Sẽ hạ thủy gần 200 tàu composite
Tàu Composite nhẹ hơn, tốc độ có thể đến 10 hải lý/giờ, trong khi đó tàu gỗ khoảng 5 – 6 hải lý/giờ. Đối tác Nhật Bản dự kiến sẽ phát triển đội tàu Composite lên 180 chiếc tại các tỉnh Nam Trung bộ.
2 chiếc tàu Composite đã được hạ thủy tại Hòn Rớ.
Tàu cá vỏ Composite đang được ngư dân Khánh Hòa tiên phong lựa chọn, bởi giá thành vừa phải lại tiết kiệm nhiên liệu. Trong khi hầu hết ngư dân không có điều kiện đóng tàu vỏ sắt, việc chuyển đổi từ tàu vỏ gỗ sang vỏ Composite là một hướng cần được tính đến.
Nhiều tàu mới
Gần cửa sông Quán Trường, Nha Trang 2 chiếc tàu cá Composite màu xanh vừa được hạ thủy, đang hoàn thiện để chuẩn bị ra khơi. Anh Huỳnh Văn Thịnh, nhà ở Hòn Rớ, xã Phước Đồng – chủ của 1 trong 2 chiếc tàu này cho biết, tàu có công suất 300CV, dài 15,4m, rộng 4,2m, giá trị phần tàu lên đến 900 triệu đồng. Nhiều năm sử dụng tàu gỗ, nhưng lần này anh Thịnh quyết định đóng mới tàu cá Composite để sử dụng mặc dù giá cao hơn tàu gỗ đến 30%. Bởi tàu Composite có nhiều lợi ích, được thiết kế để dễ dàng thích hợp với nhiều nghề từ khai thác đến thu mua.
“Tàu Composite đắt hơn nhưng tốt hơn tàu gỗ, tính lâu dài sẽ hiệu quả hơn, vì hàng năm không phải làm nước, không phải hồ, xảm, tiết kiệm được đến 30 triệu đồng. Tàu này tiết kiệm nhiên liệu và khó chìm hơn nên tôi quyết định chọn Composite”, anh Thịnh chia sẻ.
Ông Hồ Văn Hào, “chủ thầu” 2 chiếc tàu Composite, trong đó có chiếc của anh Thịnh cho biết, mấy năm nay, nhiều người dân đã chuyển từ tàu vỏ gỗ sang loại vật liệu mới này. Tính đến nay, cơ sở của ông đã đóng được gần 10 chiếc tàu, trong số đó gia đình đang dùng 4 chiếc.
Còn tại Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy (UNINSHIP) thuộc Trường Đại học Nha Trang, các công nhân đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của chiếc tàu cá Composite để chuẩn bị hạ thủy vào đầu tháng 8. Đây là công trình hợp tác giữa Công ty Yanmar Nhật Bản với Hội Nghề cá tỉnh và Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy đóng mới tàu cá để thí điểm khai thác, bảo quản cá ngừ đại dương theo chuỗi. Sau đó, Công ty Yanmar dự kiến sẽ phát triển đội tàu Composite lên 180 chiếc tại các tỉnh Nam Trung bộ.
Video đang HOT
Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh cho biết, Khánh Hòa là địa phương đi đầu cả nước về sử dụng tàu cá bằng vỏ Composite. Từ năm 1991, Trường Đại học Thủy sản (Đại học Nha Trang ngày nay) đã hạ thủy chiếc tàu cá Composite đầu tiên có tên VN-90. Năm 1999, tỉnh Khánh Hòa cũng đóng chiếc tàu cá Composite đầu tiên trong chương trình tàu cá xa bờ. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 30 chiếc tàu cá bằng Composite, nhiều nhất cả nước. “Chiếc tàu Composite trong chương trình đánh bắt xa bờ đến nay vẫn được ngư dân sử dụng rất hiệu quả. Ngư dân Khánh Hòa đã tiếp cận rất sớm với loại tàu này, nên hiện nay đây là loại tàu mơ ước của nhiều ngư dân”, ông Lăng cho biết.
Nhiều rào cản đã được tháo gỡ
Tuy có nhiều lợi ích nhưng trong những năm qua, việc phát triển tàu Composite gặp khá nhiều rào cản. Ông Mai Thành Phúc, một trong những người đầu tiên sử dụng tàu Composite tại Hòn Rớ, Nha Trang cho biết, tàu Composite hàng năm chỉ phải mất công cạo hà, không mất phí “làm nước” như tàu gỗ. Nếu như biển đói, tàu nằm bờ thì cũng không tốn chi phí như tàu gỗ. Ông Hồ Văn Hào thì cho rằng, tàu Composite nhẹ hơn tàu gỗ nên tốc độ có thể lên đến 10 hải lý/giờ, trong khi đó tàu gỗ chỉ khoảng 5 – 6 hải lý/giờ nên tiết kiệm nhiên liệu hơn tàu gỗ cùng công suất đến 20%.
Ngoài ra, do thiết kế thành những khoang kín nên tàu Composite nếu có bị thủng thì sẽ rất khó chìm. Điểm nổi bật nhất chính là hầm đá bằng Composite để bảo quản hải sản rất kín nên giữ được độ lạnh lâu hơn so với các hầm được làm bằng gỗ. “Mỗi chuyến biển, mỗi con tàu tiết kiệm được 700 – 800 lít dầu, tốc độ nhanh, thời gian đi biển ngắn hơn, hải sản được bảo quản tốt nên hiệu quả cao hơn hẳn tàu gỗ. Vì thế, gia đình tôi đã bán tàu gỗ để chuyển sang tàu Composite”, ông Hào cho biết.
Tàu Composite đang chiếm đa số trong đội tàu cá của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Thế nhưng, tại Việt Nam, sau hơn 20 năm được triển khai thì đến nay tỉnh Khánh Hòa mới chỉ có 30 chiếc, còn 27 tỉnh, thành phố ven biển khác thì số lượng tàu này rất ít ỏi. Tiến sĩ Nguyễn Văn Đạt, Viện trưởng UNINSHIP cho biết, số lượng tàu ít do các rào cản như thói quen sử dụng tàu gỗ của người dân; đặc biệt trước năm 2010, giá thành vỏ tàu Composite thường gấp 2 lần giá thành vỏ tàu gỗ cùng loại, nên ngư dân khó tiếp cận.
Bên cạnh nhiều ưu điểm, vật liệu Composie vẫn tồn tại một số khuyết điểm cơ bản: độ bền va đập kém, trọng lượng thân tàu thấp, gây trở ngại về tốc độ và hiệu quả khai thác khi gặp sóng to, gió lớn. Về mặt tâm lý, với sự xuất hiện ngày càng nhiều tàu cá vỏ Composite nên ngư dân bắt đầu làm quen với việc sử dụng loại vật liệu này. Trong khi đó, sự khan hiếm gỗ đóng tàu và sự phát triển mạnh của ngành công nghệ vật liệu mới khiến giá thành vật liệu Composite ngày càng giảm.
Nếu như sản xuất hàng loạt từ 10 tàu trở lên thì giá thành vỏ tàu Composite xấp xỉ giá thành vỏ tàu gỗ và rẻ hơn giá thành tàu vỏ thép cùng loại. Mặt khác, các cơ sở đóng tàu đã có những giải pháp gia cường cục bộ nhằm tăng độ bền va đập ở những vị trí thiết yếu. “Về mặt kỹ thuật, tàu vỏ Composite có thể đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn của tàu cá xa bờ. Với kích cỡ tàu dưới 30m như hiện nay thì sử dụng vật liệu Composite sẽ rất là hiệu quả”, Tiến sĩ Đạt cho biết.
Theo ông Võ Thiên Lăng, Chính phủ đã có Nghị định 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân đóng tàu để đánh bắt xa bờ và ngư dân đang có rất nhiều lựa chọn về mẫu tàu cũng như vật liệu. Hiện nay, khi giá thành tàu Composite đã dần hạ, cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì đây chính là cơ hội để phát triển đội tàu cá xa bờ Composite, bên cạnh tàu vỏ thép và vỏ gỗ truyền thống. “Từ thực tế đi biển, nhiều ngư dân không muốn đóng mới tàu vỏ thép mà muốn chọn vỏ gỗ hoặc Composite. Với chủ trương hỗ trợ của Nhà nước thì ngư dân sẽ có cơ hội để hiện thực hóa ước mơ được sở hữu những tàu đánh cá hiện đại, an toàn, hiệu quả”, ông Lăng cho biết.
Theo Báo Khánh Hoà
Đã rõ vì sao 7 lần vỡ đường ống nước sông Đà về Hà Nội
Tối 18-6, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã cho biết kết quả kiểm định xác định nguyên nhân sự cố liên tiếp vỡ đường ống nước sông Đà.
Vỡ liên tiếp do chất lượng ống
Cụ thể, trên cơ sở kết quả kiểm tra, quan trắc, đo đạc, thí nghiệm, phân tích, tính toán của đơn vị kiểm định, nguyên nhân trực tiếp gây vỡ tuyến ống truyền tải nước Sông Đà được xác định do "chất lượng của ống không đồng đều".
Tại một số vị trí của ống có hiện tượng bong rộp, tách lớp, một số chỉ tiêu cơ lý không đảm bảo dẫn đến suy giảm khả năng chịu lực cục bộ của đường ống. Thiếu các yêu cầu kỹ thuật đối với việc sản xuất, thi công lắp đặt ống theo tiêu chuẩn áp dụng.
Ngoài ra, đường ống đã chịu tác động bất lợi trong quá trình thi công, lắp đặt. Tại một số vị trí xuất hiện tảng đá, bê tông lẫn vào lớp cát đệm xung quanh ống làm mất ổn định của ống. Một số khu vực có hầm chui dân sinh không có các tấm đan bảo vệ ống dẫn đến giảm khả năng chịu tải của tuyến ống trước tác động của tải trọng bên ngoài. Có nhiều đoạn ống bị hư hỏng và phải thay thế do các nguyên nhân như: rơi khi vận chuyển, va đập với máy xúc, bị đá rơi vào, đẩy nổi khi lắp đặt, sạt trượt hố móng...
Đường ống vỡ còn do một số nguyên nhân gián tiếp như ảnh hưởng của việc thi công xây dựng tuyến đại lộ Thăng Long, đường ngang dân sinh sau khi đường ống đã được thi công lắp đặt và tải trọng do các phương tiện giao thông trên đại lộ Thăng Long, đường ngang, đường dân sinh tác động lên ống; hạn chế về kinh nghiệm trong thiết kế, gia công chế tạo, thi công đường ống dẫn nước sạch bằng composite cốt sợi thủy tinh ở Việt Nam.
Về giải pháp, Bộ Xây dựng yêu cầu, các đơn vị liên quan phải kiểm soát áp lực và lưu lượng của toàn tuyến nói chung để có thể phát hiện sự bất thường trong hệ thống sớm hơn ngay từ các chỉ số trên các thiết bị kiểm soát. Cùng với đó, phải có giải pháp ứng cứu, khắc phục nhanh nhất khi sự cố xảy ra và thiết lập hệ thống đấu nối đồng bộ với các nguồn cấp nước khác để giảm việc mất nước cục bộ.
Về lâu dài, Vinaconex cần nhanh chóng làm các thủ tục cần thiết để triển khai đầu tư xây dựng tuyến ống truyền dẫn cấp nước sạch giai đoạn II trong thời gian nhanh nhất có thể để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng và phát triển đô thị.
Là chủ đầu tư, Vinaconex phải chịu trách nhiệm chính cho nhưng sai sót của dự án
Vinaconex phải chịu trách nhiệm chính
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, chủ đầu tư dự án (Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex) cần tổ chức, thống nhất xác định mức độ trách nhiệm đối với các chủ thể có liên quan. Về trách nhiệm, Bộ Xây dựng chỉ rõ, đơn vị tổng thầu thiết kế đã thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế tuyến ống nước sử dụng vật liệu ống composite cốt sợi thủy tinh, cũng như không đưa ra đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thi công, lắp đặt tuyến ống.
Trong khi đó, nhà sản xuất ống composite cốt sợi thủy tinh đã lựa chọn công nghệ và kiểm soát quá trình gia công chế tạo chưa chặt chẽ nên chất lượng ống không đồng đều, bong rộp, tách lớp tại một số vị trí. Các nhà thầu thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm trong công tác thi công khi để một số dị vật như đá khối lớn, bê tông lẫn vào lớp vật liệu cát đắp quanh ống; thiếu tấm đan dàn tải tại một số hầm chui dân sinh; để ống chịu tác động bất lợi trong quá trình vận chuyển, cẩu dựng, lắp đặt. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng đã không giám sát chặt chẽ, thiếu trách nhiệm đã để xảy ra các thiếu sót trong quá trình thi công xây dựng.
Cuối cùng, Bộ Xây dựng chỉ rõ: "Tổng Công ty Vinaconex phải chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức quản lý chất lượng".
Trước đó, ông Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư đường ống nước sạch sông Đà cho biết, suốt 2 năm qua, dù đã phân tích, mổ xẻ rất nhiều nhưng tới nay, chủ đầu tư dự án (Tổng Công ty CP Vinaconex) vẫn không trả lời được câu hỏi vì sao đường ống liên tục bị vỡ.
Trả lời câu hỏi về trách nhiệm khi liên tiếp để xảy ra sự cố, ông Hoàng Thế Trung nói: "Phải thấy rõ được nguyên nhân vì sao vỡ mới có được biện pháp khắc phục và khi đó, sẽ biết sai sót ở khâu nào, do tổ chức, cá nhân nào. Từ đó, mới biết được trách nhiệm thuộc về ai và việc xử lý như thế nào sẽ thuộc cơ quan có thẩm quyền".
Đêm 17-6, đường ống nước sông Đà lại bị vỡ tại khu vực Km25 Đại lộ Thăng Long, khu vực cầu vượt Đồng Chúc (đoạn qua huyện Thạch Thất - Hà Nội). Đây là lần thứ 7 kể từ khi đường ống này đi vào vận hành và cung cấp nước sạch cho người dân nội thành Hà Nội bị vỡ. Mỗi lần như vậy, khoảng 70.000 hộ dân thuộc các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam - Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Cầu Giấy và huyện Thanh Trì bị ảnh hưởng.
Theo ANTD
Nền đất không có lỗi? Mới đây, hơn 70.000 hộ dân ở các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy và huyện Thanh Trì, Từ Liêm lại khốn khổ vì mất nước sạch sinh hoạt do đường ống cấp nước từ Nhà máy nước sạch sông Đà về Hà Nội lại... bị vỡ. Đây là lần thứ 3 trong năm nay trong tổng cộng 4 lần đường ống...