Sẽ phát triển Vườn Quốc gia Tà Đùng thành nơi nghĩ dưỡng, sinh thái
Đại diện Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tà Đùng (tỉnh Đắk Nông) cho biết đơn vị sẽ phát triển Vườn quốc gia Tà Đùng thành nơi nghĩ dưỡng, sinh thái.
Ngày 30-11, trao đổi với PLO, ông Khương Thanh Long, Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tà Đùng (tỉnh Đắk Nông) cho biết đơn vị đang triển khai xây dựng Đề án du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng đến năm 2030.
Một góc hồ Tà Đùng. Ảnh: VŨ LONG
Khai thác tối đa tiềm năng tự nhiên, bảo vệ rừng
Vườn quốc gia Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, nằm trên khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. Đây là nơi giao thoa về địa lý và sinh học giữa khu vực Nam Tây Nguyên với Đông Nam bộ, có giá trị quan trọng trong bảo tồn các loài gen đặc hữu và phòng hộ môi trường sinh thái.
Với địa hình chia cắt mạnh, Vườn Quốc gia Tà Đùng sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ như thác đá Granite, thác Mặt Trời, suối Đắk Rteng… Tà Đùng có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái – đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Vườn quốc gia.
Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng. Ảnh: HH
Đặc biệt, kể từ khi Dự án thủy điện Đồng Nai đi vào hoạt động ngăn dòng tích nước, đã làm cho hơn 40 ngọn đồi ở khu vực Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk Glong) nổi bật lên như danh thắng ở Đắk Nông. Mặt hồ xanh biếc hòa quyện với núi non và mây trời, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cũng vì thế mà khu Tà Đùng được người dân đặt tên như là “Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên”.
Theo ông Khương Thanh Long, trong tháng 6-2024, hồ Tà Đùng đã được Chính phủ Quy hoạch phát triển thành Khu du lịch Quốc gia.
Video đang HOT
Nhiều không gian ở Vườn Quốc gia Tà Đùng thuận lợi cho việc dã ngoại, cắm trại. Ảnh: HH
Để phát huy tiềm năng, lợi thế này, vừa qua Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng đã phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại công nghệ Xuân Mai Green thống nhất thực hiện đề án khảo sát, xác định các điểm, tuyến du lịch sinh thái tiềm năng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng; định hướng xây dựng các công trình phục vụ hoạt động du lịch sinh thái…
Đề án này sẽ được xây dựng và hoàn thiện đến hết tháng 3-2025.
“Việc phát triển hồ Tà Đùng thành nơi du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng nhằm thu hút đầu tư du lịch, huy động được nguồn lực của người dân tại chỗ. Từ đó, góp phần bảo vệ rừng bền vững hơn, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của bà con nơi, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, chúng tôi cũng làm đúng theo tinh thần của Nghị định 91 vừa mới ban hành” – ông Khương Thanh Long nói.
Huy động người dân tham gia bảo vệ rừng
Thời gian qua, nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tà Đùng luôn bám sát mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao để chỉ đạo, tuyên truyền, tổ chức thực hiện các quy định của Trung ương, địa phương.
Trong đó, đơn vị đã từng bước ổn định công tác tổ chức; xây dựng, củng cố được khối đoàn kết nội bộ; cải tiến lề lối, tác phong làm việc; nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chức, viên chức và người lao động; đưa cơ quan vào hoạt động có nề nếp,…
Kiểm lâm của Vườn Quốc gia Tà Đùng cùng người dân tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: HH
Lực lượng kiểm lâm của Vườn Quốc gia Tà Đùng đã hết sức nỗ lực, tuần tra, kiểm tra thường xuyên các điểm nóng về khai thác lâm sản để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng.
Về công tác thực hiện dự án bảo vệ phát triển rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đơn vị đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng theo kế hoạch được phê duyệt; phân công việc theo dõi, đôn đốc hộ nhận khoán cho các trạm kiểm lâm. Qua đó, đơn vị đã thay đổi được phương thức huy động người dân tham gia bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả công tác giao khoán.
Thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Tà Đùng phong phú, đa dạng. Ảnh: HH
Về công tác tài chính, đơn vị sẽ đảm bảo đầy đủ các chế độ cho công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại đơn vị theo quy định. Đồng thời, việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, phương án đảm bảo thực hiện kịp thời; đôn đốc thực hiện, nghiệm thu các công trình lâm sinh theo quy định.
Tạo đột phá cho du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong nước cũng như trên thế giới, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Quảng Bình.
Hiện tại, sản phẩm du lịch nơi đây vẫn chưa tương xứng, chất lượng một số sản phẩm du lịch chưa cao và mang tính mùa vụ. Với đề án 'Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đến năm 2030', tỉnh Quảng Bình kỳ vọng tạo ra bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển du lịch, phát huy hiệu quả các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới.
Hang Chỉ huy (hang 7 tầng) ở Phong Nha-Kẻ Bàng được đầu tư sản phẩm du lịch khám phá thiên nhiên với trải nghiệm lịch sử thông qua việc ứng dụng kỹ thuật số.
Đề án phát triển du lịch sinh thái đến năm 2030 xác định 9 điểm và 11 tuyến du lịch ở Phong Nha-Kẻ Bàng có tiềm năng cần ưu tiên kêu gọi đầu tư để phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch.
Tiềm năng và bí ẩn
Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Phạm Hồng Thái cho biết, Vườn quốc gia này chứa đựng nhiều giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học khối núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những khối Karst lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, có lịch sử hình thành cách đây hơn 400 triệu năm với đầy đủ các giai đoạn phát triển chính của vỏ trái đất; có hơn 1.000 hang động, trong đó có 425 hang động đã được khảo sát, đo vẽ với chiều dài hơn 230 km, trong đó Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới. Đây là những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Ở đây còn có hệ động thực vật đa dạng và phong phú với 2.953 loài thực vật, 1.394 loài động vật; trong đó, có 43 loài mới phát hiện cho khoa học và nhiều loài quý hiếm. Bên cạnh đó, vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa như: Di tích đặc biệt đường Hồ Chí Minh huyền thoại, đường 20 Quyết thắng, hang Tám thanh niên xung phong, lễ hội đập trống của người Ma Coong, lễ mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều... Với những giá trị đó, Vườn quốc gia có diện tích hơn 123 nghìn ha này hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Từ chỗ chỉ có hai sản phẩm du lịch là tham quan động Phong Nha và động Tiên Sơn, đến nay, tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 17 sản phẩm du lịch, trong đó có những sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế, như: "Chinh phục Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới" hay "Chinh phục, tham quan hang Én". Sau 22 năm kể từ khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, tổng lượng khách đến tham quan tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đạt gần 11 triệu lượt; doanh thu du lịch đạt khoảng 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Ban quản lý vườn, chất lượng một số sản phẩm chưa tương xứng với tài nguyên của di sản, du lịch vẫn còn mang tính mùa vụ, sản phẩm có sự trùng lắp cho nên chưa thật sự hấp dẫn du khách. Trong khi đó, tiềm năng về phát triển du lịch của vườn còn rất lớn, bởi nơi đây không chỉ có hệ thống hang động tuyệt đẹp và hấp dẫn mà còn có những bí ẩn tưởng như vô tận dưới những cánh rừng nguyên sinh.
Chúng tôi đã có dịp đến thăm diện tích bách xanh đá được phát hiện vào năm 2004, là loài thực vật quý hiếm, đặc hữu của thế giới hiện chỉ còn duy nhất ở rừng nhiệt đới thường xanh Phong Nha-Kẻ Bàng. Bách xanh đá là loài cây lá kim, gỗ lớn, thường xanh, tán rộng; sinh sản đơn tính bằng hạt và được xem là sinh cảnh rừng độc đáo nhất, bởi tầm quan trọng toàn cầu và giá trị bảo tồn, được Sách đỏ của thế giới xếp tình trạng bảo tồn nguy cấp.
Hiện nay, bách xanh đá sống tập trung chủ yếu ở khu vực núi đá vôi thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vùng lõi Vườn quốc gia với diện tích khoảng hơn 5.000 ha. Sự hiện diện của loài thực vật cổ và đặc hữu này là một minh chứng khoa học khẳng định tính nguyên sơ và độc đáo về đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Trong chiến tranh, U Bò từng là một địa danh khốc liệt ở Quảng Bình thì bây giờ, từ ngã tư cầu Trạ Ang, chạy xe men theo nhánh tây đường Hồ Chí Minh một quãng rồi dừng chân tại Km51, du khách bắt đầu hành trình chinh phục U Bò với bao cảnh sắc tươi đẹp và quyến rũ. Đến đỉnh U Bò mới thấy câu hát "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, bên nắng đốt, bên mưa quay" chính xác hơn bao giờ hết. Trên độ cao hơn 900m, du khách dễ dàng phóng tầm mắt bao quát suốt một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn phía dưới.
Vào những ngày trời nắng và trong, xa xa từ đỉnh U Bò, thành phố Đồng Hới với biển xanh và dải cát vàng cùng những ngôi nhà cao tầng nhấp nhô hiện ra, đẹp như một bức tranh. Sắp tới, tỉnh Quảng Bình cho phép mở tuyến du lịch khám phá quần thể bách xanh đá trên núi cao hay khám phá thiên nhiên đỉnh U Bò hứa hẹn sẽ mang tới nhiều trải nghiệm hấp dẫn, ít có đối với du khách khi đến với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Sản phẩm mới, trải nghiệm mới
Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Phạm Hồng Thái cho biết, vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xác định 20 khu vực, trong đó có 9 điểm với quy mô khoảng 342 ha và 11 tuyến du lịch có tiềm năng ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch.
Các điểm du lịch mới này đều mang màu sắc riêng và có sức hấp dẫn. Nếu điểm du lịch sinh thái trải nghiệm vườn thú với các sản phẩm du lịch tiêu biểu có thể phát triển làm dịch vụ tham quan học tập, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường, dịch vụ vui chơi, giải trí thì điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại Km7 đường 20 Quyết thắng với định hướng xây dựng thành khu resort hoặc khách sạn đạt chất lượng từ 5 sao trở lên.
Ngoài ra, một số điểm du lịch, như: Khu nuôi thả bán hoang dã Núi Đôi, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp khu vực núi U Bò, du lịch sinh thái thác Chày, du lịch nghỉ dưỡng đồi Bà Tây, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp hung Trắm Ná... định hướng phát triển thành các điểm du lịch sinh thái, quan sát động vật hoang dã và khám phá các giá trị về văn hóa lịch sử, xây dựng resort hoặc khách sạn cao cấp, leo núi, tắm suối, chèo thuyền kayak...
Cùng với đó, trong Vườn quốc gia này có 11 khu vực có tiềm năng độc đáo, bí ẩn đang được phát triển thành các tuyến du lịch, gồm: Du lịch khám phá thiên nhiên rừng Re Khe máy bay, khám phá thiên nhiên hang Cà Roòng Kling Acu, trải nghiệm thiên nhiên hang Vòm giếng Voọc, khám phá thiên nhiên hang Chỉ huy, hang Cây Sanh, hang Bài, chinh phục đỉnh U Bò và trải nghiệm thiên nhiên trên đỉnh Trường Sơn, khám phá quần thể bách xanh đá hơn 500 năm tuổi, sống trên núi đá vôi ở độ cao hơn 600m...
Theo ông Phạm Hồng Thái, chỉ sau một thời gian ngắn công bố quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đến năm 2030 đã có nhiều doanh nghiệp du lịch đến tìm hiểu cơ hội đầu tư. Những dự án đầu tiên cũng bắt đầu khởi động, từ khâu thủ tục hồ sơ đến các quyết định hành chính, trong đó có những nhà đầu tư tâm huyết và đã có một số sản phẩm nổi tiếng gắn với Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng.
Khu vực đồi Bà Tây, một dự án du lịch nghỉ dưỡng được thiết kế vừa tựa vào vách núi, vừa ngắm sông Son, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và cảnh quan, hứa hẹn mang lại cảm giác tươi mới, hấp dẫn khi khách đến du lịch, nghỉ dưỡng ở trung tâm thị trấn du lịch Phong Nha. Dự án du lịch khám phá thiên nhiên hang Chỉ huy hay còn gọi là hang 7 tầng cũng đang được doanh nghiệp khẩn trương đầu tư. Hang này có thạch nhũ không nổi trội so với các hang động khác nhưng là nơi được bộ đội ta đặt làm doanh trại, kho tàng trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho nên không gian khá rộng, bằng phẳng. Doanh nghiệp đầu tư sản phẩm du lịch này là kết hợp giữa khám phá thiên nhiên với trải nghiệm lịch sử thông qua việc ứng dụng kỹ thuật số để người xem cảm nhận được tiếng bom, đạn, tiếng xe ô-tô vận tải hàng hóa trong rừng của những năm chiến tranh.
Với 20 khu vực có giá trị độc đáo về địa mạo, địa chất, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa lịch sử, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cam kết phối hợp và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư khảo sát thực địa tại khu vực tiềm năng; đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện tự nhiên, xã hội, khí hậu, địa chất, địa hình cho các nhà đầu tư hình thành ý tưởng và có giải pháp khả thi đối với dự án đầu tư để biến những giá trị tiềm năng của di sản thành sản phẩm du lịch khác biệt và độc đáo, để di sản không chỉ là danh hiệu mà phải được bảo tồn bền vững và mang tới giá trị kinh tế cho cộng đồng.
Quảng Bình kêu gọi đầu tư 9 điểm và 11 tuyến du lịch mới ở Phong Nha-Kẻ Bàng Chiều 1/6, tại thành phố Đồng Hới, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) tổ chức hội nghị công bố "Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021-2030". Theo đó, có 9 điểm và 11 tuyến du lịch mới được giới thiệu, kêu gọi đầu tư khai thác nhằm mang đến trải nghiệm thú vị, hấp dẫn...