Sẽ mở rộng chuyên án phá đường dây cho vay nặng lãi đến các khu công nghiệp
Để phá đường dây cho vay nặng lãi, các trinh sát Công an quận Tân Phú đã dày công theo dõi đối tượng và thu thập chứng cứ. Từ vụ án này, thời gian tới, Cơ quan điều tra Công an quận Tân Phú sẽ mở rộng chuyên án cho vay nặng lãi đến những khu vực tập trung nhiều công nhân, người lao động, như các công ty, nhà máy, khu công nghiệp…
Nhóm giang hồ cho vay nặng lãi… sa lưới!
Công an quận Tân Phú (TPHCM) vừa triệt phá thành công đường dây cho vay nặng lãi. Hiện đã khởi tố 2 đối tượng Trần Đình Cường (SN 1990, quê Bắc Ninh) và Lê Văn Tư (SN 1990, quê Hải Phòng). Ngoài ra, cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ hành vi phạm tội của 7 đối tượng liên quan.
Thông tin từ cơ quan điều tra (Công an quận Tân Phú), vào giữa năm 2017, nhiều người bị nhóm cho vay nặng lãi dồn đến đường cùng đã đến cơ quan báo chí tố cáo. Theo đó, những người này rơi vào cảnh làm ăn thua lỗ, sinh viên nghèo, công nhân, người thu nhập thấp, gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo đã vào các trang mạng, như “cho vay tiền nóng 24h”, “alo vay tiền”, “vay trả góp 24h”, “vay tiền nóng Sài Gòn”, để vay mượn.
Khi mọi thủ tục hoàn tất, nhóm cho vay đến nhà “con nợ”, yêu cầu người vay ký giấy mua hộ xe máy. Người vay tiền phải đưa CMND, hộ khẩu bản chính và nhận từ 5-50 triệu đồng tiền vay. Một khi cầm tiền, các “con nợ” bị các thanh niên xăm trổ nhắc, yêu cầu trả tiền lãi từ 15-90%/tháng. Có khi trả hết gốc lẫn lãi nhưng các đối tượng vẫn tiếp tục yêu cầu đưa tiền và dùng vũ lực để uy hiếp. Nhiều người đã bị các đối tượng đến tận nhà, trường học, dọa “chặt chân, chặt tay, đâm nát mặt”.
Qua quá trình điều tra, cơ quan công an nhận thấy, đường dây này hầu hết đến từ các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Và ngày 29.3, tại một quán cà phê trên đường Trường Chinh (quận Tân Bình), các trinh sát đã ghi nhận một số đối tượng đang cưỡng đoạt tài sản của nạn nhân tên H. Nhận định đã đủ các chứng cứ nên Công an quận Tân Phú quyết định “cất lưới”.
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận hành vi cho vay nặng lãi và cưỡng đoạt tài sản. Đối tượng Trần Đình Cường được xác định là kẻ cầm đầu. Y đã lôi kéo bạn bè từ phía Bắc vào để cùng hoạt động và chuyển 400 triệu đồng cho Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Tư để lập 2 chi nhánh nhỏ. Từ đó đến nay, Cường đã thu lợi bất chính hơn 300 triệu đồng.
Theo đánh giá từ lực lượng công an, khi phá án liên quan đến cho vay nặng lãi gặp nhiều khó khăn. Nhiều người ban đầu tố cáo sau đó rút đơn vì bị các đối tượng hù dọa, thương lượng khoản tiền lớn.
Video đang HOT
Ra đường là thấy “ tín dụng đen”
Trong buổi trao thư khen của Giám đốc Công an TPHCM tại trụ sở Công an quận Tân Phú sáng 12.4, Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó Giám đốc Công an TPHCM – cho rằng, Công an thành phố rất ghi nhận công sức, tài năng, sự nhiệt huyết của Công an quận Tân Phú khi liên tiếp phá được những vụ án trọng điểm.
Liên quan vụ triệt phá đường dây cho vay nặng lãi của nhóm giang hồ phía Bắc, Thiếu tướng Phan Anh Minh cho rằng, đây là hành vi phạm tội nghiêm trọng, xảy ra ở nhiều địa phương, trong nhiều năm qua. Bởi hễ ra đường, đâu đâu cũng thấy, những bảng dán quảng cáo cho vay tiền của một số tổ chức “tín dụng đen”.
Những biển quảng cáo với lời mời rất hấp dẫn như “cho vay tiền, nhanh gọn, không thế chấp”. Tuy nhiên, đây chỉ là lời bịp. Có những vụ việc cho vay nặng lãi, uy hiếp các con nợ nhưng chưa đến mức khởi tố hình sự, song khiến báo chí và người dân rất bức xúc.
“Riêng với vụ phá đường dây cho vay nặng lãi trên, tôi cùng Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TPHCM, PC45) sẽ làm việc thêm với Công an quận Tân Phú, mở rộng chuyên án. Đồng thời, phải thống nhất một số khái niệm pháp lý với Viện kiểm sát, giúp cho vụ án triển khai được thuận lợi” – Thiếu tướng Phan Anh Minh cho hay.
Còn thượng tá Tăng Châu Long – Phó Trưởng Công an quận Tân Phú – nhận định, đây là một trong những chuyên án đầu tiên ở TPHCM được khởi tố đúng tội danh về cho vay nặng lãi và được VKS phê chuẩn. Lâu nay, nhiều vụ việc khi đến giai đoạn điều tra phải chuyển sang vụ án dân sự vì rất khó chứng minh.
Theo ông Long, chuyên án này nếu thiếu chứng cứ sẽ đuối lý ngay vì các đối tượng rất am hiểu pháp luật, thủ đoạn tinh vi, gian xảo. Hiện Công an quận đã bắt được 2 đối tượng về quy án, 7 đối tượng còn lại đã cho về, sau đó sẽ xử lý nghiêm khắc.
Tại buổi trao thư khen sáng 12.4, PV Báo Lao Động cũng đã đặt vấn đề về việc tình trạng cho vay nặng lãi hiện nay diễn ra khá phổ biến trên địa bàn TPHCM. Đặc biệt, đối tượng bị cho vay nặng lãi phần lớn là người lao động có thu nhập thấp, công nhân lao động và lãi suất phải trả cho các nhóm cho vay nặng lãi thường 10-15%/tháng.
Khi công nhân nào có nhu cầu vay sẽ thông qua nhóm giang hồ bảo lãnh, giới thiệu đến một trong những nhóm này để vay tiền. Khi đến hạn trả nợ, nếu công nhân “khất nợ” thì chủ nợ sẽ “nổi khùng”, thuê hẳn nhóm “đầu gấu” chặn ngay trước cổng công ty, để “tính sổ”.
Liên quan vấn đề này, thượng tá Tăng Châu Long cho hay, từ vụ việc này, thời gian tới, cơ quan điều tra Công an quận Tân Phú sẽ phối hợp các đơn vị khác mở rộng chuyên án cho vay nặng lãi đến những khu vực tập trung nhiều công nhân, người lao động, như các công ty, nhà máy, điểm công nghiệp…
Tuy nhiên, ông Long khuyến cáo “công nhân, người lao động tuyệt đối không tin, cũng như không vay tiền ở những đối tượng cho vay nặng lãi vì sẽ sập bẫy “tín dụng đen”, bị chủ nợ đe dọa.
Theo Nguyễn Tân
Lao động
Băng giang hồ ép bảo kê, cho vay nặng lãi ở quận 12 lãnh án
Trọng, Đức tụ tập thêm một số đàn em tạo thành một băng bảo kê, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản trong thời gian dài khiến nhiều hộ kinh doanh trên đường Hà Huy Giáp phải nơm nớp sống trong sợ hãi.
Ngày 20/3, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Khưu Hồng Trọng (sinh năm 1988, ngụ quận 12) 6 năm tù, Trần Xuân Đức (sinh năm 1990), Nguyễn Tấn Thanh (sinh năm 1995) cùng mức án 5 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản. Cùng tội danh trên, HĐXX tuyên phạt các đồng phạm của Trọng từ 2 đến 4 năm tù.
Các bị cáo trong đường dây bảo kê, cưỡng đoạt tài sản lãnh án.
Một số tang vật vụ án, được băng nhóm này mang theo sử dụng khi đi thu tiền bảo kê.
Theo cáo trạng, lúc 18h ngày 5/7/2016, Đức yêu cầu Nguyễn Tấn Thanh, Nguyễn Tấn Thành đến quán karaoke do vợ chồng anh Phước và chị Thắm làm chủ để thu tiền bảo kê tháng 7/2016, số tiền là 63 triệu đồng.
Khi đưa tiền, chị Thắm nói với Thanh số tiền 50 triệu đồng là tiền chị Thắm mượn của Đức, còn 13 triệu đồng là tiền bảo kê tháng 7/2016, trong đó quán karaoke là 10 triệu đồng và 3 triệu đồng là tiền bảo kê quán ăn. Khi lấy tiền xong thì Thanh và Thành bị Công an TPHCM bắt quả tang.
Tại cơ quan điều tra, Thanh và Thành khai nhận là đàn em của Đức và Trọng có nhiệm vụ nuôi gà đá và đi thu tiền bảo kê các quán karaoke, quán nhậu, quán cà phê, tiệm hớt tóc trên đường Hà Huy Giáp, quận 12.
Qua quá trình điều tra Đức, Trọng khai nhận từ tháng 3/2015, Đức và Trọng bàn bạc với nhau tới quán karaoke do anh Phước, chị Thắm làm chủ gây áp lực quậy phá đuổi đánh khách. Sau đó Đức, Trọng đến gặp anh Phước đặt vấn đề thu tiền bảo kê 30 triệu đồng/tháng, nếu không đóng tiền sẽ quậy phá không cho hoạt động.
Chủ quán năn nỉ xin giảm còn đóng 20 triệu đồng/tháng. Đến tháng 1/2016, lấy lý do quán karaoke hoạt động không hiệu quả, chủ quán xin giảm xuống còn 10 triệu đồng/tháng.
Sau đó, anh Phước tiếp tục mở quán nhậu cũng trên đường Hà Huy Giáp nhằm cải thiện tình hình kinh tế, chúng lại hung hăng tới đặt vấn đề. Quán này anh Phước phải nộp 15 triệu đồng/tháng tiền bảo kê cho chúng. Tại đây, chúng thường xuyên đánh nhân viên, quản lý. Thậm chí khách hàng vào nhậu, thấy ngứa mắt chúng cũng đánh không tha. Chúng chiếm luôn hai chòi trong quán làm nơi ăn ở, ngủ nghỉ, chơi ma túy. Sau một thời gian, khách sợ không dám tới nữa, quán phải đóng cửa.
Từ tháng 4/2015, đến tháng 6/2016, chị Thắm đã đóng tiền bảo kê cho Đức và Trọng trên 203 triệu đồng.
Mở rộng điều tra, cơ quan điều tra xác định được 6 quán (cà phê, tiệm hớt tóc) trên đường Hà Huy Giáp bị nhóm này tới quậy phá đặt vấn đề thu tiền bảo kê 2-3 triệu đồng/tháng.
Số tiền có được, Đức và Trọng chia một phần cho anh em, phần còn lại cho vay nặng lãi với lãi suất 20%/tháng.
Quá quá trình điều tra, do anh Phước, chị Thắm và tất cả bị hại đã thay đổi địa chỉ cư trú, tòa có tống đạt quyết định nhưng không được và những người này không có mặt tại phiên tòa.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người này, HĐXX quyết định tách phần dân sự ra khỏi vụ án này, lúc nào các bị hại có đơn yêu cầu bồi thường sẽ được xử lý bằng một vụ án dân sự.
Xuân Duy
Theo Dantri
Cặp vợ chồng dùng tài sản đã thế chấp ngân hàng để vay nặng lãi Tài sản mà vợ chồng Thanh dùng để thế chấp cho những người cho vay đều đã được họ thế chấp trước đó cho các ngân hàng để vay tiền. Kinh doanh thua lỗ, không có tiền trả nợ, lại bị các đối tượng xã hội đe doạ đòi tiền, vợ chồng Thanh đã bỏ trốn. Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn...