Sẽ rút dần xăng A92 để bán E5?
Giá vốn để sản xuất xăng sinh học E5 hiện cao hơn xăng khoáng hơn 100 đồng/lít, chưa kể chi phí kinh doanh xăng E5 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là hơn 200 đồng/lít. Thực tế, doanh nghiệp đang hụt trên 300 đồng/lít khi kinh doanh xăng E5.
Doanh nghiệp đang hụt trên 300 đồng/lít khi kinh doanh xăng E5. Ảnh Hồng Vân.
Hiện giá xăng dầu thế giới đang ở mức thấp, khi giá dầu thô tại Singapore bình quân ở mức 56 USD/thùng. Giá cồn ethanol – nguyên liệu để sản xuất xăng E5 là 14.000 đồng/lít, cộng thêm thuế khiến cho giá vốn xăng E5 đắt hơn 100 đồng/lít. Như vậy, giá vốn xăng E5 đã cao hơn xăng khoáng nên doanh nghiệp kinh doanh xăng E5 không hiệu quả bằng xăng khoáng. Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà khi triển khai xăng sinh học.
Từ hôm nay 1-12, mặt hàng xăng sinh học E5 chính thức được bán đại trà trên cả nước theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng trên thực tế, theo phản ánh của doanh nghiệp, còn rất nhiều nút thắt để “hoàn thành” lộ trình này.
Ông Phạm Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, để thực hiện quyết định của Thủ tướng, từ 30-11-2014, doanh nghiệp này đã triển khai 204 cửa hàng bán xăng sinh học E5 tại 8 tỉnh thành phố. Mặt khác, Petrolimex hiện đã bố trí trên 330 cửa hàng nhằm thực hiện bán mặt hàng xăng E5 một cách rộng rãi.
Tuy nhiên, doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Theo vị lãnh đạo Petrolimex, xăng E5 hiện không có giá cơ sở để kinh doanh.
Hiện giá xăng dầu thế giới đang ở mức thấp, khi giá dầu thô tại Singapore bình quân ở mức 56 USD/thùng. Giá cồn ethanol – nguyên liệu để sản xuất xăng E5 là 14.000 đồng/lít, cộng thêm thuế khiến cho giá vốn xăng E5 đắt hơn 100 đồng/lít. Như vậy, giá vốn xăng E5 đã cao hơn xăng khoáng nên doanh nghiệp kinh doanh xăng E5 không hiệu quả bằng xăng khoáng. Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà khi triển khai xăng sinh học.
Đối với vấn đề thuế môi trường, đại diện Petrolimex nói thêm, thuế môi trường hiện nay được xác định là thuế tại khâu đầu ra, tức là nộp cho Nhà nước khi bán ra sản phẩm. Petrolimex đã tổ chức nộp thuế tại các địa phương nhưng hiện Chính phủ đang có chủ trương thu thuế tại đầu vào.
Doanh nghiệp này cho rằng, nộp thuế tại địa phương là hợp lý hơn bởi thuế môi trường ở địa phương nào thì địa phương đó được hưởng. “Mong các Sở Công Thương và UBND tỉnh thấy chính sách phù hợp để kiến nghị nhất quán với Chính phủ về chính sách này”, ông Thắng đề xuất.
Chia sẻ với những khó khăn của Petrolimex, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) giá xăng khoáng và xăng E5 nếu không chênh lệch lớn để “hấp dẫn” người tiêu dùng thì sẽ không triển khai được. Nhiều ý kiến cho rằng hiện mức chênh lệch 1.000 đồng/lít vẫn chưa thực sự “hấp dẫn’. Vì thế, có thể cần phải “hy sinh” thuế môi trường để đưa xăng E5 ra cuộc sống. Tuy nhiên, việc giảm thuế môi trường là rất khó khăn nên cần phải có chính sách và kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu này.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ khoa học và Công nghệ cho biết thêm, trong Quyết định 53 vẫn dùng cơ chế khuyến khích để thay thế dần mặt hàng xăng khoáng cũng như giúp doanh nghiệp thích nghi với cơ chế kinh doanh mới.
Do vậy, ông Cường cho rằng, để triển khai thành công thì cần phài có chính sách về thuế và giá cho xăng E5. Đồng thời, có thể tính đến phương án như đối với xăng A83 trước kia, tức là không có nhiều loại cho khách hàng lựa chọn.
Theo Báo Hải quan
Chúng tôi đã thương Petrolimex như thế !
Vậy là đã 4 ngày trôi qua kể từ hôm Đoàn làm phim chúng tôi chính thức chia tay Thành phố hoa phượng đỏ để về TP. Hồ Chí Minh. Về - để kịp ghi hình phỏng vấn hai gương mặt điển hình tiên tiến của Công ty Xăng dầu Khu vực II vào sáng hôm sau. Về - để hoàn thiện những tập phim cuối cùng cho kịp lịch phát sóng trước ngày Kỷ niệm 60 năm thành lập Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (12.01.1956-12.01.2016).
SCTV phỏng vấn ghi hình Tổng giám đốc Petrolimex Trần Văn Thịnh, ngày 25.11.2015
Hôm đấy về đến nhà là hơn 23 giờ, ngã lưng xuống giường tôi - thật tâm tôi chỉ muốn ngủ vì quá mệt do chờ đợi chuyến bay bị hoãn. Ấy thế mà, cả đêm tôi không tài nào ngủ được, chẳng hiểu sao nước mắt cứ chảy... Tôi về nhà rồi đấy nhưng lòng tôi còn vương cái tình với Petrolimex.
Những hôm gần ngày về của đợt quay cuối, Hà Nội vào Đông nhưng tôi không mảy may thấy lạnh vì tình cảm mà các cô chú, anh chị ở Petrolimex truyền trao cho chúng tôi quá đỗi ấm áp. Hơi ấm đó, tôi xin được mang theo đến suốt cuộc đời...
1. Tôi nhớ như in ngày mà tôi cùng với anh Nguyễn Xuân Hoài chia tay chị Minh Diệu ở Thành phố Mỹ Tho, tôi cũng khóc nhưng nỗi buồn hôm ấy không khắc khoải như những ngày qua. Bởi tôi biết chị Minh Diệu dừng lại để bắt đầu một chương trình ký sự mới, còn tôi thì vẫn được tiếp tục đồng hành cùng Petrolimex.
Cái đêm sau khi trở về từ Thành phố Mỹ Tho, chị Minh Diệu cũng không ngủ được. Chị trắng đêm và trải lòng mình với "Như chưa hề có cuộc chia tay ...". Nay tôi đã thấm thía hết những cảm xúc mà chị Minh Diệu đã đối diện khi phải chia tay đoàn, chia tay Petrolimex...
Petrolimex ký sự đóng máy - cũng đồng nghĩa với việc khép lại những chuỗi ngày trèo đèo lội suối, lên cao nguyên Bắc Bộ, xuống đồng bằng sông Hồng rồi lại "bám biển" dọc miền Trung của đoàn làm phim và của những con người Petrolimex. Cái lạnh se sắt vì gió mùa Đông Bắc, cái nóng oi ả vì mùa khô ở Nghệ An, cái nồng nàn hơi biển ở Đà Nẵng, ở Quy Nhơn hay ở Nha Trang, cái tình mà Lãnh đạo, CB-CNV Petrolimex khắp mọi miền đất nước đã truyền trao - sẽ mãi mãi là một ký ức đẹp, một ký ức đầy tự hào mà tôi có được trong những năm tháng chập chững bước vào nghề truyền hình.
Petrolimex ký sự đóng máy - hay nói nôm na, là đoàn làm phim đã "đi chợ" xong và bây giờ chúng tôi đang "chế biến" để cho ra những món ngon đậm hương vị Petrolimex nhất.
Petrolimex ký sự đóng máy nhưng những thước phim về một thương hiệu đang sắp sửa đón chào tuổi 60 sẽ là sợi chỉ đỏ giúp Petrolimex xích lại gần hơn với khách hàng, với đối tác và nhất là với mọi tầng lớp nhân dân.
2. Chuyến đi cuối, lịch trình ghi hình nhẹ nhàng hơn những chuyến đi trước rất nhiều lần. Đoàn làm phim chúng tôi không phải "mỗi ngày ngủ mỗi tỉnh" như mọi khi, không phải cấp tập dậy sớm để di chuyển, cũng không phải "ăn trưa vào lúc 6 giờ tối" vì mải mê quay thêm một số cảnh đắt nằm ngoài kịch bản. Thế mà, ai nấy trong đoàn cũng ít nói hẳn vì chúng tôi hiểu rằng đây là chuyến ghi hình cuối cùng của Petrolimex ký sự rồi. Chúng tôi thèm cái cảm giác được tất bật, được cháy cùng với nhiệt huyết của những con người ở Petrolimex khắp cả nước.
Những ngày trong chuyến đi cuối ở Hà Nội, tôi hay nhìn ra cửa sổ để ngắm lại tất cả những địa danh, những con đường, những cửa hàng xăng dầu, những tòa nhà...mà đoàn làm phim từng đến ghi hình các hoạt động, cơ sở vật chất, bằng khen...cũng như thực hiện phỏng vấn từ chị công nhân bán xăng, anh cửa hàng trưởng có thành tích xuất sắc đến Lãnh đạo Tập đoàn, Lãnh đạo các Tổng công ty và các Công ty thành viên.
Xe lăn bánh đến đâu, tôi điểm lại những ký ức trong tôi về Petrolimex đến đó. Thậm chí, 22 giờ tối ngày Thứ Sáu (27.11.2015) khi máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay Tân sơn nhất, nhìn ra ngoài cửa sổ tôi liền tự nói với mình: "Phía xa xa kia là nơi mình đã phỏng vấn đối tác của Công ty cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex". Dường như nơi đâu có Petrolimex, tôi cũng thấy có một phần ký ức của tôi ở trong đấy. Tất cả tựa như cơn mưa phùn mùa xuân: dịu nhẹ nhưng dai dẳng. Những ngày hôm đó, thật khó để nói chia xa!
3. Mấy ngày qua, tôi thấy nhớ Hà Nội da diết. Hà Nội trong tôi giờ đây không chỉ là hồ Hoàn Kiếm, là cầu Long Biên, là chợ Đồng Xuân, là 36 phố phường hay là câu hát "ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó" của ca sĩ Thu Phương mà Hà Nội trong tôi, giờ đây còn có:
- Tòa nhà số 1 Khâm Thiên, Trụ sở chính của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - nơi đoàn đã đến ghi hình phỏng vấn ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐQT Petrolimex, ông Trần Văn Thịnh - Tổng giám đốc Petrolimex, ông Vương Thái Dũng - Phó Tổng giám đốc Petrolimex cũng như ghi hình các công ty dịch vụ thương mại Petrolimex. Tại tầng 1 tòa nhà này, có căn phòng PR nho nhỏ nhưng khát vọng thực hiện một "Petrolimex ký sự" đi vào lòng người của ông Trưởng phòng PR Nguyễn Xuân Hoài lại lớn lao vô cùng.
- Tòa nhà Mipec Tower gần Ngã Tư Sở - nơi đoàn đã đến ghi hình PLC, Gas Petrolimex, Bảo hiểm Pjico. Tôi nhớ rõ đến từng số tầng của mỗi đơn vị mà tôi đã đến. Tầng 18 là Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC), ở tầng này có Tổng giám đốc Nguyễn Văn Đức - người lúc nào cũng bắt tay tôi bằng cả 2 tay một cách đầy trân trọng. Tầng 20 là Tổng công ty Gas Petrolimex, nơi có anh Phạm Ngọc Thư - người sáng tác nên bài thơ "Hơn cả mười thương" với cả tấm lòng tri ân sâu sắc những công nhân Gas Petrolimex. Tầng 21, 22 là Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex - nơi một vị Phó giám đốc có thói quen không bao giờ đóng cửa phòng khi làm việc là ông Bùi Hoàng Giang. Đây cũng là nơi tôi có thêm người chị tên Nguyễn Thị Thu Phương - người phụ nữ nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, đã kề vai sát cánh cùng đoàn đến tận những ngày quay cuối cùng ở TP. Hồ Chí Minh.
- Cơ quan PCC1 ở quận Long Biên, Hà Nội - nơi có những người lãnh đạo đã chắt chiu quỹ thời gian quý giá để cùng đoàn làm phim chúng tôi đến Thanh Hóa, đến Quảng Ninh ghi hình - đó là Giám đốc Phạm Minh Tâm, Phó giám đốc Ninh Văn Tuấn. Ngày về, các anh còn gởi đến đoàn mỗi người một phần ô mai "ăn lấy thảo", món quà tuy nhỏ nhưng lại thể hiện sự quan tâm chu đáo tuyệt vời.
... và Hà Nội trong tôi còn có bóng hình những người công nhân xăng dầu ngày đêm miệt mài lao động. Có những anh chị sẵn sàng cất tấm bằng Đại học để bắt đầu từ công việc của một nhân viên bán xăng chỉ đơn giản "vì tình yêu với Petrolimex". Những con người ấy được anh Trần Ngọc Năm - Phó tổng giám đốc Petrolimex, trân trọng gọi là "những người hùng thời hiện đại".
Chắc có lẽ, nhờ sự chu đáo, sự nhiệt tâm, tính chuyên nghiệp và cái tình của Petrolimex mà tôi thêm yêu Hà Nội - trái tim của Tổ quốc!
4. Trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao viết: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương...". Cho phép tôi được nhân hóa Petrolimex là "những người ở quanh ta" mà tác giả Nam Cao đã nhắc đến bởi hơn ai hết tôi hiểu rằng bên ngoài kia còn rất nhiều người chưa "cố tìm mà hiểu" Petrolimex, ấy thế cho nên dù ngày qua tháng lại người ta vẫn đổ xăng, vẫn thay nhớt của Petrolimex nhưng trong tiềm thức - họ luôn nghĩ Petrolimex là độc quyền, là lãi khủng, là không minh bạch giá...
Mấy ai hiểu Petrolimex đang gánh trên vai mình trọng trách quá lớn: phải nổ lực kinh doanh hiệu quả đồng thời phải luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ xăng dầu cho khắp mọi miền đất nước. Nếu không là Petrolimex, đơn vị nào sẽ mang xăng lên ngàn? Nếu không là Petrolimex, đơn vị nào sẽ đứng ra đảm bảo cung ứng nguồn xăng trong những ngày giá xăng dầu thế giới tụt dốc? Ấy thế mà khi giá xăng dầu biến động, Petrolimex lại phải đứng mũi chịu sào trước búa rìu dư luận - dù chiếc bánh lợi nhuận chia năm xẻ bảy cho các tập đoàn, công ty tư nhân kinh doanh về xăng dầu khác.
Tôi rất tâm đắc với câu nói của ông Nguyễn Văn Đức - Tổng giám đốc PLC: "Yêu nước thì có nhiều cách, PLC sản xuất kinh doanh hiệu quả, đóng góp ngân sách cao, được người tiêu dùng yêu quý - đó là yêu nước. Yêu nước bằng những hành động thiết thực để dân giàu, nước mạnh". Và tôi nghĩ không riêng gì Tổng giám đốc PLC mà đó còn là mong muốn, còn là trách nhiệm của tất cả Lãnh đạo, CB-CNV Petrolimex luôn đau đáu trong lòng.
Đại đa số người dân chỉ thấy một Petrolimex lãi khủng theo báo cáo trình Chính phủ nhưng lại không nhìn thấy hoặc lờ đi số tiền khủng không kém mà Petrolimex đã đóng góp cho Ngân sách nhà nước. Petrolimex - một doanh nghiệp vốn Nhà nước, nếu kinh doanh không hiệu quả thì thiệt hại ai phải gánh hẳn mỗi người tự có câu trả lời.
Có lần ngồi bàn công việc, anh Nguyễn Xuân Hoài - Trưởng phòng PR Petrolimex, bộc bạch: "Trước đây chủ trương của lãnh đạo Petrolimex là không nói gì cả nhưng nếu không nói ra làm sao người khác hiểu được Petrolimex". Quả thật vậy, gần một năm đồng hành mới thấy Petrolimex có quá nhiều điều để nói, để kể. Từ câu chuyện về thương hiệu, về văn hóa doanh nghiệp, về trách nhiệm an sinh xã hội và môi trường, về ý thức phòng cháy chữa cháy, về những con người đang ngày đêm lao động những mong chữ "P" luôn tỏa sáng đến những khát vọng vươn ra khỏi đất nước hình chữ S để cắm lá cờ Petrolimex trong lòng đối tác quốc tế.
Trong một lần trả lời phỏng vấn với SCTV, ông Trần Văn Thịnh - Tổng giám đốc Petrolimex đã chia sẻ: "Cái cốt lõi được đúc rút ở Petrolimex trong gần 60 năm qua là ở 12 chữ: "Trách nhiệm - Nhiệt huyết - Lạc quan - Tin cậy" - "để tiến xa hơn". Đây cũng chính là giá trị cốt lõi, là tầm nhìn, là lợi thế so sánh, là văn hóa của Petrolimex để thế hệ CBCNV-NLĐ Petrolimex trân trọng, gìn giữ, phát huy. Với sự nỗ lực chủ động truyền thông hiện nay, lãnh đạo các cấp, đối tác, bạn hàng, khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông, công chúng và nhân dân ngày càng thêm tin tưởng và tin yêu Petrolimex hơn. Và, chúng tôi sẽ tiếp tục bền chí, nỗ lực hành động để luôn xứng đáng với sự tin yêu đó".
Thay mặt đoàn làm phim, tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Petrolimex đã quyết định "nói" và đã chọn SCTV làm "người nói bằng những thước phim" để truyền tải những câu chuyện, những thông điệp, những ước vọng lớn lao "để tiến xa hơn" đến đông đảo công chúng.
Tôi có một niềm tin sâu sắc rằng công chúng sẽ hiểu, sẽ thấy Petrolimex "đáng yêu thương" và rồi công chúng sẽ "thương" Petrolimex nhiều hơn. Tựa như chia sẻ của bác Phan Hoài Đức - Chủ nhiệm Đoàn phim: "Trước đây xe gần hết xăng miễn cứ thấy cây xăng nào gần thì vào đổ nhưng từ khi thực hiện Petrolimex ký sự, hết xăng chỉ tìm cây xăng của Petrolimex mà đổ thôi".
Những người làm phim, trong đó có tôi - đã thương Petrolimex và ủng hộ Petrolimex từ những việc làm nhỏ như thế !
Theo_Petrolimex
Mỗi CBCNVC-NLĐ Petrolimex là một chiến sỹ trên mặt trận PCCC Nhằm hướng đến chào mừng 60 năm Ngày thành lập Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), trong hai ngày 26-27/11/2015, tại TP. Hải Phòng, Petrolimex đã tổ chức vòng chung kết Hội thao Nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy Petrolimex 2015. Hội thao nhằm tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức phòng cháy và sẵn sàng chữa cháy cho cán bộ,...