Sẽ quản lý công dân thông qua một mã số duy nhất
Để khắc phục việc mỗi công dân phải gánh khoảng 15 loại thẻ liên quan đến quyền công dân như hiện nay, nhiều ủy viên Thường vụ Quốc hội (TVQH) đề nghị Chính phủ sửa lại quy định của dự luật Hộ tịch theo hướng tích hợp tất cả thông tin cá nhân mỗi công dân vào một chiếc thẻ duy nhất có giá trị như giấy thông hành trong mọi giao tiếp xã hội.
Lần đầu tiên trình ra TVQH cho ý kiến tại phiên họp sáng nay 13.9, song nhiều quy định của dự luật Hộ tịch không được các ủy viên TVQH tán thành.
Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường thừa ủy quyền Thủ tướng báo cáo tại phiên họp cho thấy một số quy định nổi lên đáng chú ý, như việc quy định số định danh công dân (dự kiến mỗi công dân sẽ được cấp một mã số riêng tích hợp các loại thông tin về nhân thân công dân đó) sổ bộ hộ tịch của mỗi công dân do chính quyền địa phương nơi công dân sinh ra quản lý và sổ hộ tịch cá nhân cấp cho công dân Việt Nam khi đăng ký khai sinh, trong đó ghi nhận các sự kiện hộ tịch của cá nhân.
Trong báo cáo thẩm tra dự luật, Ủy ban Pháp luật tán thành việc cấp số định danh cho công dân vì “kinh nghiệm một số nước trên thế giới đã thực hiện việc cấp mã số cho công dân để quản lý cho thấy rất có hiệu quả”.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu ý kiến tại
phiên họp – Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng, việc cấp số định danh công dân thì cần làm rõ nội hàm của số định danh công dân thế nào, bao gồm những nội dung gì… để tiến tới mỗi người dân chỉ có một mã số quản lý duy nhất dùng chung cho các giấy tờ cá nhân do cơ quan nhà nước cấp. “Nếu không thì chỉ thêm tốn kém và gây thêm phiền hà cho người dân”, cơ quan thẩm tra lưu ý.
Ngoài ra, trước quy định của dự luật về việc số định danh công dân chỉ được cấp cho công dân Việt Nam “sinh ra kể từ ngày luật này có hiệu lực”, nghĩa là đối với hơn 87 triệu người dân sinh ra trước đó thì không được cấp số định danh và vẫn được quản lý theo cơ chế cũ, Ủy ban Pháp luật lo ngại việc cấp số định danh như vậy “không phát huy được tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý”.
Không thể gây thêm phiền hà cho dân vì thủ tục mới
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng hết sức phân vân trước quy định nói trên của dự luật Hộ tịch. Theo ông Hùng, nếu việc cấp số định danh không thực hiện được với tất cả công dân, rồi còn thêm sổ bộ hộ tịch, sổ hộ tịch thì không chỉ gây khó khăn, phiền hà cho người dân mà còn khó khăn cho cả công tác quản lý.
Video đang HOT
“Mỗi người dân chỉ nên làm một sổ thôi, tất cả thông tin tích hợp vào đó, không thể xong cái sổ này lại sang cái sổ khác. Như vậy thì người dân sẽ phải tiếp tục chịu đựng còn bộ máy quản lý của chúng ta cứ thế phình lên”, Chủ tịch QH nêu quan điểm.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ – Môi trường Phan Xuân Dũng nhận xét hiện nay mỗi công dân phải “gánh” khoảng 15 loại thẻ, từ chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế… liên quan đến nhân thân, vậy thì, khi trình ra QH thảo luận, cả cơ quan trình và thẩm tra đều phải làm rõ vấn đề: Khi luật Hộ tịch có hiệu lực thì sẽ giảm được bao nhiêu loại sổ, loại thẻ.
Ngoài ra, theo ông Dũng, cần phải xác định rõ lộ trình để hoàn tất việc cấp số định danh cho tất cả công dân Việt Nam chứ không riêng gì công dân sinh ra từ ngày luật có hiệu lực, để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng tán thành cấp số định danh cho mỗi công dân, theo đó, số định danh này sẽ tích hợp tất cả mọi dữ liệu về nhân thân của công dân đó và có giá trị sử dụng ở phạm vi quốc gia.
Tuy nhiên, ông Ksor Phước lưu ý: Đằng sau số định danh đó là hệ thống dữ liệu của mỗi công dân được lưu trữ ở hồ sơ gốc, chứ không phải lúc nào công dân cũng phải mang theo một tập để chứng minh cuộc đời của mình, chỉ cần một tờ thôi, hoặc qua một chiếc thẻ duy nhất để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền của công dân trong các giao dịch, quan hệ xã hội.
Không tán thành quy định về sổ bộ hộ tịch, sổ hộ tịch cá nhân được quản lý bởi chính quyền địa phương nơi công dân khai sinh, ông Ksor Phước nhấn mạnh “quy định của mình phải xuất phát từ lợi ích công dân là trung tâm. Nhà nước muốn vẽ ra bao nhiêu giấy tờ cũng phải xuất phát từ đó chứ không phải là quản lý chặt chẽ, nắm cho chắc rồi từ đó đẻ ra các phiền hà”.
Và ông đề nghị Chính phủ nên có lộ trình xóa dần các quy định liên quan đến cấp thẻ, cấp sổ riêng rẽ hiện hành đối với công dân để tiến tới quản lý công dân ở một mối thông qua một loại thẻ, hoặc một mã số duy nhất.
Tán thành cấp số định danh cho công dân, song Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng lưu ý việc cấp số định danh cho công dân chỉ khả thi khi ứng dụng được công nghệ thông tin để cập nhật cơ sở dữ liệu cá nhân một cách đầy đủ và quản lý qua mạng.
Để chỉnh sửa dự luật Hộ tịch theo hướng này, TVQH đề nghị ban soạn thảo chuẩn bị kỹ lại dự luật, trình QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, thay vì kỳ họp thứ 4 như dự kiến.
Theo TNO
Lớp học chuyên nghiệp dành cho người không chuyên
Khi nghe đến cụm từ " tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp ", nhiều bạn trẻ có nền tảng tiếng Anh còn rất hạn chế đã lắc đầu một cách ngại ngần. Tuy nhiên, ít bạn có thể ngờ rằng vấn đề ở đây thực ra hết sức đơn giản.
Chuyên nghiệp không có nghĩa là các bạn phải trở thành những interpreter (phiên dịch viên) nói tiếng Anh nhanh như một cái máy và nghe hiểu được hầu hêt tất cả những gì người bản địa nói. Mục đích khóa học nhằm giúp người đi làm phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng làm việc và giao tiếp xã hội hơn là chỉ tập trung vào từ vựng, ngữ pháp, từ đó rèn luyện phản xạ giao tiếp nhạy bén của học viên trong mọi hoàn cảnh.
Nên nhớ rằng, chúng ta dùng tiếng Anh cho công việc, biến nó thành một thứ phương tiện phục vụ cho việc chuyên môn chứ không phải là những nhà ngôn ngữ. Bởi thế, chẳng có gì sai nếu một người với nền tảng tiếng Anh "thường thường bậc trung", thậm chí dưới trung bình đăng ký lớp học tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp. Điều quan trọng là thái độ của bạn với khóa học và phương pháp để bạn tiếp thu hiệu quả những gì mà các giáo viên đã truyền thụ.
Tự tin thành công trong sự nghiệp với chương trình tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp tại Language Link Vietnam
Nhiều bạn khi nghe đến đây vẫn chưa thực sự tin, làm cách nào mà một "amateur" (người nghiệp dư) lại có thể biến thành một "professional" (người chuyên nghiệp) chỉ sau 54 giờ học trong 12 tuần. Câu trả lời sẽ có ngay cho các bạn.
Các giáo viên của khóa học đã vẽ ra cho bạn một con đường đi rất rõ ràng với kế hoạch đào tạo chi tiết để giúp bạn có những bước đi vững chắc "chinh phục" ngôn ngữ giao tiếp này. Có bốn nấc thang mà bạn có thể chia ra để kiểm tra trình độ của bản thân trong suốt quá trình học: Elementary, Pre-Intermediate, Intermediate và Upper-Intermediate.
Trong mỗi cấp bậc, chương trình học tập trung vào các vấn đề hết sức cụ thể và thiết thực. Qua được Elementary, bạn đã có thể bắt đầu và kết thúc cuộc nói chuyện qua điện thoại; Trao đổi thông tin trong công việc. Bước sang Pre-Intermediate, để lại tin nhắn; sử dụng tiếng Anh trong hội họp không còn là vấn đề khó. Sang một cấp cao hơn, bạn đã biết cách thức đưa ra hướng dẫn; thảo luận về những kĩ năng giúp hoàn thành tốt công việc. Cuối cùng, bạn sẽ hoàn thành khóa học với mức độ cao nhất khi có thể trình bày ý kiến đối với người quản lí; viết báo cáo công việc, đánh giá kết quả; viết bản tóm tắt các sự kiện hỗ trợ ý kiến bản thân; viết thư cho đối tác hoặc khách hàng tiềm năng...
Với những thông tin rõ rang và cụ thể về khóa học tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp mà Language Link Việt Nam cung cấp, các bạn trẻ sau khi kêt thúc chương trình học có thể tự tin khi nói rằng: không có người nghiệp dư, chỉ có người không biêt cách làm cho mình trở nên chuyên nghiệp.
Language Link Việt Nam
62 đường Yên Phụ (đôi) - Tel: 04 3927 3399
80A Láng Hạ - Tel: 04 3776 3388
24 Đại Cồ Việt - Tel: 04 3974 4999
Website: http://llv.edu.vn/vi/tieng-anh-nguoi-lon/tieng-anh-giao-tiep.html
pv
Theo Infonet
Những tập tục tắm rửa kỳ lạ nhất thế giới Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tắm rửa còn đồng nghĩa với việc giao tiếp xã hội, cầu mong trường thọ, thậm chí là tránh bùa chú. Thanh khiết không phải là mục đích duy nhất để tắm rửa. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tắm táp còn đồng nghĩa với việc giao tiếp xã hội, cầu mong trường thọ, thậm...