Sẽ giám sát đặc biệt Công ty cổ phần DAP số 2 Vinachem
Liên quan đến việc 45.000m3 bùn nước từ bể chứa chất thải rắn của nhà máy phân bón DAP số 2 Lào Cai tràn ra môi trường và cuốn trôi nhiều tài sản của các hộ dân sống gần đó, chiều nay (10.9), ông Lê Ngọc Dương, Phó giám đốc Sở TN&MT Lào Cai cho biết, Bộ TN&MT sẽ đưa Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem vào diện giám sát đặc biệt.
Giám sát đặc biệt đối với Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem
Theo thông tin từ sở TN&MT tỉnh Lào Cai, ngay sau khi xảy ra sự cố, UBND tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương đã thông báo cho người dân trên địa bàn tạm thời không sử dụng nước tại các khu suối quanh khu vực Nhà máy suối Phú Nhuận, suối Trát, suối Mã Ngan, suối Hoai… Đồng thời thông báo cho tỉnh Yên Bái (địa phương phía dưới hạ du sông Hồng) về các thông tin liên quan đến sự cố, kịp thời có biện pháp kiểm tra độ an toàn.
Lực lượng chức năng đã sử dụng khoảng 650 tấn vôi bột và sữa vôi để trung hòa nguồn nước. tại các điểm dọc suối lân cận, nơi bùn thải tràn vào để trung hòa axit trong nước thải.
Ông Lê Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở TN&MT Lào Cai cho biết: “Chúng tôi đã tăng cường các hoạt động quan trắc liên tục chất lượng nguồn nước dọc theo các suối và tiến hành điều tiết, sử dụng lượng vôi phù hợp để trung hòa xử ý nguồn nước. Tính đến hết hôm nay (10.9), chúng tôi đã huy động tổng cộng 650 tấn vôi bột và sữa vôi để trung hòa nguồn nước”.
Kết quả cho thấy, tại suối Trát, suối Nhuần chất lượng nước đã cơ bản ổn định với PH= 6,6 – 6,9 (tại thời điểm xảy ra sự cố, nguồn nước thải có PH=1,9; các suối bị ảnh hưởng tại suối Mã Ngan PH=2,2, suối Nhuần PH=2,8). Đến nay, tại suối Hoai, Phú Nhuận chất lượng nước đã cơ bản ổn định trong ngưỡng cho phép. Các nguồn nước khác đã cơ bản ổn định với PH=6,6 – 9,0. Tại tỉnh lộ 151, Lào Cai đã nhanh chóng tiến hành vệ sinh, dọn dẹp, rửa đường liên tục, hỗ trợ điều phối phương tiện thông tỉnh lộ 151, tránh gây tắc nghẽn giao thông.
Theo ông Lê Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở TN&MT Lào Cai, Bộ TN&MT sẽ đưa Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem vào diện giám sát đặc biệt: “Bộ TN&MT đã có ý kiến, sẽ giám sát đặc biệt đối với Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem bằng cách tổ chức rà soát lại mức độ an toàn. Trên cơ sở đó, lập phương án bổ sung đầu tư các công trình, vì trước đây đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được duyệt và nhà máy thi công đúng theo ĐTM, đúng thiết kế. Tuy nhiên, sau khi đánh giá lại thì chúng tôi thấy không an toàn nên tới đây phải rà soát lại đánh giá tác động môi trường này và có giải pháp bổ sung làm sao xây dựng các công trình an toàn hơn. Bộ TN&MT đã có chủ trương lắp đặt các thiết bị quan trắc online 24/24 và truyền dữ liệu về Bộ TN&MT và Sở TN&MT để sớm phát hiện sự cố”.
Nguyên nhân xảy ra sự cố ban đầu được xác định là do mưa lớn kéo dài khiến nước trong hồ chứa chất thải dâng cao nên bị vỡ.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Bảo Thắng chủ trì, thành lập 2 tổ tiến hành rà soát, thống kê, đền bù thiệt hại của người dân. Đến nay, UBND huyện Bảo Thắng đã tiến hành thống kê xong 35 hộ, 3 tổ chức và đang thống nhất về giá bồi thường tài sản với Công ty.
Video đang HOT
Sáng 8.9, công đoàn của Tập đoàn Hóa chất đã hỗ trợ trước mắt cho mỗi hộ bị ảnh hưởng với số tiền 5 triệu đồng/hộ. Trước đó, ngày 7.9, Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem ứng trước tiền đền bù thiệt hại với số tiền 2 triệu đồng/hộ. Hôm nay (10.9), Công ty cổ phần DAP số 2 Vinachem đã tiếp tục thực hiện việc ứng trước tiền đền bù với số tiền 10 triệu đồng/hộ.
Di dời khẩn cấp 10/41 hộ bị ảnh hưởng nặng
Việc di chuyển 41 hộ dân gần khu vực bãi thải GYPS đã được UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo quyết liệt tại nhiều văn bản. Đến nay, UBND huyện Bảo Thắng cùng Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem đã thực hiện xong công tác thống kê, dự kiến đủ quỹ đất tái định cư để di chuyển các hộ dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Vương Trinh Quốc – Chánh văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, cho biết: UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hỗ trợ cùng Công ty DAP số 2 – Vinachem khẩn trương bố trí nguồn kinh phí, phối hợp với UBND huyện Bảo Thắng trước mắt tiến hành bồi thường GPMB và di chuyển ngay 10 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp nằm phía dưới khu vực bị vỡ đập bãi thải. Các hộ còn lại sau khi khắc phục xong sự cố sẽ tiếp tục di chuyển để ổn định cuộc sống.
Hiện, nguyên nhân gây ra sự cố vỡ đập bãi thải GYPS của nhà máy DAP số 2 tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Như Dân Việt đã thông tin trước đó, vào khoảng 12h10 ngày 7.9, đã xảy ra sự cố vỡ đập bãi thải GYPS của Nhà máy DAP số 2 thuộc Công ty Cổ phần DAP số 2 – Vianachem, tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng. Vị trí khu vực xảy ra sự cố nằm cạnh tỉnh lộ 151, hướng đi về huyện Văn Bàn. Chiều dài thân đập bị vỡ khoảng 45m.
Đến khoảng 12h50 khối lượng nước và bùn tràn ra ngoài môi trường khoảng 45.000m3, nước thải được xác định có đặc tính axit, với Ph= 1,9. Sự cố xảy ra, theo kết quả rà soát tính đến 12h ngày 8.9, làm ảnh hưởng đến 35 hộ dân và 3 tổ chức (dọc đường tỉnh 151). Không có thiệt hại về người.
Hiện đã tạm dừng hoạt động của nhà máy cho tới khi sự cố được khắc phục.
Theo Danviet
Cơ sở xử lý rác sinh hoạt phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường nào?
Tôi vừa thành lập doanh nghiệp, chúng tôi đang muốn đấu thầu để xử lý rác thải sinh hoạt của huyện. Trước đây, trên địa bàn huyện chỉ có 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng theo đánh giá của người dân thì họ hoạt động không hiệu quả.
Nếu bây giờ doanh nghiệp của tôi tham gia đấu thầu để xử lý rác tại địa phương thì khả năng trúng thầu rất cao. Xin hỏi, để được tham gia đấu thầu, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tôi phải đáp ứng những yêu cầu bảo vệ môi trường như thế nào (các yêu cầu về thành lập doanh nghiệp chúng tôi đã đáp ứng đủ).
Trả lời
Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường xin tư vấn như sau:
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu có quy định cụ thể về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Điều 21. Theo đó, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.
- Có hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), khu vực lưu giữ tạm thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
- Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
- Có chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi chính thức hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Trước khi thực hiện vận hành thử nghiệm, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt về kế hoạch vận hành thử nghiệm. Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt không quá 06 (sáu) tháng.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Các yêu cầu trên không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 21 cũng quy định rõ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với: Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn liên tỉnh; Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt kết hợp với xử lý chất thải nguy hại (thay thế bằng Giấy phép xử lý chất thải nguy hại).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ sở chỉ tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nội tỉnh.
Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau: Trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm; Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt có nhiều giai đoạn thì được nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho từng giai đoạn của dự án.
Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ thì phải nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh, xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh xác nhận theo quy định.
Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt kết hợp với chất thải rắn công nghiệp thông thường thì việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được tích hợp với nhau.
Lưu ý, việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định này không áp dụng đối với các trường hợp sau: Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã đi vào hoạt động và đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; Tự sơ chế, tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở; Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong môi trường thí nghiệm.
Theo Báo TN&MT
Vỡ đập hồ chất thải ở Lào Cai, 45.000 m3 bùn axit tràn vào khu dân cư Hơn 2 ngày trôi qua, người dân sinh sống tại thôn Phú Hà 1 (xã Phú Nhuận, Bảo Thắng, Lào Cai) vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ vỡ đập hồ chứa chất thải rắn của nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai, khiến hơn 45.000 m3 bùn thải tràn vào nhà dân, cuốn trôi bộ tài sản trong...