Sẽ kiện Trung Quốc vụ đâm chìm tàu cá ĐNa-90152
“Chúng tôi sẽ nhờ Hội luật gia tư vấn, hỗ trợ để hoàn thiện hồ sơ kiện Trung Quốc ra tòa vì đã đâm tàu cá ĐNa-90152″, ông Trần Văn Lĩnh – quyền chủ tịch Hội nghề cá TP Đà Nẵng nói.
Chiều 2/6, tàu cá ĐNa-90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (trú phường Xuân Hòa, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đã được kéo lên thanh đà tại HTX trục vớt đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An (quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Toàn bộ con tàu đã bị hư hỏng nặng. Mạn trái thân tàu có vết đâm xước, thủng lớn, dài khoảng 60cm, rộng 50cm. Hàng loạt vết tích hư hại, nham nhở khắp vỏ, cabin, boong tàu.
Tàu ĐNa-90152 đã được đưa về Đà Nẵng
Theo ông Trần Văn Lĩnh – quyền chủ tịch Hội nghề cá TP Đà Nẵng, con tàu là bằng chứng rõ ràng để vạch trần luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc cho rằng tàu mình cố tình vào đâm vào tàu họ. Sau khi giám định, cơ quan chức năng cho biết không thể phục hồi con tàu. Nếu có khả năng phục hồi cũng không thể đi biển được mà chỉ có thể đi sông.
Mạn trái thân tàu có vết đâm xước, thủng lớn
Video đang HOT
Máy móc bị hư hỏng hết do ngâm nước lâu ngày
“Mục tiêu của mình là mang con tàu về để làm bằng chứng tội ác của Trung Quốc và mình đã làm được rồi. Hiện nay mọi người mới về đang còn bối rối nên chưa thể tiến hành thủ tục để kiện ngay được. Trước mắt, phải lo thực hiện việc bảo hiểm đền bù để họ có khoản tiền tìm cách đóng lại tàu mới tiếp tục làm ăn, vươn khơi, bám biển.
Ông Trần Văn Lĩnh cho biết sẽ kiện Trung Quốc ra tòa
Hội nghề cá sẽ nhờ Hội luật gia tư vấn, hỗ trợ để hoàn thiện sơ hồ kiện Trung Quốc? Kiện ở đâu? Tòa án nào? Kiện ra sao? Và sẽ làm trong những ngày sắp tới”, ông Lĩnh nói.
Trao đổi với chúng tôi, bà Huỳnh Thị Như Hoa cho biết, bà sẽ giữ nguyên con tàu, không sữa chữa để làm bằng chứng tố cáo tội ác của Trung Quốc. Bà sẽ nhờ cơ quan chức năng hỗ trợ để có thể khởi kiện? Nhưng hiện giờ bà vẫn chưa biết nhờ ai. Vì vậy cơ quan, chức năng nào quan tâm thì hãy hỗ trợ, tư vấn cho bà trong việc khởi kiện.
Khánh Hồng
Theo Dantri
TQ xây đường băng ở Gạc Ma nhằm mục đích gì?
"TQ sẽ lăp lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN, từ Hoàng Sa chuyển sang quần đảo Trường Sa", thạc sĩ luật Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông cho biết.
Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin nước này đã đang xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma và dự tính xây đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm cạnh tranh với Việt Nam và Philippines trong những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Hành động này diễn ra trong lúc Trung Quốc đang đ ặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vậy, thực chất Trung Quốc xây dựng đường băng và đảo nhân tạo ở đảo Gạc Ma là có mục đích gì?
Hình ảnh cụm Sinh Tồn tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ trên không, trong đó bãi Gạc Ma nằm ở điểm cuối phía nam. Ảnh: NASA.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông nhận định: "Theo tôi, Trung Quốc làm vậy để củng cố vị thế của họ trên đảo. Cái quan trọng là hành động đó của Trung Quốc dẫn đến phá vỡ duy trì nguyên trạng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không chỉ phá vỡ nguyên trạng, việc xây đường băng ở bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và xây đảo nhân tạo gần đó còn dẫn đến các kịch bản xấu. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cũng làm tương tự như Trung Quốc. Kịch bản thứ hai là có thể Trung Quốc sẽ lập lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ gần quần đảo Hoàng Sa chuyển sang khu vực quần đảo Trường Sa. Nếu việc này xảy ra, sự đụng độ trên quần đảo Trường Sa sẽ rất căng thẳng, điều đó dẫn đến đe dọa lớn cho hòa bình an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á.
Nếu Trung Quốc xây đường băng, xây một đảo nhân tạo lớn thì có nguy cơ họ sẽ xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Nếu Trung Quốc có căn cứ quân sự, cộng với sự tham lam vô độ vốn có của họ, thì chắc chắn việc này sẽ gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn, trong đó có cuộc chạy đua vũ trang, gây căng thẳng leo thang trong khu vực quần đảo Trường Sa".
Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, nếu Trung Quốc thực sự xây dựng một căn cứ quân sự tại đây, thì điều này có nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện việc chinh phục chuỗi đảo thứ nhất để vươn ra Thái Bình Dương.
"Tôi nghĩ về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông, tức kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982, thời ông Lưu Hoa Thanh. Theo kế hoạch này, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất rồi sang chuỗi đảo thứ hai và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đe dọa vị trí của Mỹ", ông Hoàng Việt nói.
Hình ảnh tàu Trung Quốc hút cát để biến bãi ngầm đá Gạc Ma thành đảo nổi rộng đến 30 hécta.
Theo kế hoạch trên, chuỗi đảo thứ nhất mà Trung Quốc muốn vượt qua kéo dài từ Hàn Quốc đến Philippines tức là bao gồm khu vực biển Đông. Chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ đảo Honshu của Nhật, đi qua quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, và quần đảo Palau. Trong hệ thống "mắt xích Thái Bình Dương" do chuỗi đảo hợp thành, Nhật Bản và Hàn Quốc là trung tâm của mắt xích. Đây cũng là những đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đô đốc Lưu Hoa Thanh của Trung Quốc từ năm 1982 đã đề xuất Trung Quốc cần kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai vào năm 2010 và 2020. Hải quân của Trung Quốc cần sẵn sàng đón nhận những thách thức của quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ dương vào năm 2040 và biển Hoa Đông sẽ trở thành sân sau của hải quân quân đội nhân dân Trung Quốc trong thời gian không xa.
Trước đó, trong cuộc họp báo về tình hình Biển Đông do Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội, trao đổi bên lề cuộc họp báo, khi được hỏi về thông tin Trung Quốc xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma, luật sư Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, việc này rất nguy hiểm vì căn cứ ở Gạc Ma rất quan trọng. Nếu Trung Quốc đã đang xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma thì việc này nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng Trung Hoa của họ, trở thành một cường quốc biển trong tương lai. Đây là đường đi ra của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa, rồi xuống sâu dưới Trường Sa. Trung Quốc đã tính một lối ra để thực hiện giấc mộng Trung Hoa - cường quốc biển, cường quốc đại dương.
Theo KTO
Sóng lòng dân trong lòng Quốc hội Những đợt sóng triều dâng này cho thấy, trừ những thông tin liên quan đến bí mật quốc gia, mọi vấn đề khác nếu được lên tiếng tại diễn đàn Quốc hội sẽ chỉ có lợi hơn cho đối nội và đối ngoại. Quốc hội khóa XIII có lẽ có sứ mệnh lịch sử gắn với biển Đông. Còn nhớ kỳ họp đầu...