Sẽ giảm từ 30-100% cho các phương tiện vùng lân cận BOT T1
Sau khi thống nhất được phương án miễn, giảm giá vé qua BOT T1, ngành chức năng sẽ tiến hành rà soát lại danh sách, số xe để đảm bảo đúng các đối tượng nằm trong phạm vi miễn, giảm.
Sáng 30.1, tổ công tác do Tổng Cục Đường bộ Việt Nam dẫn đầu phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.Cần Thơ, đại diện lãnh đạo quận Ô Môn và các đơn vị có liên quan tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn về phương án miễn giảm cho các phương tiện qua trạm thu phí BOT T1 trên quốc lộ 91 (thuộc địa bàn quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) trong đợt sắp tới.
Theo thông tin từ cuộc họp, Bộ GTVT, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam cùng UBND, Sở GTVT TP.Cần Thơ thống nhất miễn, giảm cho các phương tiện tại các phường thuộc quận Ô Môn gồm: miễn 100% cho 10 xe đã được Bộ GTVT chấp thuận trước đó và cho xe buýt, xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú, tổ chức có trụ sở tại khu vực Bình Lập, Thới Trinh (thuộc phường Phước Thới); khu vực 12 và 15 (thuộc phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn).
Trạm thu phí BOT T1 trên quốc lộ 91.
Đồng thời, giảm 50% cho xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú tại phường Phước Thới, phường Thới Hòa và phường Châu Văn Liêm; trong đó không bao gồm các đối tượng nêu trên; giảm 30% cho xe kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú và tổ chức có trụ sở tại phường Phước Thới, phường Thới Hòa và phường Châu Văn Liêm.
Quang cảnh cuộc họp sáng nay.
Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, sau khi thống nhất được phương án giảm giá, địa phương cùng Vụ Công tư tiến hành rà soát lại danh sách, số xe để đảm bảo đúng các đối tượng nằm trong phạm vi miễn, giảm. Sau đó 2 đơn vị này có văn bản trình Bộ GTVT chỉ đạo.
Theo Ca Linh (Người Lao Động)
Ôtô dừng quá 5 phút ở trạm BOT sẽ bị phạt
Phương tiện dừng đỗ tại các trạm thu phí có gắn biển "Cấm dừng xe quá 5 phút" sẽ phạt từ 800.000 đến 2.000.000 đồng, thậm chí xử lý hình sự.
Tổng cục Đường bộ vừa có văn bản đốc thúc các chủ đầu tư BOT khẩn trương lắp biển báo phân làn đường, biển báo cấm dừng, cấm đỗ xe tại trạm thu phí trước 25/1. Các Cục Quản lý đường bộ khu vực, Sở Giao thông trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện.
Từ khi có biển cấm, mọi hành vi cản trở giao thông tại trạm thu phí sẽ bị phạt tiền với mức thấp nhất 800.000 đồng và cao nhất 2.000.000, thậm chí bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng, căn cứ nghị định 46.
Tổng cục Đường bộ cũng yêu cầu các nhà đầu tư bổ sung camera ở khu vực trạm, thu thập số liệu, trích xuất hình ảnh các tình huống gây rối, kích động mất trật tự an toàn giao thông, gửi về Tổng cục. Trên cơ sở đó, Tổng cục sẽ gửi Bộ Công an và UBND các tỉnh xử lý.
Nhiều tài xế trả tiền lẻ ở trạm BOT Cai Lậy để phản đối thu phí. Ảnh: Quốc Đoan
Tổng cục Đường bộ cũng yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông Vận tải các tỉnh phối hợp với cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự và nhà đầu tư hướng dẫn giao thông, kịp thời xử lý các vi phạm.
"Việc trả tiền lẻ tại trạm thu phí không vi phạm pháp luật song người lái xe cần chuẩn bị tiền lẻ trước, trạm thu phí cũng có tiền lẻ để trả lại; nếu việc trao đổi quá lâu (quá 5 phút) thì sẽ cơ quan chức năng sẽ can thiệp và lái xe sẽ phải đi ra ngoài trạm thu phí để giao dịch", ông Huyện nói.
Thời gian qua, ở nhiều trạm BOT đã diễn ra việc lái xe trả tiền lẻ để phản đối việc vị trí trạm không hợp lý hoặc mức phí quá cao... dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.
Hiện cả nước có 88 trạm thu phí BOT trên quốc lộ, trong đó Bộ Giao thông quản lý 73 trạm (56 trạm đang thu, 17 trạm chưa thu), còn lại 15 trạm (11 trạm đang thu và 4 trạm chưa thu) do UBND các tỉnh quản lý.
Theo Nghị định 46 quy định về "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt". Tại iều 5, người điều khiển xe ôtô có hành vi "Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông" bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Người điều khiển xe ôtô có hành vi "Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông" bị phạt tiền từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe ôtô cố ý không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát, cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" tại iều 260, Bộ Luật hình sự năm 2015, có thể bị phạt tù 3 đến 10 năm.
Trạm thu phí Sông Phan giảm giá vé vẫn bị tài xế phản ứng
Tài xế địa phương tiếp tục phản ứng trạm thu phí Sông Phan dù nơi này giảm giá từ 0h ngày 16.1. Họ yêu cầu miễn vé qua trạm cho những phương tiện xung quanh trạm.
Theo Đoàn Loan (VNE)
Hàng loạt trạm BOT bị tài xế phản đối ngày cuối tuần Cùng với hai "điểm nóng" ở Cần Thơ và Sóc Trăng, trạm BOT Sông Phan qua tỉnh Bình Thuận cũng bị các tài xế phản ứng quyết liệt. Các tài xế đậu xe không chịu mua vé. Ảnh: Tư Huynh. Sáng 13.1, nhiều tài xế đậu xe ngay trạm BOT Sông Phan không chịu mua vé để phản đối việc thu phí. Họ...