Sẽ sửa 28 luật khác ngay trong luật Quy hoạch?

Theo dõi VGT trên

Phiên thảo luận về dự luật Quy hoạch tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách chiều 5/4 “găng” với nhiều câu hỏi về tính khả thi. Theo báo cáo, có 32 luật liên quan luật này phải sửa và phương án đề xuất là sửa ngay 28 luật trong luật này, 4 luật khác phức tạp hơn thì… nghiên cứu tiếp.

Báo cáo mới nhất về những vấn đề lớn về luật Quy hoạch của Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, do còn nhiều ý kiến khác nhau về dự án luật này, sau phiên họp cuối tháng trước của UB Thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì thẩm tra đã tổ chức lam viêc riêng vơi 8 Bô con co y kiên khac vơi dư thao luât, chu tri đôi thoai liên bô giưa Cơ quan soan thao vơi cac Bô hưu quan; tổ chức các cuộc hội thảo tai 3 miên lấy ý kiến các đoàn Đại biểu Quốc hội và các chuyên gia, gưi xin y kiên cac Đoan đai biêu Quôc hôi về các nội dung.

UB Kinh tế cũng tham gia 2 phiên họp của Chính phủ (do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì) và phiên họp Thường trực Chính phủ về phương án giai trinh, tiêp thu, chinh ly dư an luật này.

Ngoài ra, Thương trưc UB Kinh tê lam viêc trưc tiêp vơi Bô trương Bô Tai nguyên va Môi trương vê quy hoach sư dung biên quôc gia theo mô hinh tich hơp không gian biên, lam viêc vơi Bô trương Bô Xây dưng vê môt sô vân đê cân lam ro vê quy hoach xây dưng trong dư thao luât.

Theo đó, về vấn đề hệ thống quy hoạch trong luật, nội dung “quy hoạch không gian biển quốc gia”, cơ quan thẩm tra bảo lưu quan điểm ủng hộ quy định như trong dự thảo luật. UB Kinh tế cho rằng, không gian biển là không gian mở, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhất là an ninh quốc phòng chứ không chỉ khuôn trong khái niệm “quy hoạch sử dụng biển” như luật Biển hiện hành đang thể hiện.

Đối với vấn đề quy hoạch xây dựng, ông Thanh cho biết, dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng, hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia vẫn được Bộ quản lý chuyên ngành lập và tích hợp vào nội dung của quy hoạch tổng thể quốc gia (tại điểm h khoản 2, Điều 22). Các quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp quốc gia được lập và tích hợp vào nội dung quy hoạch vùng (tại điểm d va đ khoản 2 Điều 26); các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp tỉnh bao gôm định hướng phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã thuộc tỉnh; các thị trấn; định hướng phát triển hệ thống khu kinh tế, khu công nghệ cao và khu công nghiệp… được lập và tích hợp vào nội dung quy hoạch tỉnh (tại khoản 2 Điều 27).

Về các quy định chuyển tiếp và xử lý các quy định hiện hành về quy hoạch, UB Kinh tế nhắc lại việc có 32 luật cần sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan để phù hợp với luật này. Tuy nhiên, có 28 luật thuộc nhóm có thể sửa ngay tại luật này. Viêc sưa đôi cac quy đinh liên quan đên quy hoach thuôc nhom 3 liên quan đên 4 Luât, tương đôi phưc tap hơn va cân nghiên cưu ky cang, thưc hiên theo lô trinh.

Sửa vài chục luật, tích hợp hàng trăm quy hoạch hiện hành

Sẽ sửa 28 luật khác ngay trong luật Quy hoạch? - Hình 1

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông tại phiên thảo luận.

Tham gia ý kiến trong phần thảo luận, Uỷ viên trường trực UB Pháp luật Nguyễn Trường Giang nhận định, luật quy hoạch lần này sẽ tạo ra bước đột phá trong công tác lập, thẩm định, quy hoạch nói chung.

Nhưng một vấn đề khiến đại biểu chưa yên tâm là việc chuyển tiếp, tích hợp các quy hoạch ngành vào hệ thống quy hoạch của luật này là một việc rất phức tạp. Theo đó, dù luật sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2019 nhưng đến 2021, quy hoạch tích hợp mới thực hiện, vận hành.

Ông Giang khuyến cáo cần cân nhắc thận trọng với một số quy hoạch quan trọng, nhất là các quy hoạch xây dựng.

Video đang HOT

“Việc tích hợp một số nội dung của quy định về quy hoạch xây dựng được tích hợp vào hệ thống có nhiều điểm không hợp lý. Cần lưu ý quy hoạch xây dựng là quy hoạch vật chất cụ thể, có tính đặc thù cao, liên quan đến không gian sống của người dân mà nếu “sai” một bước, ta có thể thấy tác động gây ra rất lớn, như những vấn nạn đối với các đô thị lớn đã thể hiện thời gian qua” – Uỷ viên thường trực UB Pháp luật nói.

Vấn đề sửa luôn 28 luật liên quan ngay tại luật Quy hoạch này, đại biểu Nguyễn Trường Giang băn khoăn, nếu vậy, dự luật trước khi trình Quốc hội thông qua phải nêu được cụ thể là luật này sẽ bãi bỏ điều khoản cụ thể nào của các văn bản pháp luật hiện hành. Việc này liệu có thể hoàn thành khi kế hoạch trình Quốc hội thông qua là ngay kỳ họp tới (tháng 5, tháng 6 năm nay).

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cũng dẫn một loạt con số như 15 quy hoạch vùng liên tỉnh (vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng đô thị lớn và vùng đặc thù) đã được Thủ tướng phê duyệt, 100% các tỉnh, thành đã hoàn thành quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, 19/19 khu kinh tế ven biển cũng đã xong quy hoạch… Số lượng các quy hoạch đã hoàn thành để triển khai quy hoạch tích hợp, tổng thể quốc gia sẽ là một khối lượng công việc khổng lồ khó có thể hoàn thành mà nếu không cẩn thận, sẽ lại có nhiều trùng lắp.

Góp ý với tư cách một chuyên gia, PGS.TS Đặng Hùng Võ phân tích, hệ thống quy hoạch hiện tại của đất nước đang bị chia cắt vì tư duy quản lý đang chuyển từ cơ chế bao cấp sang thị trường, mỗi bộ ngành làm một quy hoạch riêng của mình mà nếu chồng các bản quy hoạch lên nhau, phần “chồng” nhau khá nhiều và phần “chống” nhau cũng tương đối.

Vậy nên, làm luật Quy hoạch lần này, theo ông Võ là một cơ hội để thay đổi, khắc phục vấn đề đó, để những bản vẽ ra cho tương lai hiệu quả cao hơn, giúp đất nước phát triển tốt hơn. Ý tưởng đưa ra, theo đó, là rất tốt, làm quy hoạch tích hợp để ra được bản quy hoạch tổng thể chung nhất, gạt bỏ những chồng lấn, mâu thuẫn nhau.

Tuy vậy, luật đang đứng trước thách thức, về tính khả thi, làm sao để khi tích hợp mà có một bản quy hoạch mà khi đặt chồng các quy hoạch ngành lên sẽ cho ra một sản phẩm chung khớp nối thống nhất như trên một bản đồ và bản đồ đó phải là phương án tốt nhất, hiệu quả nhất.

Chia sẻ tâm đắc với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT (cơ quan chủ trì soạn thảo luật) nhấn mạnh, điểm nổi bật nhất trong luật là có bản quy hoạch tổng thể ở cấp quốc gia, vùng, tỉnh được thực hiện theo phương pháp tích hợp và chỉ có cách làm như vậy mới chống được chồng chéo. Trong việc lập quy hoạch chung, tích hợp, không có Bộ, ngành, cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối mà tất cả phải cùng ngồi lại để thảo luận và lựa chọn phương án mang lại nhiều lợi ích nhất để thực hiện.

Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ghi nhận hướng chỉnh lý trong bản dự thảo mới nhất là giữa nguyên 4 loại quy hoạch xây dựng hiện hành vào hệ thống quy hoạch. Còn về tính khả thi của dự luật, ông Hiển cho biết, UB Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về việc này trong phiên họp thứ 4 tới đây. Thường vụ cũng sẽ là cơ quan quyết định có trình dự luật này ra Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp giữa năm nay không, trên cơ sở đán.h giá dự luật có đảm bảo chất lượng như yêu cầu hay không.

P.Thảo

Theo Dantri

Thủ tướng phân định chuyện các Bộ trưởng "nói ngược"

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chưa hài lòng khi Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà "nói ngược" quan điểm trong phương án trình dự luật Quy hoạch của Chính phủ. Mâu thuẫn về việc xây dựng dự luật này cũng đã nhiều lần được đặt ra. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng chỉ đạo "chỉnh" lại các vấn đề...

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo về việc chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật Quy hoạch.

Trước hết, Thủ tướng đồng ý với các nội dung đã chỉnh lý để đưa ra xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội trong lần thảo luận gần đây nhất (ngày 17/3/2017, trong khuôn khổ phiên họp thứ 8 của cơ quan thường trực Quốc hội) về khái niệm tích hợp quy hoạch, danh mục các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch sử dụng biển quốc gia. Riêng nội dung điều khoản về quy hoạch bảo vệ, phát triển và sử dụng hải sản quốc gia, Thủ tướng yêu cầu chỉnh thành quy hoạch quản lý và khai thác nguồn lợi thuỷ sản cấp quốc gia.

Về quy hoạch sử dụng đất, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đảm bảo các nội dung chỉnh lý dự thảo luật thực hiện theo hướng kế thừa, tích hợp đầy đủ nội dung, quy định về quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện như quy định của luật Đất đai, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả trong quản lý đất đai...

Vấn đề thẩm quyền lập quy hoạch sử dụng đất (vấn đề đang gây phản ứng khi phần nhiệm vụ đang thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) chuyển sang cho Bộ KH-ĐT), Thủ tướng chỉ đạo bổ sung quy định Bộ TN-MT là thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất an ninh cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng cấp quốc gia. Thủ tướng cũng xác định Bộ TN-MT phải là cơ quan tham gia Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh.

Về quy hoạch xây dựng, Thủ tướng chỉ đạo giải trình các nội dung chỉnh lý dự thảo luật mà Bộ KH-ĐT chủ trì soạn thảo theo hướng kế thừa, tích hợp đồng bộ nội dung quy hoạch xây dựng vùng vào Quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vào quy hoạch tỉnh.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện quy hoạch xây dựng vùng cũng được ấn định phải thực hiện theo quy định của luật Xây dựng và pháp luật về xây dựng khác có liên quan. Quy định về việc quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn được yêu cầu bổ sung điều khoản quy định "thực hiện theo pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị".

Trong văn bản chỉ đạo, Thủ tướng cũng lưu ý Bộ KH-ĐT về công tác chuẩn bị các điều kiện để thi hành luật Quy hoạch sau khi Quốc hội thông qua. Theo đó, Bộ này phải chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan, chủ động xây dựng dự thảo Nghị quyết triển khai thi hành luật. Các Bộ, ngành được lưu ý chủ động rà soát, đề nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan.

Trước đó, một khó khăn lớn được chỉ ra, luật Quy hoạch lần này, nếu được Quốc hội thông qua, hàng loạt đạo luật hiện hành khác sẽ phải sửa theo, kể cả những luật vừa tiến hành sửa đổi thời gian gần đây.

Dự luật "long đong" này đã nhiều lần phải nâng lên đặt xuống, đưa vào rồi lại rút ra khỏi chương trình xây dựng luật pháp lệnh của Quốc hội từ khoá trước. Đến Quốc hội khoá này, dù đã được trình xin ý kiến lần đầu nhưng từ việc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, "sóng gió" vẫn tiếp tục tại những phiên thảo luận căng như dây đàn ở cả Chính phủ và UB Thường vụ Quốc hội.

Sau phiên họp thứ 7 của Thường vụ hồi tháng trước, khi các Thứ trưởngc của hàng loạt Bộ, ngành đứng dậy "nói ngược" với những nội dung như trên, UB Thường vụ Quốc hội đã phải chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra luật - UB Kinh tế tổ chức làm việc riêng với 8 Bộ. Đó là các Bộ Xây dựng, Bộ TN-MT, Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương.

Khi đó, dù Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng tỏ ra đặc biệt bức xúc vì chuyện đại diện các Bộ "nói ngược" với quan điểm của Chính phủ nhưng các lãnh đạo Quốc hội cũng nhìn nhận, đó là hành động có trách nhiệm của Bộ ngành, bởi "chưa an tâm mới phải làm vậy".

Vì sao hết Thứ trưởng tới Bộ trưởng phải "nói ngược"?

Thủ tướng phân định chuyện các Bộ trưởng nói ngược - Hình 1

Hai Bộ trưởng Xây dựng (trái) và KH-ĐT nêu quan điểm trước UB Thường vụ Quốc hội.

Và tại buổi họp chiều 17/3 vừa qua, một lần nữa, phiên thảo luận về dự án luật Quy hoạch lại gây sóng tại UB Thường vụ Quốc hội.

Thông tin đầu tiên nêu ra tại phiên họp, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, buổi sáng cùng ngày, Chính phủ đã thống nhất lần cuối về các vấn đề cần chỉnh sửa dư luật, hầu hết các bộ, ngành đã thống nhất, như việc đổi quy định "quy hoạch không gian biển" thành "quy hoạch sử dụng biển" quốc gia để phù hợp với luật Biển, luật Tài nguyên môi trưởng biển và hải đảo hiện hành.

Bộ trưởng Dũng giải thích, dù "quy hoạch không gian biển" mới là hướng thuận theo thông lệ quốc tế nhưng vì sợ ảnh hưởng đến 2 luật kia nên Chính phủ đã nhất trí hướng chỉnh dự luật theo 2 luật hiện hành.

Tranh luận nổ ra khi Bộ trưởng KH-ĐT giải thích về quy định "quy hoạch xây dựng". Hiện tại, luật Xây dựng có quy định về 4 loại quy hoạch xây dựng, nay luật này chỉ giữ lại 2 loại, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh và liên huyện.

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà băn khoăn: "Luật này không còn khái niệm về quy hoạch xây dựng nhưng trong các điều khoản quy định về quy hoạch vùng lại nói về quy hoạch xây dựng vùng, lập quy hoạch xây dựng vùng. Khái niệm không có nhưng nội hàm lại đề cập nên các quy định có mâu thuẫn, chưa rõ ràng".

Bộ trưởng Hà giải thích thêm, luật Xây dựng hiện hành nêu rõ 4 loạt quy hoạch xây dựng, trong đó có quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng vùng là có hàm ý vì đô thị chính là cực tăng trưởng của vùng, là điểm thu hút, lan toả phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng với vùng xung quanh.

"Nếu không xử lý việc phân định này sẽ gây tình trạng cát cứ trong quản lý. Ví dụ, thực tế Việt Nam có quy hoạch chung xây dựng thủ đô, còn đô thị lớn loại 1 thì sẽ là quy hoạch xây dựng vùng. Thế giới cũng có các loại quy hoạch như vậy. Ý tưởng soạn thảo là tích hợp các loại quy hoạch chung nhưng thực tiễn lâu nay, khi xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội là đã có sự tích hợp đó rồi. Chưa làm rõ hướng tích hợp như thế nào sẽ rất khó thực hiện mà để giải quyết vấn đề này, phải mất chí ít 7-8 năm nữa" - Bộ trưởng Xây dựng nêu ý kiến.

"Tờ trình Chính phủ có rồi sao ông cứ nói ngược" - Bộ trưởng KH-ĐT đáp lại, đầy bức xúc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc hiển băn khoăn, lần nào thảo luận về luật này cũng có ý kiến chứng tỏ chưa thể yên tâm. Quy định chuyển tiếp thực hiện luật này có 3 nhóm vấn đề chưa phù hợp, chưa kể phải sửa một số luật mà tính ra có thể phải 7 năm mới xong được chứ không thể chỉ ngày một, ngày hai.

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cũng lo ngại vì luật Quy hoạch này dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2019 nhưng thực tế có liên quan đến 32 luật khác, có kịp sửa chữa, thông qua khối lượng lớn như vậy Xác định có đến 18 trong số 32 luật sẽ phải sửa này liên quan đến phần của UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường, Chủ nhiệm UB này cũng nhận định, rất khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ này.

Bộ trưởng KH-ĐT nói lại: "Nghe sửa 32 luật thì thấy nhiều nhưng thực tế, nhiều luật sửa chỉ cần bỏ đi 2 chữ "quy hoạch", rất đơn giản".

Dự luật được lãnh đạo Quốc hội yêu cầu tiếp tục tiếp thu để giải trình, những vấn đề còn ý kiến khác nhau cần đưa ra xin ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ diễn ra vào tháng tới.

P.Thảo

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024

Tin đang nóng

Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
6 sản phẩm đang "biến mất" dần trong phòng khách
13:16:49 02/10/2024
Tranh cãi tài xế xe tải chắn nước lũ ào ào giúp xe máy đi qua ở Hà Giang
13:03:54 02/10/2024
Anh Tú Atus bị nghi thuê fan dự sự kiện tại Pháp, Diệu Nhi lên tiếng chốt hạ 1 câu!
16:21:18 02/10/2024
Ca sĩ "Bài ca đất Phương Nam" ngã từ lầu 2, gia đình bác tin đồn t.ự t.ử
15:35:39 02/10/2024

Tin mới nhất

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

Sạt lở ở Hà Giang, khách đi không được ở không xong: Chính quyền cảnh báo

14:26:09 02/10/2024
Những ngày qua, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ kéo dài. Đặc biệt trận mưa lũ tại huyện Bắc Quang tính tới ngày 1/10 khiến ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g, vẫn còn người mất tích.

Cơn bão rất mạnh Krathon đang di chuyển thế nào?

14:20:54 02/10/2024
Bão Krathon đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17.

Lũ sông Hồng tại Yên Bái đạt đỉnh, nhiều tỉnh nguy cơ lũ quét

14:14:41 02/10/2024
Lũ trên sông Thao (sông Hồng) đoạn qua tỉnh Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống, ngập lụt cũng giảm dần tại khu vực trũng thấp.

Phụ huynh đi ô tô vào sân trường làm học sinh bị thương

14:07:02 02/10/2024
Một phụ huynh điều khiển ô tô vào sân Trường THCS & THPT Chu Văn An (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã va chạm, làm học sinh H. bị thương.

Phát hiện cấu trúc bí ẩn trong lõi Trái Đất

12:44:55 02/10/2024
Trên thực tế, sự hiện diện của lớp trong cùng này đã được nghi ngờ trước đây. Các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng, những tinh thể sắt đã tạo nên lõi bên trong có sự sắp xếp cấu trúc khác nhau.

Liên tiếp 6 vụ tàu lửa trật bánh, Ban An toàn giao thông Thừa Thiên - Huế đề xuất nóng

10:43:45 02/10/2024
Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng 6 vụ tàu trật bánh liên tiếp xảy ra ở một cung đường dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng không thể xem nhẹ, cần phải có biện pháp để đảm bảo an toàn.

Cầu phao Phong Châu tạm dừng hoạt động do nước sông Hồng dâng cao

09:59:10 02/10/2024
Khoảng 18h ngày 1/10, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã cho tạm dừng hoạt động cầu phao Phong Châu, không cho các phương tiện di chuyển qua cầu phao để bảo đảm an toàn cho cầu và người dân.

Vụ học sinh nghi ngộ độc ở Thanh Oai: 'Em sợ lắm rồi!'

09:38:09 02/10/2024
Theo ông Bạch Ngọc Hoàng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai, ngày 30/9, đơn vị tiếp nhận 13 bệnh nhân từ Trung tâm y tế huyện Thanh Oai chuyển đến.

Xây xong cầu Phong Châu mới trong năm 2025 theo quy trình khẩn cấp

09:37:59 02/10/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý việc đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp và yêu cầu đảm bảo hoàn thành chậm nhất trong năm 2025.

CSGT chặn bắt xe tải vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

05:57:27 02/10/2024
Ngày 1/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) của Phòng CSGT vừa phát hiện, bắt quả tang xe ô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.

Có thể bạn quan tâm

Steam giảm giá hàng loạt bom tấn của một thể loại game, người chơi nhanh tay kẻo bỏ lỡ

Mọt game

17:32:53 02/10/2024
Evo, một trong những giải đấu game đối kháng lớn nhất thế giới, sẽ khởi tranh tại Las Vegas vào cuối tuần này. Sự kiện cũng ước tính sẽ thu hút hơn 10.000 người tham gia tranh tài trong 8 trò chơi để hướng tới vị trí cao nhất.

Tân Thủ tướng Nhật Bản cam kết thúc đẩy cải cách chính trị và hỗ trợ sinh kế của người dân

Thế giới

17:28:12 02/10/2024
Tân Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh điều quan trọng đối với Nhật Bản là thúc đẩy tăng trưởng tiề.n lương mạnh mẽ, vì tiêu dùng tư nhân thiếu sức sống. Theo ông Ngân hàng trung ương Nhật Bản nên duy trì các điều kiện tiề.n tệ thích ứng.

Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?

Netizen

17:23:55 02/10/2024
Liên quan đến vụ nữ giáo viên có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT, cơ quan chức năng đã xác định cô giáo trong clip là cô M.Q.T. (SN 2001).

Bạc Liêu: Phát hiện nhiều sai phạm tại một Trung tâm Y tế huyện

Pháp luật

17:21:19 02/10/2024
Ngày 2/10, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành Kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi (2021 2022), qua đó phát hiện nhiều hạn chế, sai phạm với số tiề.n hơn 2,...

Một nữ NSƯT bỏ 80 triệu xây nhà cho người nghèo, lên tiếng việc không đưa tiề.n cho chủ nhà

Sao việt

17:08:23 02/10/2024
Nhiều người hỏi tôi sao không đưa tiề.n trực tiếp cho chủ nhà xây luôn mà phải qua địa phương - NSƯT Cát Tường chia sẻ.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 3/10/2024: Tuổ.i Sửu và Tỵ có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

16:49:30 02/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 3/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Sửu và Tỵ

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.

Trang phục linen là điểm nhấn riêng cho phong cách mùa thu

Thời trang

16:35:49 02/10/2024
Hướng đến những ngày làm việc kéo dài trong môi trường công sở, những bộ trang phục linen thông dụng như sơ mi linen, váy linen dáng suông thoải mái và thanh lịch trở thành ưu tiên hàng đầu của quý cô.

Nữ tân binh tung album đầu tay, tài năng thế nào mà khiến Trang Pháp "cảm thấy may mắn"?

Nhạc việt

16:29:45 02/10/2024
Ngày 1/10, nữ tân binh Vpop Vy Vy tổ chức họp báo giới thiệu album đầu tay mang tên Buộc Vào Cơn Gió. Vy Vy tên thật là Đỗ Phương Vy, từng gây ấn tượng qua chương trình Big Song Big Deal năm 2022.

Diễn viên Hàn Quốc mất việc vì Netflix, sự thật là gì?

Hậu trường phim

16:25:09 02/10/2024
Những ngày gần đây, nhận định Netflix là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng diễn viên Hàn Quốc thất nghiệp hàng loạt đang trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng mạng xã hội xứ Kim Chi.