Sẽ sử dụng căn cước công dân gắn chíp đi khám chữa bệnh?
Chiều 25/6, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, BHXH Việt Nam đã vinh dự là đơn vị đầu tiên ngoài ngành Công an được lựa chọn để triển khai dịch vụ kết nối và xác thực dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư.
Ứng dụng Bảo hiểm số ngày càng tiện ích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Đây được xem là dấu mốc quan trọng chính vì vậy trong thời gian tới ngành sẽ tiến hành đồng bộ với CSDLQG về dân cư để hoàn thiện các thông tin gốc trong CSDLQG về Bảo hiểm. Đặc biệt sẽ đề xuất sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp để đi khám chữa bệnh thay thế cho dùng thẻ BHYT.
Ứng dụng bảo hiểm số tạo thuận lợi cho người dân
Hiện nay, CSDL của BHXH Việt Nam đang quản lý thông tin của toàn bộ người tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT. Năm 2020, toàn ngành BHXH Việt Nam tiếp nhận và giải quyết 87 triệu hồ sơ giao dịch điện tử (chưa kể khoảng 170 triệu hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí KCB liên thông trên hệ thống Giám định BHYT), từ tháng 1/2021 đến nay cũng đã có 38,1 triệu hồ sơ giao dịch điện tử được tiếp nhận và giải quyết. Việc xây dựng các CSDL này góp phần giúp ngành BHXH Việt Nam thực hiện các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Đặc biệt, với vai trò là cơ quan chủ quản CSDLQG về Bảo hiểm, đến nay, BHXH Việt Nam đã thực hiện kết nối với CSDLQG về dân cư để xác thực thông tin công dân khi đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam và trên ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký, cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID. Tính đến hết ngày 19/6/2021, toàn quốc có 13.271.990 hồ sơ hợp lệ được duyệt, đạt 52,34% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Video đang HOT
Đáng ghi nhận từ ngày 1/6/2021, BHXH Việt Nam phối hợp với ngành Y tế chính thức triển khai việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong KCB trên toàn quốc. Đây được coi là một trong những bước đi quan trọng của BHXH Việt Nam trong kế hoạch triển khai dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, nhằm mang đến nhiều tiện ích cho người dân. Theo đó, người dân khi đi KCB BHYT sẽ không cần phải mang theo thẻ BHYT giấy, thay vào đó có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID. Cách làm này đã giúp loại bỏ, đơn giản thủ tục KCB, đồng thời người dân cũng không cần phải lo lắng việc bảo quản thẻ BHYT, quên thẻ BHYT; tính bảo mật, an toàn dữ liệu thông tin KCB được đảm bảo.
Dấu mốc quan trọng
Với những nỗ lực trên ngành BHXH Việt Nam là đơn vị đầu tiên ngoài ngành được Bộ Công an lựa chọn, triển khai dịch vụ kết nối và xác thực dữ liệu từ CSDLQG về dân cư. Đây là 2 trong số 6 CSDLQG quan trọng liên quan trực tiếp đến người dân được Chính phủ ưu tiên triển khai để tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử và chuyển đổi số của Quốc gia.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về dân cư nhằm thực hiện xác thực đối với thông tin nhân khẩu thuộc cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT (đối với các trường hợp có dữ liệu trong CSDLQG về dân cư), qua đó rà soát, đối chiếu, chuẩn hóa dữ liệu nhân khẩu trong dữ liệu của ngành BHXH Việt Nam. Tính đến nay, BHXH Việt Nam đã thực hiện việc rà soát đối chiếu với 8,1 triệu thông tin cá nhân từ CSDLQG về dân cư.
Song song đó, BHXH Việt Nam đã chính thức triển khai việc xác thực thông tin công dân từ CSDLQG về dân cư khi công dân đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam và trên ứng dụng VssID của Ngành. Nhờ đó, người dân khi đăng ký giao dịch điện tử với BHXH Việt Nam càng thêm thuận tiện.
Cụ thể, khi công dân sử dụng căn cước công dân (CCCD) để đăng ký tài khoản giao dịch điện tử: Hệ thống tự động đối chiếu, xác thực thông tin do công dân kê khai, thông tin trong cơ sở dữ liệu của BHXH Việt Nam đang quản lý (họ tên, số CCCD, ngày sinh, giới tính) với thông tin được lưu trữ trong CSDLQG về dân cư. Bước xác thực trên giúp làm tăng tính chính xác của thông tin do được đối chiếu với thông tin gốc của người dân.
Đồng thời, công dân không cần phải cập nhật ảnh CCCD đính kèm, cơ quan BHXH không phải lưu giữ ảnh CCCD, qua đó góp phần giảm nguy cơ lộ lọt thông tin, giấy tờ cá nhân. Theo số liệu thống kê, đến thời điểm này đã có khoảng 2 triệu lượt đăng ký được xác thực.
Để tiếp tục đồng bộ các dữ liệu về chính sách bảo hiểm, BHXH Việt Nam cho biết thời gian tới tiếp tục đồng bộ với CSDLQG về dân cư để hoàn thiện các thông tin gốc trong CSDLQG về Bảo hiểm. Trong đó sẽ tiến hành rà soát rút gọn quy trình, cải cách thủ tục hành chính để bỏ các yêu cầu đính kèm giấy tờ tùy thân đối với cá nhân đã được xác thực thông tin.
Đặc biệt sẽ đề xuất cho phép sử dụng CCCD có gắp chíp thay thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Các bệnh viện có thể đọc thông tin từ mã vạch QR code trên CCCD sau đó gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH và nhận được các thông tin do cơ quan BHXH Việt Nam quản lý và thực hiện việc khám chữa bệnh theo đúng quy định, giống như việc sử dụng thẻ BHYT giấy hoặc thẻ BHYT trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam trong khám chữa bệnh hiện nay.
Sớm xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa có chỉ đạo về việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ.
Cụ thể, các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động thống kê, cập nhật toàn bộ các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan, cập nhật đầy đủ, chính xác vào phần mềm thống kê, rà soát các quy định tại địa chỉ https://nq68.baocaochinhphu.gov.vn, bảo đảm tiến độ được giao.
Bên cạnh đó, xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và tổ chức tham vấn các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu của Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ (đợt 1 trước ngày 30/5 và đợt 2 trước ngày 30/9). Yêu cầu đặt ra cần phải lượng hóa được lợi ích, chi phí mang lại đối với từng phương án do bộ, cơ quan đề xuất. Đồng thời, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hệ thống phần mềm thống kê, rà soát các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; thiết lập Cổng tham vấn điện tử để hỗ trợ việc lấy ý kiến các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp về quy định không còn phù hợp, là rào cản, gây khó khăn đối với hoạt động kinh doanh và phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định; kiên quyết trả lại các bộ, cơ quan nếu phương án cắt giảm, đơn giản hóa không đạt được chỉ tiêu được giao.
Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính tăng cường đối thoại, lấy ý kiến các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc, rào cản trong hoạt động kinh doanh quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, kịp thời gửi bộ, cơ quan để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện.
Trước đó, ngày 27/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính". Quan điểm chỉ đạo xây dựng Đề án là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Ngoài ra, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, thay đổi cách thức quản trị hành chính từ truyền thống sang hiện đại, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
Người dân đi làm căn cước công dân gắn chíp cần chuẩn bị gì Người dân cần mang theo sổ hộ khẩu, CCCD mã vạch hoặc CMND 09 số và 12 số đang sử dụng đến cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý CCCD của Bộ công an. Từ tháng 1/2021, các tỉnh, thành triển khai cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trên toàn quốc....