“Sẽ không còn án oan như vụ ông Chấn”
“Những bộ luật, đạo luật sắp tới đây có quy định cụ thể bảo vệ những người chẳng may rơi vào vòng lao lý để làm sao khắc phục được những oan sai như trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn vừa qua”.
Đó là thông tin từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trong Chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời”, phát sóng trên VTV ngày 9/3.
Thưa Bộ trưởng, vừa qua dư luận xã hội và ngay cả diễn đàn Quốc hội rất quan tâm tới một số vụ án oan sai. Trong đó lưu ý đến quyền bào chữa, quyền tự bảo vệ của người dân trong quá trình tố tụng chưa được bảo đảm, ví dụ như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Vậy các luật sắp tới được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 sẽ khắc phục tình trạng đó như thế nào?
Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Đây cũng là một trong những điểm tôi cho là rất quan trọng, vừa rồi được sửa đổi, bổ sung và quy định rất sâu sắc trong Hiến pháp 2013.
Hiến pháp 2013 khẳng định tòa án xét xử phải bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, có nghĩa là phải có người bào chữa, phải có luật sư.
Quyền được mời luật sư bào chữa của người dân đã được mở rộng một cách đáng kể. Trước đây, theo quy định của Hiến pháp, cũng như của Bộ luật Tố tụng hình sự, người dân có quyền mời luật sư khi bị khởi tố bị can, bị cáo.
Còn bây giờ Hiến pháp đã bổ sung là người bị bắt, kể cả bắt quả tang, rồi người bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra đều có quyền tự mình bào chữa hoặc mời luật sư bào chữa cho mình, để làm sao tránh oan sai.
Hiến pháp lần này làm rõ hơn nguyên tắc suy đoán vô tội. Trước đây, chúng ta quy định rằng công dân không có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của tòa án kết tội người đó. Bây giờ thêm một điều kiện rất quan trọng đó là việc buộc tội phải được chứng minh thì mới có bản án.
Video đang HOT
Một điểm nữa không kém phần quan trọng mà Quốc hội cũng rất quan tâm là yêu cầu người bị xét xử phải được tòa án xét xử đúng trình tự và đúng thời hạn luật định. Tất cả những điều đó đều là những quy định mở, để cho những bộ luật, đạo luật sắp tới đây có những quy định cụ thể bảo vệ cho những người chẳng may rơi vào vòng lao lý, để làm sao khắc phục được những oan sai như trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn vừa qua.
Hiến pháp cũng quy định nguyên tắc bắt giữ, giam người phải theo luật định. Và bây giờ chúng ta đang xây dựng luật về tạm giữ, tạm giam để thực hiện quyền đó.
Tôi có đọc bài viết của nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Từ Văn Nhũ, trong đó có nêu những bài học từ vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Theo quan điểm của ông Từ Văn Nhũ, có rất nhiều sơ suất không đáng có nếu chúng ta thực hiện quy trình tố tụng thật đúng, thật tốt, thật khách quan, biết lắng nghe luật sư, thì chắc chắn giảm thiểu được những oan sai rất đáng tiếc như vậy.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
Thưa Bộ trưởng, một khán giả gửi thư về chương trình bày tỏ băn khoăn: “Ngay cả các quy định trong Hiến pháp năm 1992 về quyền, nghĩa vụ công dân cũng chưa hẳn đã được luật hóa hết. Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2014 lại tiếp tục đặt ra một khối lượng công việc rất lớn, còn nhiều quy định chưa được luật hóa”. Vậy đâu là giải pháp để khắc phục tình trạng này thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó có điều kiện về phát triển kinh tế-xã hội, ngay cả những quy định về quyền cơ bản của công dân, của con người nêu trong Hiến pháp 1992 cũng chưa được cụ thể hóa bằng các luật.
Một số quyền cho đến ngày hôm nay còn đang bị “treo” hoặc bị chậm cụ thể hóa, một phần do chưa được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội. Một phần do lỗi của các cơ quan chuẩn bị dự án luật khi trình lên chưa đảm bảo tính khả thi.
Lần này tinh thần rất rõ, Quốc hội thông qua Hiến pháp đồng thời cũng thông qua Nghị quyết thi hành Hiến pháp. Căn cứ Nghị quyết này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành kế hoạch thực hiện Hiến pháp và Chính phủ cũng ban hành kế hoạch để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với những dự kiến rất rõ ràng, quy định thời gian rất cụ thể cho quá trình tổ chức thực hiện sắp tới. Đặc biệt là xác định quyền con người, quyền công dân là một trong hai lĩnh vực được ưu tiên để Quốc hội quan tâm ban hành các luật.
Chúng ta đã biết, hiện Quốc hội, Chính phủ rất chú trọng vấn đề kỷ cương, kỷ luật trong soạn thảo các văn bản như vậy. Trách nhiệm giao cho Bộ Tư pháp cũng rất rõ ràng. Riêng về lĩnh vực quyền con người, quyền công dân, trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp phải đứng ra rà soát tất cả những việc này để thực hiện cho tốt.
Thậm chí Thủ tướng còn yêu cầu phải thành lập một hội đồng tư vấn để thẩm định, xem xét tất cả những luật này được ban hành đúng tinh thần, nội dung của Hiến pháp.
Thưa Bộ trưởng, việc xây dựng và ban hành các luật để đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân sẽ được thực hiện như thế nào và trong thời gian bao lâu? Chúng ta có một mốc thời gian cụ thể cho việc này hay chưa?
Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Theo dự kiến mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành và Chính phủ cũng căn cứ vào đó đã ban hành kế hoạch, có đến 28 đạo luật sắp tới đây cần được sửa đổi bổ sung, ban hành mới để cụ thể hóa trực tiếp những quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân.
Hiện nay, tất cả đang được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tới đây Quốc hội họp sẽ thông qua chương trình xây dựng pháp luật của năm 2015.
Về cơ bản những luật, bộ luật về quyền con người, quyền công dân sẽ được Quốc hội xem xét ban hành trong năm 2015, 2016; có những vấn đề trong năm 2014 đã được thực hiện.
Theo Khampha
Lộ diện người mạo danh ông Chấn đòi bồi thường
Mặc dù ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình khẳng định chưa có đơn yêu cầu bồi thường việc đi tù oan 10 năm với mức 1 tỷ đồng, nhưng lại có đơn nặc danh xung quanh chuyện yêu cầu bồi thường.
Ngày 4/3, Báo NTNN-Dân Việt nhận được lá đơn gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh với tiêu đề Đơn đề nghị và yêu cầu bồi thường, tuy nhiên nội dung lại dưới dạng những câu hỏi. Mặc dù đầu lá đơn ghi là đại diện gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn, nhưng cuối đơn không có chữ ký.
Sau khi kiểm tra thấy phong bì đơn có ghi số điện thoại của người tự nhận là ông Nguyễn Thanh Chấn, phóng viên đã gọi lại số này để hỏi. Một người đã bắt máy, khi được hỏi có phải anh là Nguyễn Thanh Chấn ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, người bên kia khẳng định phải. Tuy nhiên khi phóng viên hỏi tại sao anh làm đơn gửi báo mà không có chữ ký thì anh này chối: "Chúng tôi có làm đơn gửi báo nào đâu".
Ông Nguyễn Thanh Chấn và vợ - bà Nguyễn Thị Chiến.
Khi phóng viên nghi ngờ có phải số máy này của ông Hoạt (Thân Ngọc Hoạt - anh em đồng hao với ông Chấn, người đã góp sức giúp ông Chấn giải án oan) thì người đàn ông bên kia đầu dây mới thừa nhận mình đúng là Thân Ngọc Hoạt.
Ông Hoạt xác nhận là người làm đơn và nói rằng trong quá trình đi kêu oan cho chồng, vợ ông Chấn đã đổ bệnh, chi phí chữa trị hết chừng 60 triệu đồng; tiền nợ ngân hàng và người thân khoảng 500 triệu đồng... Về phía ông Chấn tính từ khi bị bắt do tình nghi giết người (20/9/2003) đến khi được thả tự do (4/11/2013), ông đã bị giam 3.674 ngày. Ông Chấn là lao động chính trong gia đình với công việc vận chuyển bằng xe ngựa, nấu rượu, xát gạo, nuôi lợn, bán quán... Tổng thu nhập một ngày là 280.000 đồng, riêng tiền chở thuê bằng xe ngựa là 200.000 đồng...
"Đã đòi hỏi bồi thường gì đâu, đã có số liệu cụ thể gì đâu, đơn mới chỉ hỏi thế thôi" - ông Hoạt nói. Ông Hoạt cũng nêu trong đơn: Gia đình ông Chấn vay ngân hàng, cắm 3 sổ đỏ, hiện đang nợ ông Hoạt 130 triệu đồng và lãi suất hàng năm. Bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) đã xác nhận những khoản nợ trên để có tiền chi trong đi kêu oan cho chồng. Còn về việc làm đơn yêu cầu bồi thường, tính toán thiệt hại, bà Chiến khẳng định lại bà và chồng chưa làm gì, chưa ủy quyền cho ai để đi thực hiện việc này.
Theo luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), trường hợp ông Hoạt hay ai đó muốn giúp ông Nguyễn Thanh Chấn yêu cầu bồi thường việc đi tù oan 10 năm thì phải có giấy ủy quyền của ông Chấn cho người đó.
Theo Lương Kết (Dân Việt)
Ông Chấn bác tin đòi bồi thường hơn 1 tỷ đồng Chiều 3/3, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Thanh Chấn khẳng định rằng ông cũng như gia đình chưa hề có đơn gửi TAND Tối cao yêu cầu bồi thường về việc phải đi tù oan 10 năm. Anh Nguyễn Chí Quyết (con trai cả của ông Nguyễn Thanh Chấn, SN 1961, ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên,...