Sẽ hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đã có công điện gửi thủ trưởng các đơn vị cùng giám đốc sở LĐTB&XH các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương yêu cầu có biện pháp hỗ trợ lương thực cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình khó khăn.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh việc quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban bí thư, Chính phủ, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Để phòng chống dịch Covid-19, người lao động gửi hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp qua email, fax, bưu điện mà không phải đến trực tiếp.
Công điện nêu rõ, Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ đạo các DN tạm dừng tổ chức xuất cảnh cho người lao động (NLĐ) đến hết ngày 30/4/2020; khẩn trương hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến đăng ký hợp đồng cung ứng lao động kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cục Việc làm, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương hướng dẫn các địa phương tổ chức những hoạt động giao dịch việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm trực tuyến để kết nối cung – cầu lao động.
Đồng thời theo dõi, nắm chắc tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) tại các địa phương để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ. Cũng như, hướng dẫn, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, không để xảy ra các cuộc đình công trong thời gian có dịch Covid-19.
Các cục Người có công, Bảo trợ xã hội, Trẻ em và Phòng, chống tệ nạn xã hội, các bệnh viện, trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng tăng cường hướng dẫn các địa phương quản lý, thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, rà soát, thống kê, nắm chắc tình hình sức khỏe của đối tượng quản lý, thực hiện nghiêm khai báo y tế, nhất là đối tượng có bệnh lý nền.
Việc chi trả trực tiếp trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp bảo trợ xã hội phải bảo đảm an toàn cho đối tượng và người chi trả; xây dựng phương án dự phòng về thực hiện các biện pháp cách ly và điều trị theo quy định của ngành y tế nếu có đối tượng tại cơ sở nhiễm Covid-19…
Đơn vị Thanh tra thông báo tạm dừng các cuộc tiếp công dân đến hết ngày 15/4/2020. Tạm dừng các cuộc thanh tra đã được Bộ trưởng phê duyệt và các cuộc thanh tra của sở LĐTB&XH các tỉnh, TP đến hết ngày 30/4/2020.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH yêu cầu giám đốc các sở LĐTB&XH chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng “Đúng – đủ – kịp thời”. Giám đốc các sở căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 đã được cơ quan có thẩm quyền giao để chủ động đề nghị Kho bạc Nhà nước bố trí kinh phí chi trả gộp trước 2 tháng trợ cấp trong một lần chi trả.
Cũng như phối hợp với UBND cấp huyện có biện pháp hỗ trợ lương thực cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và những gia đình khó khăn không đủ lương thực trong thời gian cách ly xã hội.
Trung tâm Dịch vụ việc làm thông báo cho phép NLĐ được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện,…) ngay sau khi Chính phủ cho phép.
Các sở LĐTB&XH phối hợp với công an và các ngành liên quan tại địa phương tạm dừng đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội; tạm dừng tiếp nhận người cai nghiện ma túy tự nguyện, bắt buộc vào cơ sở cai nghiện ma túy…
Video đang HOT
Khi học viên chấp hành xong quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc, thông báo “thông tin y tế” của học viên cho UBND cấp xã – nơi học viên cư trú để địa phương quản lý, phối hợp với gia đình để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định tại cộng đồng.
OANH TRẦN
Đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế?
Xã hội phát triển, đời sống ngày càng nâng cao, vấn đề sức khỏe và an sinh xã hội được đặc biệt được quan tâm. Chính vì vậy mà nhà nước ta đã ban hành các điều luật để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế nằm được quy định và điều chỉnh bởi pháp luật.
Đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế?. (Ảnh minh họa)
Đối tượng đóng bảo hiểm y tế
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế 2014 quy định, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Bảo hiểm y tế được quy định đảm bảo thực hiện bởi các Quy phạm pháp luật của nhà nước, nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và giúp cho nguồn an sinh xã hội được tốt hơn.
Đối tượng đóng BHYT được điều chỉnh bởi Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bổ sung bởi Luật bảo hiểm y tế 2014.
Căn cứ vào đó các đối tượng đóng BHYT gồm có:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sĩ quan chuyên môn...
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh, thân nhân của người có công với cách mạng
- Trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, sinh viên
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế
Có nhiều mức hưởng bảo hiểm y tế khác nhau được phân theo đối tượng khám BHYT đúng tuyến và trái tuyến, đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế thì không phải ai cũng nắm rõ. Điều này khiến cho người dân đi khám BHYT còn băn khoăn rất nhiều, đặc biệt là những hộ kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Đối tượng hưởng 100% bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến
Căn cứ vào Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 các đối tượng tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này sẽ có mức hưởng bảo hiểm y tế 100% bao gồm 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Đối tượng quy định tại các Điểm a, d, e, g, h và i Khoản 3 Điều 12 của Luật này gồm có:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
- Nếu chi phí khám chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng BHYT của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí BHYT dành cho khám chữa bệnh của nhóm đối tượng này, nếu không đủ thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Nhóm 2: Đối tượng khám chữa bệnh có chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
Nhóm 3: Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Ngoài ba nhóm đối tượng được hưởng 100% bảo hiểm y tế theo quy định của Pháp luật, các đối tượng khác khi đi khám BHYT đúng tuyến cũng được hưởng bảo hiểm y tế ở mức cao gồm:
Hưởng 95% chi phí khám, chữa bệnh đối với đối tượng: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Đối tượng hưởng 100% bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
Từ ngày 1/1/2016 theo quy định thì các đối tượng khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngoài ra 2 đối tượng sau đi khám bảo hiểm trái tuyến được hưởng theo mức hưởng như khi đi khám bảo hiểm đúng tuyến:
- Là người tham gia bảo hiểm y tế sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến huyện, điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
- Là người tham gia bảo hiểm y tế điều trị nội trú khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước từ ngày 1/1/2021.
Hiểu rõ đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế nên khi đi khám chữa bệnh các bạn hãy cân nhắc để được hưởng lợi ích cao nhất.
Hoàng Mai
Theo Nguoiduatin
Chi 61 nghìn tỷ tăng lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang Dự toán chi ngân sách nhà nước, chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương theo cơ cấu chi năm 2020 đã bố trí chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế là hơn 61.522 tỷ đồng để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2020. Chi 61 nghìn tỷ tăng lương cán bộ, công chức, viên...