Sẽ sớm có logo thương hiệu cho gạo Việt Nam
Ưu tiên số một được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện trong kế hoạch xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam là xây dựng logo thương hiệu cho hạt gạo.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Dù là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng thực tế là hạt gạo nước ta vẫn chưa xây dựng được thương hiệu khiến giá trị xuất khẩu gạo chưa tương xứng với tiềm năng. Điều này là một thiệt thòi cho bà con các vùng trồng lúa. Chính vì vậy, ưu tiên số một được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện trong kế hoạch xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam là xây dựng logo thương hiệu cho hạt gạo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng khẳng định đây là cách để tận dụng cơ hội khi hội nhập. Tiếp theo là tạo ra những sản phẩm gạo thơm, ngon, có chất lượng để gắn liền với thương hiệu đó, tức là phải có giống lúa chủ lực để gắn với thương hiệu gạo quốc gia. Dự kiến, việc xây dựng thương hiệu quốc tế cho hạt gạo sẽ giao cho Hiệp hội lương thực Việt Nam đảm trách vì hơn ai hết, trong quá trình xuất khẩu gạo, Hiệp hội và các doanh nghiệp thành viên biết được những ưu, nhược điểm của hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Theo NTD
Video đang HOT
Đồng bộ biển hiệu: TP.HCM làm từ lâu!
TP.HCM cũng làm đồng bộ biển hiệu nhưng nhiều người không nhận ra, vì sao?
Nhiều người không nhận ra sự đồng bộ biển hiệu ở TP.HCM, bởi vì mục đích đồng bộ mà tại TP.HCM đang làm giúp mỹ quan và trật tự hơn, còn nội dung thể hiện trên bảng thế nào thì tùy vào cửa hàng.
Ý dân là chính
Một lãnh đạo từng ở quận 1 cho biết cách đây vài năm, TP.HCM đã đặt vấn đề đồng bộ biển hiệu ở hai tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1).
"Hầu hết hai con đường này là mặt bằng kinh doanh thương mại nên tất cả đều đã có biển hiệu, bảng quảng cáo. Có những cửa hàng chọn màu đen - chữ vàng, có cửa hàng chọn màu vàng nghệ - chữ đen, có chỗ chọn màu đỏ - chữ trắng, màu tím - chữ vàng... Đây là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp (DN), thương hiệu để người tiêu dùng nhận diện, vì vậy Nhà nước không can thiệp" - vị này khẳng định.
Việc đồng bộ biển hiệu của quận có được dựa trên căn cứ pháp lý rõ ràng về quy cách đặt biển hiệu, bảng quảng cáo, áp dụng mức tối đa mà quy định cho phép. Đó là biển hiệu cao 2 m, độ cao đặt biển hiệu tính từ mặt đất lên là như nhau, để tránh tình trạng cái đặt tít trên cao, cái thấp lè tè, cái quá to, cái quá nhỏ. Nội dung trên biển hiệu chỉ là thương hiệu, logo nhận diện thương hiệu, hạn chế các hình ảnh minh họa khác. Phần tên đầy đủ của cửa hàng, đơn vị và địa chỉ thì được thống nhất với nhau là sẽ đặt trước cột mặt tiền nhà, bằng một biển hiệu nhỏ.
Quan trọng là ý kiến đồng bộ này được người dân đồng thuận cao. Họ được đảm bảo quyền thể hiện logo, màu sắc, cách trình bày riêng của mình. Tổng thể con phố trông khang trang hơn, đẹp đẽ hơn, không còn cảnh lố nhố, giành giật, chèn nhau nữa. Chính vì thế nên người dân đồng thuận.
Một số cửa hàng trên đường Lê Lợi đặt biển hiệu/bảng quảng cáo có mép dưới bằng nhau (tức chiều cao tối đa 2 m). Ảnh: QUỲNH NHƯ
Dẹp hết logo trên biển hiệu
Một trong những cách đồng bộ mà TP từng muốn làm là đồng bộ biển hiệu ra biển hiệu, không nhập nhằng với bảng quảng cáo.
Cách đây hơn một năm, TP.HCM có Chỉ thị 25/2014. Trong đó yêu cầu "xử lý, chấn chỉnh các hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo trong việc viết, đặt biển hiệu, tập trung chủ yếu đối với biển hiệu của các tổ chức, cơ sở kinh doanh thường có kèm nội dung quảng cáo logo của DN và thương hiệu sản phẩm đang kinh doanh".
Chỉ thị này nhắm vào các biển hiệu có "chèn" quảng cáo. Ví dụ, những biển hiệu tiệm tạp hóa có in thêm logo hãng sữa ở một bên biển hiệu, biển hiệu tiệm sửa xe có một bên là logo hãng dầu nhớt, hay biển hiệu quán ăn uống có một bên là logo của nước giải khát,...
Vấn đề của các biển hiệu "chèn" này là khi DN xin phép quảng cáo logo, thương hiệu thì xin phép cho phần logo, thương hiệu mà thôi, chỉ là một bảng quảng cáo nhỏ. Thế nhưng khi làm trên thực tế, DN gộp hoặc nối nội dung quảng cáo (đã được chấp thuận, cấp phép) và nội dung biển hiệu vào với nhau, thành ra một bảng to đùng vừa là biển hiệu (tên, địa chỉ) vừa có quảng cáo (logo, thương hiệu). Bảng sẽ đặc biệt to đùng đối với trường hợp nối bảng theo chiều dọc, phía trên là phần bảng quảng cáo và dưới là phần biển hiệu.
Tuy nhiên, ông S., Giám đốc một công ty quảng cáo, cho rằng xử lý và cấm như vậy là sai quy định. Quy định nói rõ biển hiệu thì chỉ viết tên và địa chỉ mà thôi, DN được quyền gắn biển hiệu mà không cần xin phép. Khi muốn đưa hình ảnh logo nhãn hàng, các cửa hàng và các DN đều có xin phép quảng cáo cho riêng phần logo này. Đã được chấp thuận (cấp phép) quảng cáo logo này thì cơ quan quản lý lấy lý do gì mà xử phạt DN? Nếu xử thì cả TP có biết bao cái biển hiệu như thế! Hiện vẫn còn tồn tại những biển hiệu có logo quảng cáo đi kèm.
Bảng quảng cáo cao hơn 2 m thì phải chờ quy hoạch Thông tư 19/2013 của Bộ Xây dựng về quy chuẩn kỹ thuật quảng cáo có quy định rõ yêu cầu đối với biển hiệu cũng như bảng quảng cáo. Theo đó, bảng quảng cáo đặt tại công trình/nhà ở riêng lẻ quy định mỗi tầng chỉ đặt một bảng ngang, cao tối đa 2 m, chiều ngang không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà, nhô ra khỏi mặt tiền tối đa 0,2 m. Về biển hiệu, thông tư chỉ rõ là bảng dùng để viết tên của các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch. Kích cỡ biển hiệu cũng được quy định tương tự bảng quảng cáo nói trên. Một DN quảng cáo cho biết hễ cứ đưa logo, hình ảnh gì lên là thành bảng quảng cáo. Đã là bảng quảng cáo thì phải nộp hồ sơ thông báo, chờ văn bản chấp thuận rồi mới làm. Nếu bảng cao quá 2 m thì không được đâu, vị này khẳng định. DN này cũng cho biết một nhà có nhiều tầng thì vẫn có thể đặt mỗi tầng một bảng quảng cáo, mỗi bảng cao 2 m. Thực tế hiện nay vẫn có những nhà nhiều tầng đặt vài ba bảng quảng cáo, như ngôi nhà trên đường Nguyễn Huệ với ba bảng, mỗi tầng một bảng cho các thương hiệu khác nhau. Một ngôi nhà trên đường Lê Thánh Tôn, gần chợ Bến Thành, có một bảng tầng trệt và một bảng tầng một, cùng quảng cáo cho một cái tên. "Để xin phép cho các bảng quảng cáo to hơn thì phải chờ quy hoạch, mà quy hoạch thì đã chờ từ lâu lắm rồi, không biết khi nào mới có" - DN này chia sẻ. Điều 23 Nghị định 103/2009 quy định nội dung trên biển hiệu không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.
Theo_PLO
Giấc mơ toàn cầu hóa thương hiệu của sữa Vinamilk Bằng việc góp vốn, mua cổ phần của các hãng sữa ngoại, Vinamilk từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa sản phẩm tới nhiều châu lục. Từ một đơn vị kinh doanh èo uột khi mới thành lập, có lúc thua lỗ, rơi vào khủng hoảng vì thiếu nguyên liệu, tài chính, hiện Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) chiếm...