiều tiền phí. Trong khi tình hình kinh doanh đang khó khăn, doanh nghiệp cần vốn để sản xuất, chịu đủ các chi phí, lãi suất ngân hàng... Vậy có nên cho phép doanh nghiệp nợ một kỳ nộp phí hoặc nộp trước chỉ 1 tháng.
Đại diện các hiệp hội cũng nêu câu hỏi, từ 1/1/2013 còn bao nhiêu trạm thu phí trên đường. Đề nghị Tổng Cục đường bộ công bố để doanh nghiệp vận tải tính toán hướng kinh doanh và giá cước, hợp đồng với khách hàng.
Giải đáp những băn khoăn của doanh nghiệp vận tải, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, trong quá trình thu phí sẽ tiếp tục theo dõi, cố gắng đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu tình hình kinh tế vẫn khó khăn, cần điều chỉnh thu mức thu với cũng phải sau 6 tháng thực hiện.
Có những doanh nghiệp vận tải có số lượng xe nhiều, sẽ giao cơ quan đăng kiểm xem xét để đảm bảo họ không phải nộp trước một lúc số tiền quá lớn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
Thứ trưởng Trường cũng cho hay, sẽ công bố cụ thể số trạm ngừng thu phí đường bộ chậm nhất là vào 25/12.
Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
Đối với vi phạm "không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định", chủ xe mô tô, xe gắn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 nghìn đồng. Còn chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dụng và các loại xe tương tự ô tô nếu bị phạt từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Đây là mức xử phạt tương đương với lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện. Vi phạm lỗi trên sẽ bị buộc phải mua hoặc nộp phí theo quy định.
Theo 24h
Doanh nghiệp than khó khi nộp phí bảo trì đường bộ Đáp lại kiến nghị của các hiệp hội vận tải về xem lại mức phí với xe rơ moóc, lùi thời gian thu, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định "việc lùi thời hạn đã thực hiện, bây giờ phải chấp hành". Tại hội nghị triển khai quỹ bảo trì đường bộ ngày 17/12, ông Bùi Danh Liên,...