Sẽ kiểm toán nhiều tập đoàn, tổng công ty
Theo kế hoạch kiểm toán năm 2014 vừa được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố hôm qua (18-2), sẽ có 42 tập đoàn, tổng công ty nhà nước nằm trong danh sách được kiểm toán. Trong đó, KTNN sẽ tập trung vào kết quả thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế.
Lĩnh vực tài chính, bảo hiểm tiếp tục nằm trong “tầm ngắm” của Kiểm toán Nhà nước Ảnh minh họa: Phú Khánh
Kiểm toán chặt chẽ hơn
Ông Lê Minh Khái – Phó Tổng KTNN cho biết: “Theo kế hoạch kiểm toán 2014, tổng số đầu mối kiểm toán năm nay là 185. Như vậy, so với năm 2013 tổng số cuộc kiểm toán của KTNN năm 2014 sẽ tăng 11 cuộc, đồng thời KTNN cũng đổi mới trong xây dựng kế hoạch, mở rộng để kiểm toán chặt chẽ hơn”.
Trong số 185 đầu mối sẽ được kiểm toán trong năm nay, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2013 tại 42 tập đoàn, tổng công ty như Tập đoàn Hóa chất, Tổng công ty Dược, Tổng công ty Thép, Tập đoàn Bảo Việt, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam…
Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm như Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng công ty CP Bảo hiểm Petrolimex, Công ty Mua bán nợ (DATC), Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex, Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty Bảo Minh… cũng sẽ được tập trung kiểm toán.
Theo kế hoạch, KTNN sẽ thực hiện 17 cuộc kiểm toán chuyên đề với các lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội như quản lý và sử dụng nguồn thu phí, học phí và các khoản thu khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuyên đề về tình hình thực hiện chính sách giá xăng dầu giai đoạn 2011-2013 tại các đầu mối nhập khẩu. Chuyên đề quản lý và sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ 2013…
Kiểm toán Nhà nước cũng đưa các công ty tài chính như Công ty cho thuê tài chính I, II; Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển… vào danh sách trong chuyên đề huy động và sử dụng vốn.
Video đang HOT
KTNN sẽ thực hiện kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý sử dụng vốn đầu tư tại một số dự án đầu tư lớn. Ông Lê Minh Khái nhấn mạnh: &’Từng đầu mối trong kế hoạch kiểm toán năm nay được lựa chọn kỹ càng, khắc phục tình trạng kiểm toán dàn trải, thiếu tập trung, nên có thời gian thu thập bằng chứng đối với các vi phạm liên quan đến lãng phí, tham nhũng”.
Kiến nghị xử lý gần 23.000 tỷ đồng
Chia sẻ về kết quả kiểm toán năm 2013, Phó Tổng KTNN – Lê Minh Khái cho biết: “KTNN đã thực hiện 151 cuộc kiểm toán, trừ 1 cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2012 đang được thực hiện và kết thúc vào tháng 3-2014 thì tổng hợp kiểm toán từ 150 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 22.778 tỷ đồng”.
Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung và đề xuất bổ sung 71 văn bản không phù hợp với quy định chung của Nhà nước hoặc chưa phù hợp với thực tiễn. Kiến nghị xử lý trách nhiệm 30 cá nhân và nhiều tập thể liên quan tới sai phạm.
Với kế hoạch kiểm toán năm 2014, KTNN cho biết sẽ tiếp tục chủ động thu thập, củng cố bằng chứng, đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật để kịp thời chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo ANTD
Sốc với kết quả "nhảy múa" của báo cáo tài chính Xây lắp Dầu khí
Cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát từ 4/4/2013 do lỗ ròng sau kiểm toán năm 2011 là19,1 tỷ đồng và 1.338,39 tỷ đồng vào 2012, nhưng phải đến nay, PVX mới có công văn khẳng định: năm 2011, công ty mẹ lãi 207 tỷ đồng, và lãi hợp nhất 196 tỷ đồng.
Ngày 3/4/2013, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - mã chứng khoán PVX) đã nhận được thông báo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc đưa chứng khoán vào diện bị kiểm soát.
Ngày bắt đầu bị đưa vào diện kiểm soát là 4/4/2013, lý do bị kiểm soát là lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán năm 2012 tại 2 năm gần nhất là số âm. Cụ thể, năm 2011 sau khi điều chỉnh hồi tố lỗ 19,1 tỷ đồng và năm 2012 lỗ 1.338,39 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tới nay, tức phải 9 tháng sau, PVX mới có công văn giải trình. Công văn này nêu rõ, "kết thúc năm 2011, PVX công bố kết quả kinh doanh kiểm toán với công ty mẹ lãi 207 tỷ đồng, còn lãi hợp nhất 196 tỷ đồng".
PVX gây bất ngờ về số liệu "biến hóa kỳ ảo".
Khi kết thúc năm tài chính 2012, PVX phải thực hiện điều chỉnh hồi tố số dư đầu kỳ (tức là điều chỉnh số liệu BCTC năm 2011) trên BCTC công ty mẹ và BCTC hợp nhất năm 2012, đồng thời, công ty đã thực hiện công bố thông tin theo quy định - công văn của PVX nêu.
Chính vì vậy, sau khi PVX thực hiện công bố BCTC 2012, ngày 4/4/2013, mã chứng khoán PVX bị Sở giao dịch chứng khoán Hà nội đưa vào diện bị kiểm soát với lý do lợi nhận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất có kiểm toán năm 2012 tại 2 năm gần nhất là số âm.
Cụ thể năm 2011 sau khi điều chỉnh hồi tố lỗ 19,12 tỷ đồng và năm 2012 lỗ 1.338,39 tỷ đồng.
Công văn của PVX nói rằng, "trong quá trinh làm việc và rà soát số liệu tài chính PVC đã phát hiện ra có sự nhầm lẫn/sai sót về mặt kỹ thuật hợp nhất trên BCTC hợp nhất đã được kiểm toán Nhà nước thực hiện cho BCTC năm 2011".
Theo đó, trên BCTC Công ty mẹ - PVC, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh trích lập dự phòng bổ sung khoản đầu tư vào CTCP Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (PVC-SG) với số tiền 19,7 tỷ đồng.
Mặc dù theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07 thì được hoàn nhập lại trên BCTC hợp nhất khoản dự phòng đầu tư vào công ty liên kết, song, trên BCTC hợp nhất toàn Tổng công ty PVX, khi thực hiện các bút toán hợp nhất đã thiếu bút toán hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính này.
Việc thiếu bút toán hoàn nhập này đã làm cho chi phí tài chính trên BCTC hợp nhất tăng thêm 19,7 tỷ đồng và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm tương ứng nên công ty bị lỗ hơn 19 tỷ đồng.
Theo PVX, nếu được Kiểm toán Nhà nước chấp thuận cho phép điều chỉnh bổ sung bút toán hoàn nhập này thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2011 sẽ là số dương với 590 triệu đồng.
Ngày 25/12/2013, Kiểm toán Nhà nước cũng đã thống nhất đề xuất của PVX việc bổ sung bút toán hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính vào PVC-SG với số tiền trên và lợi nhuận hợp nhất năm 2011 của PVX là 590 triệu đồng.
Theo đó, PVX đề nghị được ra khỏi diện bị kiểm soát do năm 2011 vẫn có lãi 590 triệu đồng.
Theo thông báo của HNX mới ban hành, cơ quan này quyết định đưa cổ phiếu PVX ra khỏi diện kiểm soát chuyển sang diện cảnh báo từ 7/2/2014. Lý do là lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ năm 2011 là số dương (năm 2011 là 590.715.236 đồng, sau khi điều chỉnh hoàn nhập khoản dự phòng đầu tư tài chính vào Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Sài Gòn số tiền là 19.714.440.667 đồng với sự chấp thuận của kiểm toán Nhà nước và xác nhận của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam).
Hiện tại, PVX vẫn chưa công bố BCTC quý IV và cả năm 2013. Tính 9 tháng/2013, công ty vẫn đang lỗ ròng gần 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm tới 2.634 tỷ đồng.
Mới đây, nguyên Chủ tịch và Phó Giám đốc PVC-ME (công ty con của PVX) cùng 10 đồng phạm cũng vừa bị khởi tố vì đã có sai phạm gây thiệt hại hơn 85 tỷ đồng tại công ty này.
Mai Chi
Theo Dantri
21 ngày nữa, Hiến pháp có hiệu lực Hôm qua (9-12), Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố Hiến pháp sửa đổi, vừa được Quốc hội thông qua. Quyền sử dụng đất là một nội dung quan trọng được quy định trong Hiến pháp Tại cuộc họp báo, ông Giang Sơn - Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chủ...