Sẽ không còn giấy khai sinh, sổ hộ khẩu
Các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử sẽ được thay thế bằng số định danh.
Những giấy khai sinh bị ghi chú “đăng ký quá hạn”. Với đề án mới, những trường hợp như thế này sẽ không còn xảy ra
Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 8/6.
Thay bằng số định danh
Theo đó, ngày 8/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020.
Mục tiêu của đề án này nhằm đổi mới căn bản tổ chức, hoạt động quản lý Nhà nước về dân cư, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.
Trong giai đoạn 2013-2014, việc triển khai đề án tập trung vào hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc cấp số định danh cá nhân; xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư; hệ thống hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến quản lý dân cư; rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến quản lý dân cư…
Theo đề án, đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật CSDL quốc gia về dân cư trong phạm vi toàn quốc. Từ năm 2016, tổ chức triển khai nhập thông tin cá nhân vào CSDL quốc gia về dân cư.
Video đang HOT
Giai đoạn 2015-2020, việc cấp số định danh cá nhân cho công dân sẽ được triển khai theo lộ trình do Bộ Công an chủ trì phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Ngoại giao thực hiện. Đồng thời, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến quản lý dân cư.
Giảm dần gánh nặng thủ tục
Với quy mô dân số lên tới trên 90 triệu dân, số lượng giao dịch hành chính công giữa công dân và cơ quan hành chính, sự nghiệp được thực hiện ở nước ta trung bình khoảng 600.000 giao dịch/ngày.
Hầu hết thủ tục hành chính đều được thực hiện thủ công và đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân của mình thông qua việc xuất trình hoặc nộp bản sao hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ; hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính chưa được chia sẻ, sử dụng chung nên đã tạo ra gánh nặng hành chính lên tới cả nghìn tỉ đồng/năm.
Nhưng gánh nặng này sẽ được giảm dần khi quá trình cấp số định danh cá nhân được thực hiện dựa trên việc kết nối cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư.
Theo ước tính của Bộ Tư pháp, với số định danh cá nhân, người dân sẽ không phải khai thông tin công dân hoặc xuất trình/nộp bản sao/bản sao có chứng thực giấy tờ công dân khi thực hiện 1.300 thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền.
Các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử sẽ được thay thế bằng số định danh, đồng thời, với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thì số định danh cá nhân này sẽ tiếp tục thay thế thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe…
Thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL chuyên ngành khác, nhiều nhóm thủ tục hành chính sẽ chuyển đổi hình thức, cách thức thực hiện theo hướng tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian thực hiện TTHC, tăng tính phục vụ và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước.
Chẳng hạn như thủ tục cấp số mã thuế cá nhân hiện nay người dân phải đăng ký và cơ quan quản lý cấp cho một mã số thuế cá nhân để người dân thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Khi CSDL quốc gia về dân cư được chia sẻ, kết nối với các CSDL chuyên ngành thì người dân sẽ không phải làm thủ tục này nữa, khi khai thuế hoặc làm các thủ tục liên quan tới thuế người dân chỉ cần khai số định danh cá nhân, cơ quan quản lý thuế sẽ căn cứ trên số định danh này tự động cấp mã số thuế cho cá nhân đó để quản lý.
Tiết kiệm 1.600 tỷ đồng/năm
Có số định danh cá nhân, người dân không phải khai nhiều lần các thông tin cơ bản của mình, không phải sao, chụp, chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ công dân khi thực hiện khoảng 1.300 thủ tục hành chính (TTHC), giúp tiết kiệm 1.600 tỷ đồng/năm.
Theo vietbao
Cởi mở cho dân!
Ít ai biết rằng, hiện nay còn hơn 2 triệu trẻ em chưa có giấy khai sinh do những thủ tục đăng ký quá phức tạp.
Trẻ em sinh ra chỉ được đăng ký khai sinh tại nơi cư trú của người mẹ hoặc nơi trẻ sinh ra. (Ảnh minh họa).
Nghĩa là sẽ có hàng triệu gia đình loay hoay vất vả vì lo sự học cho con và cũng không loại trừ nguy cơ thất học vì không có giấy khai sinh.
Đã có chuyện mất tiền vé máy bay oan vì mang bản sao có công chứng giấy khai sinh vẫn bị nhà tàu bay từ chối vì cho là bản sao quá hạn. Ô hay giấy khai sinh đúng suốt đời chỉ sao 1 lần dùng nhiều lần cũng được chứ! Nay 2 triệu cháu không có khai sinh chắc chắn sẽ phải đi ô tô cho đến khi đủ tuổi làm CMT. Tội nghiệp các cháu!
Thì ra theo quy định hiện hành, trẻ em sinh ra chỉ được đăng ký khai sinh tại nơi cư trú của người mẹ hoặc nơi trẻ sinh ra. Thế nhưng, việc đăng ký khai sinh tại nơi sinh gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp về thủ tục: Sau khi đăng ký khai sinh tại nơi sinh, UBND xã - nơi đã đăng ký gửi thông báo kèm theo bản sao giấy khai sinh về cho UBND nơi người mẹ cư trú để ghi vào sổ. Thủ tục rườm rà tưởng như chặt chẽ nhưng có kẽ hở này đã bị lợi dụng để sinh con thứ ba hoặc nhiều trẻ không được khai sinh do không xác định được nơi cư trú của người mẹ. Bất cập này phải được sửa đổi.
Và Dự thảo Nghị định mới về đăng ký hộ tịch có rất nhiều điểm sửa đổi theo hướng cởi mở, thông thoáng hơn nhằm thay thế Nghị định 83/1998/NĐ-CP, không còn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
Dự thảo Nghị định mới bên cạnh việc giữ nguyên quy định đăng ký khai sinh tại nơi cư trú của người mẹ, đã bổ sung thêm quy định đăng ký khai sinh cho trẻ tại nơi cư trú của người cha hoặc nơi trẻ đang sống trên thực tế và bỏ quy định đăng ký khai sinh tại nơi sinh. Dự thảo cũng quy định cho phép khi đi đăng ký khai sinh, người đăng ký không cần phải xuất giấy chứng nhận kết hôn, hộ khẩu.
Đặc biệt, trường hợp nếu không có giấy chứng sinh thì thay thế bằng việc xác nhận của người làm chứng, nếu không có ai xác nhận thì chỉ cần sự cam đoan về việc sinh con là có thật. Thời hạn đăng ký khai sinh cũng tăng lên 60 ngày so với 30 ngày như hiện nay.
Điều quan trọng nữa là bản chính của giấy khai sinh sẽ được cấp lại do Sở Tư pháp đảm nhiệm trong trường hợp bị mất, hư hỏng hoặc ghi chú quá nhiều nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, chứ không phải chỉ được cấp một lần như hiện nay. Hy vọng rằng, nhờ quy định mới này 2 triệu trẻ em sẽ thuận lợi hơn khi đến tuổi đi học mẫu giáo, tiểu học.
Lại có phát sinh khác cần đưa vào dự thảo đó là trường hợp trẻ được ra đời bằng phương pháp "nhờ tử cung của người khác" mà dân gian gọi là mang thai hộ hay đẻ thuê này, đã thực sự mang đến hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Vì lẽ đó, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đã kiến nghị bổ sung quy định mang thai hộ vào Luật HN&GĐ đang sửa đổi chắc chắn sẽ liên quan đến vấn đề hộ tịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy rằng, cái gì có lợi cho dân thì phải kiên quyết làm bằng được, vận dụng vào việc ban hành các quy định cởi mở cho dân chính là làm theo lời Bác vậy!
Theo xahoi
Tạm trú 2 năm thì được nhập hộ khẩu nội đô Cả cơ quan soạn thảo lẫn cơ quan thẩm tra dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú đều thống nhất, sẽ quy định cần tạm trú liên tục trong 2 năm tại thành phố thì mới được nhập hộ khẩu vào nội đô (quận). Lượng người dồn về nội đô các thành phố trực thuộc TƯ quá...