Sẽ hoàn thành cầu Thủ Thiêm 2 vào đầu năm 2021
Đó là khẳng định của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm vào kỳ họp thứ 15, HĐND TP.HCM khóa IX diễn ra vào sáng 13/7/2019.
Cầu Thủ Thiêm 2 sẽ hoàn thành vào năm 2021?
Bước vào phiên chất vấn Sở Giao thông Vận tải, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến những vấn đề về kẹt xe, lấn chiếm kênh rạch, tiến độ xây dựng các dự án giao thông trọng điểm.
Nhiều điểm nghẽn giao thông
Đại biểu Trương Lê Mỹ Ngọc chất vấn việc cơ quan quản lý Nhà nước, trước là Sở GTVT, nay là Sở Xây dựng trong việc cho phép chủ đầu tư dự án được tạm san lấp kênh, rạch đầu tư dự án, làm thay đổi hiện trạng và chức năng thoát nước của kênh, rạch tự nhiên.
Theo Bà Ngọc, thời gian qua đã nhận được ý kiến phản ánh của cử tri gần 3 năm về tình trạng này chưa được giải quyết triệt để. Đại biểu này đề nghị cung cấp việc xử lý chủ đầu tư trả lại hiện trạng ban đầu cho kênh, rạch để đảm bảo thoát nước. Cơ quan quản lý cho phép chủ đầu tư tạm san lấp kênh rạch có đánh giá việc này ảnh hưởng đến thoát nước, gây ngập úng trong cộng đồng dân cư không? Trách nhiệm của cơ quan quản lý khi chủ đầu tư chậm trả lại hiện trạng? Hiện có bao nhiêu dự án cho chủ đầu tư tạm san lấp nhưng chủ đầu tư không trả lại hiện trạng? Nếu chủ đầu tư không thực hiện thì giải quyết thế nào?
Còn Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung đề cập, giảm ùn tắc giao thông là một trong 7 chương trình đột phá của Thành Phố. Năm 2018 có 28 điểm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông giảm 2 tiêu chí. Đại biểu này cũng ghi nhận nỗ lực của ngành Giao thông Vận tải nhưng những công trình trọng điểm của Thành Phố hiện nay gặp nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện, những công tình trọng điểm mà HĐND đã ghi vốn như nút giao thông vòng xoay Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ chưa biết lúc nào thực hiện.
“Việc cải tạo giai đoạn 2 con đường Huỳnh Tấn Phát từ cầu Phú Xuân đến phà Bình Thánh, giảm ngập trên tuyến đường này cho bà con ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè. Việc mở rộng cầu Phú Xuân được tham mưu thế nào? Tiến độ xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 thế nào? Tới đây có giải pháp nào đưa cầu sớm đi vào hoạt động, phục vụ nhân dân?”, bà Nhung chất vấn.
Trả lời về các công tình giao thông trọng điểm, Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm cho biết Thành phố đã có báo cáo. Với ngành giao thông TP.HCM trong chương trình đột phá có đặt ra 172 dự án tổng nguồn lực là 393.000 tỷ. Hiện nay nguồn lực đã được đáp ứng, giải ngân, bố trí gồm vốn ngân sách, vốn ODA, PPP đạt khoảng 47.000 tỷ. Thành phố đã hoàn tất 45 dự án, từ nay đến 2020 sẽ hoàn thành tiếp 22 dự án và giai đoạn 2021 – 2025 hoàn thành tiếp 41 dự án.
Video đang HOT
Với dự án trọng điểm thời gian qua, trong danh mục Thành phố báo cáo HĐND, giao thông tập trung chủ lực vào các dự án đường hướng tâm, đường quốc lộ kết nối TP.HCM với các vùng như QL 50, QL 22 và QL 13. Tiếp theo là các tuyến đường sân bay Tân Sơn Nhất và các dự án giao thông kết nối cảng Cát Lái.
Về hiệu quả và giảm ùn tắc, ông Lâm cho biết hiện Sở GTVT có mô hình đánh giá mô phỏng giao thông, cho thấy đúng thực tế, chúng ta đang có điểm nghẽn ở sân bay Tân Sơn Nhất và khu vực phía nam. Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất hiện năng lực thông hành đã vượt ngưỡng 1,2 lần.
Dự báo đến năm 2021, hướng đi về phía nam và cửa ngõ phía sân bay hướng Trường Chinh – Âu Cơ cũng sẽ rất khó khăn. Dự báo đến 2025, khi tuyến metro số 1 và BRT đi vào khai thác thì khu vực phía nam sẽ tiếp tục khó khăn.
Cầu Thủ Thiêm 2 sẽ hoàn thành vào đầu năm 2021
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải còn biết, những dự án HĐND ưu tiên bố trí vốn là thực sự cần thiết và phải đẩy nhanh để đảm bảo hiệu quả phát huy ngay. Như với dự án nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Văn Thọ là nút thắt kìm hãm sự phát triển của cảng biển khu vực đó. Hiện đã duyệt dự án và đang duyệt thiết kế, tổ chức đấu thầu. Phấn đấu cuối năm nay sẽ khởi công và sẽ hoàn thành vào quý I/2021.
Với đường Huỳnh Tấn Phát, đây là đường vận tải rất lớn. Thời gian qua được sự chỉ đạo của TP và HĐND cũng bố trí vốn nên đã làm trước được một đoạn từ cầu Phú Xuân ngược về Nguyễn văn Linh, còn đoạn từ cầu Phú Xuân đến phà Bình Khánh đã duyệt dự án và thiết kế, chủ đầu tư đang tổ chức đấu thầu, phấn đấu trong quý IV, chậm nhất tháng 12 sẽ khởi công.
Về dự án Cầu Thủ Thiêm 2, ông Lâm cho biết đây là công trình kết nối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm và trung tâm Thành phố. Để phát triển Thủ Thiêm, theo kịch bản hiện nay chúng ta có 4 cây cầu và đang chậm rồi. Cầu Thủ Thiêm 1 và Thủ Thiêm 2 đang làm. Theo kịch bản đến 2020 phải xong cả 4 cầu này thì dự án Thủ Thiêm mới phát huy hiệu quả.
Cầu Thủ Thiêm 2 được đầu tư theo hình thức BT và nhà đầu tư đang tích cực tập trung nguồn lực để làm. Đây là cầu dây văng, hàm rồng rất đẹp, nếu làm sẽ trở thành điểm nhấn không chỉ về giao thông mà còn là biểu tượng về kiến trúc. Hiện về phía cầu dẫn và các trụ cầu phía quận 2 đang triển khai, còn phía quận 1 đang bắt đầu làm.
Cái vướng ở đây là vướng mặt bằng liên quan đến đất Bộ Quốc phòng. Cách đây 1 tháng, Ban thường vụ Thành ủy đã làm việc với Quân ủy Trung ương, thống nhất trong quá trình làm thủ tục sẽ giao trước một phần mặt bằng khoảng 5.000 m2 trên đường Tôn Đức Thắng để làm trước. Chúng tôi đã làm việc với nhà đầu tư, phấn đấu quý II/2020 sẽ hợp long cầu chính và hoàn thành phần cầu dẫn từ quận nhất đường Lê Duẩn băng qua Thủ Thiêm cũng như nhánh cầu Tôn Đức Thắng vào cuối năm 2020, đầu năm 2021.
“Nếu đẩy nhanh được thì cây cầu sẽ là công trình chào mừng đại hội Đảng, một cây cầu rất đẹp”, ông Lâm nhấn mạnh.
Với dự án cầu Phú Xuân, ông Lâm cho biết trước đây có dự án cầu Phú Xuân 2B kết nối song song, kêu gọi đầu tư theo hình thức BT nhưng xét về tính cấp bách cũng như kiểm tra sự cần thiết ưu tiên, cầu này sẽ triển khai nhưng là ở giai đoạn sau 2020 mới nghiên cứu hình thức đầu tư.
Sẽ phạt nguội đối với xe không trả phí đậu đỗ xe
Về vấn đề thu phí lòng lề đường, ông Trần Quang Lâm cho biết việc thu phí lòng lề đường được áp dụng từ tháng 8/2018, tài xế thanh toán bằng công nghệ. Quá trình thực hiện ở 3 quận gồm 1, 5, 10 đến nay thu được 1,1 tỷ đồng. Con số này thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu dù cho qua quan sát trên camera thì thấy số lượng xe đậu vẫn đông.
Từ 1/5, thành phố giao việc hướng dẫn thu phí cho Lực lượng Thanh niên Xung phong thành phố. Dù có cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do hiện tại chỉ có một giải pháp công nghệ là ứng dụng của Viettel và qua các nhà mạng chứ chưa qua các ứng dụng thanh toán hiện đại như ZaloPay.. nên người dân còn thiếu lựa chọn.
Giải pháp công nghệ vẫn còn trục trặc, nhân viên hướng dẫn chưa nhiệt tình, thời gian đầu các quận còn làm theo giờ hành chính đến khi thanh niên xung phong làm thì tốt hơn, thu phí có tăng.
Để giải quyết được các trường hợp đậu xe nhưng không trả phí, ông Lâm cho rằng cần phải có chế tài. Sắp tới, Sở sẽ cùng với sẽ cùng với Thanh tra Sở Tài chính nghiên cứu giải pháp xử lý tại hiện trường, phạt nguội đối vói xe đậu nhưng không trả phí.
Theo Dauthau
Ông Trần Quang Lâm: Đến 2025 giao thông TP.HCM sẽ ổn định
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM ông Trần Quang Lâm trả lời đại biểu đến 2025 giao thông Thành phố sẽ ổn định.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM trả lời chất vấn sáng 13/7.
Sáng 13/7, HĐND TP.HCM chất vấn Giám đốc Sở GTVT liên quan đến vấn đề ùn tắc giao thông, tiến độ các công trình trọng điểm, phát triển vận tải hành khách công cộng, thu phí đậu xe dưới lòng đường.
Đại biểu Nguyễn Minh Nhựt đặt câu hỏi hiện nay tình trạng ùn tắc giao thông rất phức tạp, trở thành nỗi ám ảnh của người dân, vậy việc quy hoạch, định hướng phát triển của Thành phố đến năm 2025 như thế nào?
Ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, không dám khẳng định đến 2025 thành phố sẽ hết ùn tắc hay hết kẹt xe, tuy nhiên ông Lâm cho rằng nếu triển khai các giải pháp đồng bộ, đúng theo quy hoạch thì giao thông thành phố sẽ ổn định.
Ông Lâm cho biết, tốc độ đô thị hóa của TP.HCM đến nay đã trên 80%, cùng với đó là việc nhập cư từ các địa phương khác, vì vậy áp lực giao thông là rất lớn. Không riêng gì TP.HCM mà nhiều đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới đều chịu cảnh ùn tắc. Ngành GTVT đã chạy mô hình, mô phỏng tình hình giao thông thành phố hiện tại và đến 2025 với giả thiết các dự án giao thông đã được triển khai xây dựng xong.
Cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2021
Cụ thể, theo kế hoạch đến năm 2025 TP.HCM sẽ hoàn thành tuyến metro số 1, số 2, một số tuyến BRT, khép kín Vành đai 2, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Nguyễn Khoái, cầu đường Bình Tiên, cao tốc Bến Lức - Long Thành. Các dự án đến nay đã có kế hoạch thực hiện, chỉ rõ nguồn vốn, UBND Thành phố cũng đã chỉ đạo phối hợp với các địa phương để mở rộng các quốc lộ kết nối.
Ngoài ra Thành phố cũng triển khai các giải pháp phát triển giao thông công cộng đi cùng với hạn chế giao thông cá nhân. "Với việc hạ tầng được đầu tư, giao thông công cộng phát triển thì đến 2025 giao thông Thành phố sẽ ổn định", ông Lâm khẳng định.
Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung đặt câu hỏi về tiến độ thi công cầu Thủ Thiêm 2 đến nay như thế nào? Ông Lâm cho biết, nhà đầu tư đã triển khai đường và cầu dẫn phía bờ quận 2 và các trụ ở giữa sông. Tuy nhiên, phía quận 1 đang vướng GPMB tại khu vực cảng Ba Son. Thành phố cũng đã làm việc với Bộ Quốc phòng để bàn giao mặt bằng sớm. Nếu được bàn giao sớm, dự kiến quý II/2020 sẽ hợp long cầu chính, đầu 2021 sẽ hoàn thành cầu Thủ Thiêm 2.
Phan Tư
Theo Baogiaothong
Giải pháp tháo gỡ công trình "trên giấy" Ngày 13-7, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong Kỳ họp thứ 15 HĐND TPHCM khóa IX, là phần đăng đàn của Giám đốc Sở GT-VT TPHCM Trần Quang Lâm. Đại biểu (ĐB) Thi Thị Tuyết Nhung hỏi, đến bao giờ TPHCM xây dựng các công trình giao thông trọng điểm như: nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn...