Sẽ phạt người vi phạm quy định đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19
Đeo khẩu trang nơi công cộng góp phần làm giảm sự lây lan của dịch Covid-19 trong cộng đồng, do đó người vi phạm quy định có thể sẽ bị xử phạt.
Khẩu trang, khử khuẩn kết hợp “thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân” là thông điệp 2K mới nhất của Bộ Y tế, được sửa đổi nhằm phù hợp với tinh thần phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới.
Giải thích về thông điệp 5K được thay thế bằng 2K, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết ở giai đoạn đầu của cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, khi chưa có nhiều hiểu biết về virus SARS-CoV-2, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và đặc biệt là chưa có vắc-xin Covid-19 thì việc sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân được coi là biện pháp bảo vệ tốt nhất.
Nhiều biện pháp chống dịch Covid-19 đã được thay đổi trong tình hình mới
Do đó, ngày 30-8-2020, Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ thực hiện Thông điệp 5K (Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế) nhằm khuyến cáo người dân tuân thủ và thực hiện.
“Thời gian gần đây, trên toàn cầu số ca mắc Covid-19, bệnh nhân nặng và tử vong đều giảm trong khi tỉ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19 tăng nhanh. Khi chúng ta kiểm soát được dịch bệnh, tỉ lệ tiêm vắc-xin tăng, cả nước chuyển sang trạng thái thích ứng, an toàn, linh hoạt, tập trung phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp, vì vậy, các biện pháp khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế thời điểm này không còn phù hợp”- ông Nguyễn Đình Anh nói.
Ông Nguyễn Đình Anh cho biết nhằm ứng phó linh hoạt với dịch bệnh trong tình hình mới, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch truyền thông 2K, kết hợp “vắc-xin thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân” và các biện pháp khác nhằm bảo vệ sức khoẻ của người dân.
Theo đó, K đầu tiên là “khẩu trang”. Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đông người: tại cơ sở y tế, nơi cách ly y tế, nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế. Áp dụng với tất cả các đối tượng (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).
Đối với nhân viên y tế thực hiện theo hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19.
Ngoài ra, việc bắt buộc đeo khẩu trang được thực hiện theo hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 nơi công cộng trong tình hình mới vừa được Bộ Y tế ban hành.
Video đang HOT
K thứ hai là “khử khuẩn”. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.
Bộ Y tế sửa thông điệp phòng, chống dịch Covid-19 từ 5K thành 2K – Nguồn: Bộ Y tế
“Trong trường hợp xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2, cộng thêm dịch lây lan mạnh trên diện rộng, vượt qua khả năng đáp ứng của ngành y tế, vẫn cần đề xuất tiếp tục sử dụng Thông điệp 5K cùng các biện pháp nói trên” – ông Nguyễn Đình Anh cho biết.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc xử phạt hành vi phạm quy định chống dịch trong đó có việc đeo khẩu trang, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết cơ quan chức năng sẽ thực thi việc xử phạt đối với những cá nhân vi phạm quy định bắt buộc đeo khẩu trang để phòng chống dịch.
Bà Hương cho biết dịch Covid-19 được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều địa phương đã ghi nhận các ca mắc biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc. Trong nước, dù dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng thời gian gần đây, cả nước vẫn ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày.
Các chuyên gia y tế cảnh báo dịch Covid-19 tại nước ta vẫn hiện hữu cùng sự xuất hiện của nhiều biến thể mới, cộng thêm mùa đông sắp đến nên nguy cơ các bệnh đường hô hấp bùng phát là rất lớn. Để phòng bệnh thì việc thực hiện nghiêm thông điệp 2K rất cần thiết.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020 xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, tại điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020 quy định, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế bao gồm: Đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác.
Theo quy định tại Nghị định này, thẩm quyền xử phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng dịch bao gồm: Chủ tịch UBND các cấp; chánh Thanh tra các Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra Bộ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ; Trưởng Công an cấp huyện; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan…
Vụ ban quản lý tòa nhà phạt người không đeo khẩu trang: Có dấu hiệu hình sự
Công an Q.Thanh Xuân (Hà Nội) xác định Ban quản lý tòa nhà Sao Mai building phạt người trong tòa nhà 2 triệu đồng vì không đeo khẩu trang là trái pháp luật và có dấu hiệu "chiếm đoạt tài sản".
Sáng 27.4, trao đổi với Thanh Niên, chỉ huy một đội nghiệp vụ Công an Q.Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, đơn vị này đang vào cuộc làm rõ dấu hiệu hình sự trong vụ Ban quản lý tòa nhà Sao Mai building (số 19 Lê Văn Lương, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân) tự ý phạt người trong tòa nhà 2 triệu đồng vì không đeo khẩu trang.
Tòa nhà Sao Mai building. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Theo vị chỉ huy, bước đầu đơn vị này đã xác định được một trường hợp bị phạt 2 triệu đồng và đang tìm thêm các bị hại để phục vụ xác minh.
"Ban quản lý phạt, thu tiền trái phép như vậy có dấu hiệu của tội chiếm đoạt tài sản. Chúng tôi đang xác minh dấu hiệu hình sự này, nếu có sẽ xử lý nghiêm", vị chỉ huy thông tin .
Trước đó, phản ánh tới Thanh Niên, anh V.K.D (31 tuổi, trú Q.Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, ngày 14.3, anh đến một công ty thuê văn phòng tại tầng 8 tòa nhà Sao Mai building thử việc.
Anh D. với tờ phiếu thu xử phạt 2 triệu đồng vì không đeo khẩu trang. ẢnhTRẦN CƯỜNG
Chiều 8.4, anh D. đi thang máy xuống tầng 1 và không đeo khẩu trang. Sự việc bị camera thang máy ghi lại, sau đó ban quản lý tòa nhà đã xử phạt anh 2 triệu đồng về hành vi không đeo khẩu trang.
Ngày 14.4, ban quản lý nhà gọi điện yêu cầu anh D. nộp phạt, anh đã chuyển 2 triệu đồng qua tài khoản ngân hàng nhưng không nhận được biên lai mà chỉ có phiếu thu có đóng dấu của ban quản lý tòa nhà.
Anh D. cho biết, ngoài anh, nhiều nhân viên các công ty thuê tại đây cũng bị phạt.
Anh D. bức xúc, chia sẻ sự việc lên mạng xã hội. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Trao đổi với Thanh Niên, ông Hoàng Tùng, Phó chủ tịch UBND P.Nhân Chính, cho biết sau khi nắm được thông tin, đơn vị này đã làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và đầu tư Sao Mai (chủ đầu tư) và Ban quản lý tòa nhà Sao Mai và xác định việc xử phạt như vậy là hoàn toàn sai và không đúng thẩm quyền.
Nội dung trong biên bản làm việc thể hiện, trong hợp đồng ký kết giữa các công ty thuê văn phòng làm việc với chủ đầu tư có điều khoản cho phép các nội quy, quy định được đưa ra là cấu thành phụ lục của hợp đồng kinh tế giữa các bên.
Phiếu thu anh D. nhận được từ ban quản lý tòa nhà
TRẦN CƯỜNG
Nếu nhân sự các công ty vi phạm các nội quy, quy chế của tòa nhà thì tùy từng mức độ xử lý sẽ bị xử phạt bằng tiền và được tạm thu vào quỹ của Ban quản lý tòa nhà. Sau 6 tháng, nếu đã rút kinh nghiệm và chấp hành nghiêm túc các nội quy thì ban quản lý sẽ hoàn trả lại tiền.
Đối với việc xử phạt anh D., ban quản lý thừa nhận không đúng quy định, đã xin lỗi anh D. và đề nghị hoàn trả số tiền 2 triệu đồng đã thu phạt trước đó nhưng anh D. không nhận.
Ông Hoàng Tùng, Phó chủ tịch UBND P.Nhân Chính, khẳng ban quản lý tòa nhà đã làm thay chức năng của chính quyền
TRẦN CƯỜNG
Ông Hoàng Tùng cho biết, trong nội bộ tòa nhà, người quản lý có thể đặt ra các quy định, nội quy và có hình thức phạt, nhưng phải hài hòa, phù hợp với các quy định pháp luật và được tất cả các bên đồng thuận.
Văn hóa khẩu trang Đại dịch COVID-19 vẫn đang là một vấn đề y tế toàn cầu. Số lượng người nhiễm và số ca tử vong trên thế giới vẫn chưa dừng. Đeo khẩu trang khi giao tiếp, đi chơi, đi làm là một trong những điều cần thiết ở giai đoạn bình thường mới - Ảnh: QUANG ĐỊNH Ngay từ trước dịch, nhiều người Việt đã...