Sẽ gia hạn thêm 5 năm đề Kiều bào đăng ký giữ quốc tịch
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam có thêm 5 năm để đăng ký giữ quốc tịch (đến ngày 1/7/2019)…
Chính phủ đồng ý gia hạn thêm 5 năm để kiều bào đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam
Ngày 21/7, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng về việc sửa đổi, bổ sung luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Theo đó, tại Thông báo 161/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Tư pháp trước mắt cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 theo thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII theo hướng gia hạn thời gian đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thêm 5 năm (đến ngày 1/7/2019) đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, ký văn bản gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật quốc tịch Việt Nam vào Chương trình của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII để xem xét, thông qua.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao soạn thảo, trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật quốc tịch Việt Nam tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2014 để Chính phủ xem xét, cho ý kiến.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an khẩn trương soạn thảo, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009, theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và thực hiện các công việc khác có liên quan.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an khẩn trương tổ chức tổng kết thi hành Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Video đang HOT
Trước đó, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 được Quốc hội khoá XII tại kỳ họp thứ tư thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày 1/7/2009, thay thế cho Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20/5/1998 hiện hành.
Luật quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày Luật có hiệu lực (1/7/2009), phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1/7/2009 – 1/7/2014) để giữ quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, đến ngày 1/7 tới, thời hạn này sẽ hết, đồng nghĩa với việc, hàng triệu kiều bào đang định cư ở nước ngoài sẽ đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, việc Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Tư pháp thì kiều bào nước ngoài sẽ có thêm 5 năm để đăng ký giữ hộ tịch Việt Nam.
Tính đến nay, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao mới chỉ có trên 6.000 người trong số hơn 4,5 triệu Việt kiều đang định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Trong Quý I/2014, Bộ Tư pháp đã tham mưu, đề xuất và trình Chủ tịch nước giải quyết 2.062 hồ sơ xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong đó có 2.055 trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam; 4 hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam và 3 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam…
Phương Mai
Theo_VnMedia
Sắp hết thời gian đăng ký giữ quốc tịch
Thời hạn 5 năm cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đăng ký để giữ quốc tịch đã sắp hết, đồng nghĩa với việc sẽ có hàng triệu kiều bào mất quốc tịch Việt Nam kể từ ngày 1/7 tới...
Thời hạn cho phép người Việt Nam định xư ở nước ngoài được đăng ký để giữ quốc tịch đã sắp hết. Ảnh minh hoạ
Luật Quốc tịch 2008 quy định thời hạn cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam là 5 năm. Theo đó, đến ngày 1/7 tới, thời hạn này sẽ hết, đồng nghĩa với việc, hàng triệu kiều bào đang định cư ở nước ngoài sẽ đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam.
Ngày 8/4, trả lời báo chí những thắc mắc xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Công Khanh - Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết: Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao vào thời điểm đó (năm 2008) có hơn 3 triệu người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.
Cho đến nay,chúng ta vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác trong số 4,5 triệu người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài có bao nhiêu người đã có quốc tịch nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam, bao nhiêu người còn quốc tịch Việt Nam mà chưa có quốc tịch nước ngoài.
Sự không rõ ràng về quốc tịch của phần lớn người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã gây khó khăn không những cho bản thân họ trong việc tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mà còn gây khó khăn trong việc thực hiện chủ trương, chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài trong trường hợp cần thiết.
Do vậy qua rất nhiều phiên họp, nhiều báo cáo giải trình, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, cuối cùng Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ theo phương án: Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo quy định của Luật sửa đổi Luật Quốc tịch lúc đó (2008) vẫn có quốc tịch Việt Nam và trong vòng 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thì những người này phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Hết 5 năm (tức tới ngày 1/7/2014) mà không đăng ký sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Đấy là quy định của dự thảo luật, sau đó đã được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực, đi vào thực hiện từ 1/7/2009.
Theo Cục trưởng Khanh, đấy là quy định của luật pháp và quá trình đăng ký đã diễn ra trong vòng 5 năm qua. Qua nghiên cứu pháp luật các nước, Cục nhận thấy, phần lớn những người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện nay đã có quốc tịch nước ngoài, ví dụ như các trường hợp định cư ở Pháp, Mỹ, Canada, Úc.
Tuy nhiên, pháp luật về quốc tịch của các nước ngày không bắt buộc công dân Việt Nam nói riêng hay người nước ngoài nói chung khi nhập quốc tịch nước họ thì phải bỏ quốc tịch gốc. Vì thế, công dân của chúng ta bên đó vẫn còn quốc tịch.
Trong Quý I/2014, Bộ Tư pháp đã tham mưu, đề xuất và trình Chủ tịch nước giải quyết 2.062 hồ sơ xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong đó có 2.055 trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam; 4 hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam và 3 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam...
Luật quốc tịch của Việt Nam từ 1945 đến nay chưa bao giờ quy định công dân Việt Nam nếu nhập quốc tịch ở nước ngoài thì mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam. Đây là một đặc thù khác biệt so với pháp luật quốc tịch về một quốc tịch so với các nước.
Ông Khanh lấy ví dụ: Luật Quốc tịch của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển quy định rất rõ: Nếu công dân nước họ nhập quốc tịch nước ngoài sẽ mất hẳn quốc tịch nước gốc.
Cũng theo Cục trưởng Khanh, khi Bộ Tư Pháp dự thảo Nghị định 78 trình Chính phủ, cùng các Bộ Ngoại giao và các Bộ, Ngành khác, đặc biệt là khi hướng dẫn đăng ký giữ quốc tịch từ năm 2009 đến này đều chung nhận định: Tới đây, số người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chắc chắn sẽ không nhiều vì phần lớn những người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang có quốc tịch nước ngoài và theo Luật Quốc tịch của nước ngoài, nếu anh đã mang quốc tịch của nước tôi mà vẫn có liên hệ, gắn bó về quyền và nghĩa vụ công dân với nước thứ 2 kia thì đấy là một trong những dấu hiệu, căn cứ để chúng tôi xem xét về quốc tịch hiện tại.
Chính vì những quy định chặt chẽ của pháp luật quốc tịch nước ngoài nên những người đồng thời có quốc tịch Việt Nam và nước ngoài phải cân nhắc, lựa chọn.
Tính đến nay, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao mới chỉ có trên 6.000 người đang định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, song không có thống kê chính xác trong số đó những ai đang có quốc tịch nước ngoài, những ai chưa có quốc tịch nước ngoài.
Địa bàn phần lớn công dân Việt Nam đăng ký giữ quốc tịch ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp. Còn những địa bàn theo nguyên tắc quốc tịch thì rất ít công dân mình đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Phương Mai
Theo_VnMedia
Người muốn làm vợ của tướng cướp Hồ Duy Trúc dù một ngày Những ngày này, Hằng chạy ngược xuôi xin làm thủ tục đăng ký kết hôn với tướng cướp Hồ Duy Trúc. Người phụ nữ này khao khát được làm vợ đàng hoàng, cho dù chồng là tử tội. Lý lẽ của tình yêu Những ngày này, Nguyễn Thu Hằng (22 tuổi) tất bật chạy ngược chạy xuôi để làm thủ tục đăng ký...