Sẽ mở rộng tinh giản biên chế
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về xây dựng Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức.
Mục tiêu của Đề án tập trung vào việc tinh giản để có một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực cao, hoạt động hiệu quả, cơ cấu hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng trong toàn bộ khối cán bộ, công chức ở tất cả các cấp Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội. Song, chưa đặt vấn đề tinh giản đội ngũ viên chức trong Đề án. Cùng với đó, phải rà soát kỹ các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trực tiếp phục vụ mục tiêu tinh giản biên chế gắn với đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ quan, tổ chức; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.
Theo ANTD
25% cán bộ công chức năng lực yếu
Với 73,7% phiếu tán thành thông qua, Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2013 giao chỉ tiêu biên chế hành chính cho các cơ quan của thành phố, quận, huyện, thị xã là 10.938 biên chế. Trong đó, biên chế công chức là 9.293 người; lao động hợp đồng là 941 chỉ tiêu; lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế là 704. Tổng biên chế sự nghiệp được giao trong năm là 143.610 chỉ tiêu.
Đồng ý với việc phải có thêm nhiều chỉ tiêu biên chế cho thành phố để đáp ứng lượng công việc ngày càng lớn, song nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về việc bộ máy hành chính của thành phố đang phình to nhưng hoạt động lại chưa thực sự hiệu quả. Đại biểu Trần Trọng Dực - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội (đại biểu tổ Hoàng Mai) cho biết, qua theo dõi thì bộ máy hành chính không được tinh giản mà năm sau luôn phình to hơn năm trước. Đã thế 15-25% cán bộ công chức đang ăn lương ngân sách Nhà nước nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đại biểu này dẫn chứng, tại một cơ quan của thành phố, qua đánh giá chỉ có 30% cán bộ công chức, viên chức làm việc tốt; 35% có năng lực làm việc ở mức khá, trung bình; số cán bộ công chức còn lại "không yên tâm để giao việc". Đó là chưa kể tình trạng sắp xếp, bố trí, phân bổ cán bộ công chức, viên chức ở nhiều đơn vị chưa hợp lý, mất cân đối. Chẳng hạn, UBND quận Long Biên có tổng số 203 biên chế công chức, viên chức thì trong đó riêng lực lượng thanh tra xây dựng đã là 75 người chiếm 1/3. Tương tự tại huyện Sóc Sơn, tổng biên chế là 274 thì riêng lực lượng thanh tra xây dựng là 121 người chiếm gần một nửa... "Số lượng thanh tra xây dựng nhiều như vậy, liệu đáp ứng yêu cầu công việc có tốt hơn? Tôi chắc chắn là chưa" - đại biểu Trần Trọng Dực nhấn mạnh.
Cũng theo đại biểu Trần Trọng Dực, việc phân cấp cho các quận, huyện tổ chức thi tuyển công chức, viên chức là đúng. Tuy nhiên, việc tổ chức thi tuyển này cần phải quản lý chặt chẽ, nếu không sẽ kém hiệu quả và dễ nảy sinh nhiều tiêu cực. Ông cho biết, ở nhiều địa phương, thi công chức được quy ra "tiền", nếu dưới 100 triệu đồng thì không thể đỗ được.
Theo ANTD
Tăng cường quản lý Nhà nước về BHXH, BHYT Ngày 20-3, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) giai đoạn 2012-2020. Tại hội nghị, đồng chí...