Sẽ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải về kế hoạch mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất từ nguồn đất quốc phòng.
Nha ga sân bay Tân Sơn Nhât vào nhưng ngay giap Têt luôn trong tinh trang qua tai Anh: TÂN THANHNha ga sân bay Tân Sơn Nhât vào nhưng ngay giap Têt luôn trong tinh trang qua tai Anh: TÂN
Theo đề án của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được mở rộng đối với các hạng mục nhà ga hành khách nội đia và quốc tế; xây dựng thêm các vị trí đỗ máy bay và đường lăn (đường dẫn máy bay từ sân đỗ ra đường băng).
Nới Tân Sơn Nhất để giải quyết nạn quá tải trước mắt
Cụ thể, nhà ga hành khách nội địa sẽ được nối dài để tăng năng lực phuc vu thêm 3 triệu hành khách/năm, đạt công suất 13 triệu khách/năm. Nhà ga quốc tế được mở rộng cánh phải và cánh trái để tăng thêm 40 quầy làm thủ tục, nâng công suất phục vụ hiện tại từ 8-10 triệu khách lên 13 triệu hành khách/năm. Như vậy, khi mở rộng cả 2 nhà ga hành khách, năng lực của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được tăng thêm 6 triệu hành khách/năm, tức là đạt sản lượng 26 triệu hành khách/năm, đúng như thiết kế đã phê duyệt theo quy hoạch.
Để phục vụ được sản lượng khách như trên, sân bay Tân Sơn Nhất cần xây dựng thêm khoảng 20 vị trí đỗ máy bay. Ngoài tận dụng tối đa diện tích hiện có, cần phải lấy thêm một phần diện tích đất quốc phòng vì sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay dùng chung cho cả mục đích hàng không dân dụng và quân sự. Hiện nay, Bộ Quốc phòng đã đồng ý bàn giao diện tích đất 7,63 ha để xây dựng 21 vị trí đỗ máy bay mà không ảnh hưởng đến hoạt động bay của Quân chủng Phòng không.
Đối với hạng mục đường lăn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện có 2 đường cất hạ cánh nhưng chỉ có duy nhất một đường cho máy bay di chuyển 2 chiều ra đường băng. Đây đươc vi là “nút cổ chai” của sân bay Tân Sơn Nhất. Vào những ngày cao điểm, máy bay đi từ Tân Sơn Nhất phải xếp hàng trong sân đỗ chờ “nút cổ chai” thông thoáng mới ra được đường băng. Tương tự, máy bay đáp xuống Tân Sơn Nhất dù đúng giờ cũng phải đỗ lại ở vị trí đài không lưu cũ, chờ từ 5-10 phút mới có đường vào sân ga trả khách. Do đó muốn giải tỏa hiện tượng tắc nghẽn nay, ACV có kế hoạch xây một đường lăn song song với đường lăn hiện tại để máy bay có đường vào/ra riêng biệt.
Video đang HOT
Vốn đầu tư cho đề án này sẽ do ACV tự huy động, không lấy từ ngân sách nhà nước.
Việc xây sân bay Long Thành là chiến lược lâu dài
Dư luận đặt câu hỏi Chính phủ đang đề xuất Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng sân bay Long Thành (Đồng Nai), tại sao còn mở rộng Tân Sơn Nhất?
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, ông Lại Xuân Thanh, cho biết việc mở rộng Tân Sơn Nhất là thực hiện đầu tư phân kỳ theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo quy hoạch, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có công suất cực đại 26 triệu lượt hành khách/năm. Vào năm 2013, Tân Sơn Nhất đã đón hơn 20 triệu lượt khách. Hai tháng đầu năm nay, thị trường hàng không tiếp tục tăng cao ở con số 23%. Chỉ đến năm 2015, Tân Sơn Nhất sẽ quá tải ngay cả khi đã được mở công suất cực đại theo thiết kế. Trong khi đó, dự kiến sân bay Long Thành nếu sớm được thông qua chủ trương đầu tư cũng phải 10 năm nữa mới đi vào hoạt động. Vì vậy, phải mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo đúng quy hoạch để giải quyết ngay vấn đề trước mắt, còn việc xây dựng sân bay quốc tế Long Thành là vấn đề mang tính chiến lược để phục vụ phát triển vùng kinh tế chiến lược phía Nam.
Ông Thanh cho biết thêm: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo đề án Chính phủ vừa đồng ý, thực chất là đầu tư theo quy hoạch đã được phê duyệt, không phải phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thay cho việc xây dựng sân bay Long Thành.
Trước đó, khi trình đề án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, Bộ Giao thông Vân tai đã đưa ra 3 phương án so sánh, bao gồm xây dựng sân bay quốc tế Long Thành với tổng mức đầu tư 7,7 tỉ USD; nâng cấp, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với tổng mức đầu tư 9,1 tỉ USD (do phải đền bù, giải phóng mặt bằng khi lấy vào đất đô thị) và nâng cấp căn cứ không quân Biên Hòa.
Theo Tô Hà (Người lao động)
200 con bò sữa "cưỡi" phi cơ, đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất
Chiều (25-2), chuyên cơ mang số hiệu QF7581 của hãng Qantas Airways chở 200 con bò cao sản mang thai được nhập từ Úc về Việt Nam đã đáp xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Đây là những con bò đầu tiên trong số 5.000 con bò mang thai mà Vinamilk nhập trong năm 2014 từ Úc và Mỹ. Trong bối cảnh giá sữa thế giới ngày càng biến động, không ổn định, việc đầu tư các trang trại chăn nuôi bò sữa và chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ là một mục tiêu chiến lược quan trọng, và là hướng đi lâu dài giúp Vinamilk nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ nội địa hoá nguồn nguyên liệu.
Sau hành trình 7 giờ vượt đại dương, những con bò cao sản mang thai đã tới
sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng đứng trong các kiện gỗ chuyên dụng.
Năm 2014, 2015 Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại mới tại Tây Ninh (quy mô 10.000 con), Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), Thanh Hóa 2 (quy mô 3.000 con) và Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa (quy mô 20.000 con). Nâng tổng số trang trại bò sữa của Vinamilk lên 9 trang trại với khoảng 46.000 con, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu (trong đó sữa tươi nguyên liệu từ trang trại chiếm 20%, còn lại 20% của các hộ nông dân).
Để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại này, Vinamilk sẽ tiếp tục nhập hơn 5.000 bò giống từ các nước Úc và Mỹ. Đợt bò nhập đầu tiên trong năm 2014 vào ngày 25.2 là 200 con bò sữa cao sản mang thai nhập từ Úc. Số bò nhập trong kế hoạch còn lại sẽ tiếp tục về Việt Nam bằng đường hàng không trong khoảng thời gian thời tiết phù hợp.
Nhân viên kho bãi cẩn trọng bốc xếp từng kiện gỗ nhốt bò
Trong những năm qua, các kết quả nuôi bò nhập từ Úc rất tốt đã chứng tỏ việc áp dụng công nghệ mới, đảm bảo kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc tốt là yếu tố căn bản cho việc nuôi bò nhập nội cao sản. Năng suất đàn bò sữa tại các trang trại Vinamilk hiện đạt mức trung bình trên 7.200 kg/con/năm là năng suất cao so với mức năng suất đàn bò thế giới (tương đương với châu Âu và cao hơn các trại tại khu vực châu Á). Từ kết quả khả quan này, Vinamilk quyết định tiếp tục nhập bò giống từ Úc với số lượng lớn để tăng đàn nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa của công ty.
Toàn bộ đàn bò được tuyển chọn trực tiếp từ các trang trại bò giống HF của Úc bởi các chuyên gia lành nghề, nhiều kinh nghiệm của nhà cung cấp và công ty Vinamilk. Đây là đàn bò tơ thuộc giống bò Holstein Friesian thuần chủng, có "gia phả" ba đời và được cấp giấy chứng nhận giống HF của Hiệp hội giống bò sữa Holstein Friesian của Úc. Đàn bò sau khi được sơ tuyển, chọn mua từ các trang trại đã được đưa đến trại cách ly kiểm dịch tại Úc, được giám định về khả năng sinh sản (do chuyên gia thú y của Úc khám bằng máy siêu âm chuyên dụng).
Những con bò cao sản được tuyển chọn kỹ càng với "gia phả" 3 đời
Sau đó, các chuyên gia của công ty Vinamilk phối hợp với các chuyên gia Úc tuyển chọn chính thức để lựa ra hơn 400 con đạt tiêu chuẩn về ngoại hình (hình dạng tổng quát đúng chuẩn bò giống HF, trọng lượng, chân móng, màu sắc da lông, hệ thống chân, khung xương...), sức khỏe (thể trạng, dáng đi, hành vi và quan sát đi lại gặm cỏ trên đồng, mắt tinh anh, mũi ẩm ướt), gia phả và khả năng sản xuất của con mẹ và tiềm năng di truyền của tinh bò cha. Trước khi về Việt Nam, đàn bò phải trải qua các đợt kiểm tra, xét nghiệm về tình hình sức khỏe rất nghiêm ngặt của cơ quan thú y kiểm dịch Úc.
Đàn bò nhập về sẽ được nuôi cách ly tại trang trại bò sữa Lâm Đồng của Vinamilk với công nghệ và kỹ thuật hiện đại của trang trại và được sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp theo sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do nhà cung cấp hỗ trợ. Để chuẩn bị cho đợt nhập bò này, công ty Vinamilk đã chuẩn bị chặt chẽ nguồn thức ăn (nguồn thức ăn thô xanh chất lượng cao và cỏ khô Alfalfa), thuốc và vật tư thú y (đặc biệt là các loại vaccine chuyên dụng nhập từ Hoa Kỳ), chuồng trại (sát trùng tiêu độc cách ly, hệ thống làm mát...).
Công nghệ chăm sóc đặc biệt đang đón đợi lũ bò
Với số lượng 5000 bò dự kiến nhập trong năm 2014 sẽ bắt đầu cho sữa trong thời gian cuối năm 2014 và năm 2015, góp phần nâng sản lượng sữa của các trang trại công ty lên khoảng 50 triệu lít/năm. Ngoài ra, đây sẽ là nguồn con giống bò sữa triển vọng để nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, góp phần cho việc cải thiện chất lượng và sản lượng sữa sản xuất và nâng cao số lượng đàn bò sữa tại Việt Nam.
Theo ANTD
Hàng trăm hành khách bức xúc vì bị "bỏ rơi" ở sân bay Đã hoàn tất thủ tục, xếp hàng ra sân bay nhưng hàng trăm hành khách bất ngờ nhận được thông báo chuyến bay khởi hành trễ. Đợi đến 3 tiếng đồng hồ sau vẫn không thấy đại diện hãng hàng không trả lời, hàng trăm hành khách vạ vật mệt mỏi... Sự việc diễn ra vào đêm 1/12 tại khu vực quầy thủ...