Sẽ sớm đấu thầu dịch vụ thu phí
Trả lời PV Thanh Niên, ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM), cho biết mức thu phí được quy định tại Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐND ngày 16.3.2018 của HĐND TP.HCM.
Nhân viên thu phí kẹp phiếu nhắc nhở vi phạm vào cửa xe ô tô vắng chủ trên đường Tản Đà (Q.5) ẢNH: TIỂU THIÊN
Việc đỗ xe ô tô dưới lòng đường, theo chủ trương của TP.HCM là không khuyến khích, do đó mức thu phí tăng lũy tiến theo thời gian để hạn chế tình trạng đậu tràn lan. “Nếu thấy mức giá TP áp dụng quá cao, thì khi có nhu cầu, chủ xe, tài xế có thể lựa chọn các tầng hầm khách sạn, trung tâm thương mại để đậu”, ông Đường nói.
Cũng theo ông Ngô Hải Đường, trong thời gian đầu thực hiện thu phí, do phải tổ chức hướng dẫn cho người điều khiển phương tiện hiểu và nắm bắt dịch vụ, cũng như việc hỗ trợ thu hộ phí nên sẽ gặp một số khó khăn nhất định, Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để triển khai tốt công tác, để hạn chế xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại khu vực.
“Do đang trong quá trình làm việc với các nhà mạng khác nên thời gian đầu việc thanh toán phí đỗ xe bằng tin nhắn SMS qua đầu số 1008 chỉ được thực hiện thông qua thuê bao của Viettel, chưa thanh toán được đối với các thuê bao khác (như Vinaphone, MobiFone…). Trong quá trình triển khai chúng tôi tiếp tục hoàn thiện về mặt công nghệ, thiết bị và công tác quản lý nhằm tổ chức có hiệu quả công tác này (như chức năng nhận diện biển số, cảm biến ghi nhận có xe…); đồng thời tiếp tục cập nhật, hoàn chỉnh các chức năng quản lý giám sát, điều hành thu phí, làm cơ sở để triển khai công tác đấu thầu dịch vụ thu phí, dự kiến vào quý 1/2019″, ông Đường nói.
Liên quan đến vấn đề này, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã có chỉ đạo khẩn, yêu cầu Sở GTVT chủ trì họp định kỳ với các cơ quan, đơn vị để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc; đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện đề án thu phí; tổ chức phân luồng giao thông hợp lý; tổ chức vận động các đơn vị trên địa bàn cung cấp vị trí bãi đậu xe (bao gồm cả tòa nhà, trung tâm thương mại, chung cư, siêu thị…) để đưa lên hệ thống phần mềm, tạo nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác, cung cấp tiện ích cho người dân.
Video đang HOT
Đặc biệt, Sở GTVT phải có trách nhiệm phối hợp Công an TP, UBND Q.1, Q.5, Q.10 tăng cường phối hợp xử lý vi phạm hành chính về các lỗi dừng đậu xe sai quy định, đậu xe không thanh toán, đậu xe quá giờ, hành vi cản trở việc đậu xe theo quy định…; tham mưu UBND TP chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định liên quan trong công tác sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe có thu phí.
Cẩu xe đậu “lụi”
Khoảng 16 giờ ngày 3.8, lực lượng chức năng P.Bến Nghé (Q.1) trong lúc đi tuần phát hiện ô tô 51F-929.43 đậu “lụi” phía sau lưng nhà thờ Đức Bà nên tiến hành kiểm tra. Sau nhiều lần tìm cách liên lạc với tài xế nhưng không thành, lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản niêm phong ô tô, đồng thời triển khai xe cẩu ô tô này về trụ sở. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, ô tô đậu “lụi”, lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt hành chính 700.000 đồng. Ngoài ra, chủ phương tiện sẽ phải chịu toàn bộ chi phí cẩu xe vi phạm theo quy định.
Theo TNO
Hết thời đỗ xe trây ỳ chiếm lòng đường
Trong ngày đầu (1.8) áp dụng mức thu mới, nhiều tuyến đường ở khu trung tâm TPHCM có thu phí vắng hoe ôtô đỗ, do tài xế ngán ngẩm với mức phí quá cao và không thuận tiện dùng ứng dụng công nghệ thu tiền.
Sau khi đặt chỗ và thanh toán thành công, tài xế được nhân viên in cho phiếu thanh toán. Ảnh: M.Q
Theo đó, ngày 1.8, phí đỗ xe ôtô tạm thời dưới lòng đường ở TPHCM chính thức áp dụng mức thu phí mới theo loại xe, khu vực và được tính luỹ tiến theo giờ (ví dụ 1 xe ôtô đỗ trong 8 giờ có thể bị thu đến 250.000 đồng).
Phí cao, tài xế "bỏ chạy"
Trước đây, các tuyến đường tại khu vực trung tâm TPHCM cho xe ôtô đỗ tạm thời dưới lòng đường có thu phí như: Lê Lai, Phan Bội Chậu, Phan Chu Trinh đều ken cứng xe vì mức phí quá bèo, chỉ 5.000 đồng/lượt (có thể đậu suốt cả ngày). Vì vậy, cánh tài xế làm việc văn phòng, người lái xe cho các công ty thường "ngâm" xe cả ngày. Trong khi nhiều người có nhu cầu gửi xe với thời gian ngắn lại không có chỗ để đỗ.
Tuy nhiên, ngày 1.8, TPHCM tăng phí đỗ xe theo giờ thì các tuyến đường trên lại vắng hoe vì tài xế không chịu được mức phí cao. Trên đường Lê Lai (quận 1), ngày thường đoạn đường này có hơn 80 chỗ đỗ xe luôn luôn chật kín phương tiện nhưng ngày 1.8 chỉ có hơn 10 xe ôtô tới đậu. Nhiều tài xế lái ôtô vào bãi đỗ rồi lái đi ngay khi nghe mức phí thu tăng theo giờ.
Anh Lê Công Thanh (quận 3) cho biết, do lái xe cho công ty nên hằng ngày anh thường đỗ xe ôtô trên đường Lê Lai từ 8h-20h chỉ tốn 20.000 đồng, trong đó phí 5.000 đồng cộng thêm tiền bo cho nhân viên thu phí 15.000 đồng. Nhưng từ 1.8, phí đỗ xe tăng cao nên anh Thanh tính phương án đưa xe đi chỗ khác gửi.
"Trong các toà nhà cao ốc, đậu xe cả tháng cũng chỉ mất từ 3-4 triệu đồng, trong khi ở đây nếu đậu 8 tiếng/ngày mất 250.000 đồng. Đáng nói tiền cao mà lại không ai trông xe cho mình" - anh Thanh nói.
Theo tiết lộ của một nam nhân viên thu phí trên đường Lê Lai, trước đây thường được cánh tài xe bo thêm từ 10.000-15.000 đồng/lượt đỗ xe. Nay thành phố áp dụng thu phí bằng công nghệ và thanh toán qua điện thoại nên nhân viên thu phí như anh..."đói".
"Trước tôi còn trông bảo quan xe chứ nay thì mặc kệ. Bởi lương chúng tôi chỉ có 2,5 triệu/tháng, không đủ tiền ăn cơm thì hơi đâu lo chuyện thiên hạ" - người này nói.
Bên cạnh mức phí đỗ xe tăng cao khiến tài xế "bỏ chạy", việc áp dụng thu phí bằng ứng dụng My Parking còn chưa được phổ cập khiến nhiều tài xế không biết nên họ không thao tác thực hiện. Hơn nữa, trả phí qua ứng dụng My Parking thì không lấy được hóa đơn, không thể thanh toán chi phí với công ty nên nhiều tài xế chọn giải pháp tìm chỗ đậu xe nơi khác.
Hết "mượn" đường đậu ôtô
Đại diện Sở GTVT TPHCM thừa nhận ngày đầu triển khai thu phí theo phương thức và mức phí mới do phải giải thích, hướng dẫn cũng như hỗ trợ thu hộ phí nên gặp một số khó khăn nhất định. Trong đó, do đang trong quá trình làm việc với các nhà mạng khác nên thời gian đầu việc thanh toán phí đỗ xe bằng tin nhắn SMS qua đầu số 1008 chỉ được thực hiện thông qua thuê bao của Viettel, chưa thanh toán được đối với các thuê bao khác (như Vinafone, Mobifone...). Trước mắt, trong một số trường hợp cần thiết, nhân viên tại bãi đỗ sẽ hỗ trợ đăng ký đặt chỗ và thu hộ phí đỗ xe thông qua thiết bị cầm tay.
Về mặt tích cực khi triển khai mức phí mới, đại diện Sở GTVT đánh giá đã giảm bớt tình trạng tạm "mượn" đường đậu ôtô; thay vào đó, nhiều tài xế đã đậu tại các bãi đỗ, hầm của cao ốc văn phòng. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng một số tài xế cho xe chạy vòng vòng hoặc bất chấp đậu xe trên một số tuyến đường cấm đậu xe. Vì vậy, Sở GTVT sẽ chỉ đạo Thanh tra phối hợp CSGT thường xuyên tuần tra, xử phạt các trường hợp vi phạm.
Nhiều tài xế cũng tỏ ra bất bình vì ứng dụng đỗ xe chỉ áp dụng tính phí theo giờ nên nếu đỗ xe quá thời gian sẽ được mặc định tính phí thêm giờ mới. "Nếu như đỗ xe 1 giờ 10 phút thì sẽ thông báo đến điện thoại cho tài xế biết đã quá giờ và sẽ thu tiền ở mức phí của 2 giờ. Trong khi các bãi giữ xe ở sân bay hay các tòa nhà cao ốc, nếu quá 1 giờ người ta chỉ tính tiền 1,5 giờ" - anh Lê Ninh (Q.3) nói. M.Q
VĂN QUÂN - BÙI CHÂM
Theo LĐO
TPHCM tăng thời gian cấm xe tải nhẹ vào nội đô nhằm giảm kẹt xe Từ 1.8, TPHCM sẽ tăng thời gian cấm xe tải lưu thông vào nội đô giờ cao điểm nhằm giảm kẹt xe. TPHCM tăng thời gian cấm xe tải nhẹ vào nội đô vào giờ cao điểm nhằm giảm kẹt xe. Ảnh: M.Q UBND TPHCM vừa ban hành quy định mới về hạn chế và cấp phép cho ôtô chở hàng, ôtô tải...