Sẽ gia hạn chương trình ưu đãi thuế cho ô tô trong nước đến năm 2027?
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ quy định cụ thể thời gian gia hạn chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là 5 năm, từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2027 (tương đương với việc xoá bỏ thuế quan tại Hiệp định EVFTA và CPTPP),
Thay cho phương án không giới hạn thời gian như dự thảo xin ý kiến để các doanh nghiệp yên tâm mở rộng đầu từ, chủ động xây dựng phương án sản xuất.
Sẽ gia hạn chương tình ưu đãi thuế cho ôtô trong nước đến năm 2027.
Bộ Tài chính vừa có tờ trình gửi tới Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hoá và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Trong tờ trình này, Bộ Tài chính đã đề cập tới việc sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung của chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo đó, liên quan tới việc tiếp tục thực hiện chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính cho biết đã trình Chính phủ quy định cụ thể thời gian gia hạn chương trình ưu đãi thuế là 5 năm, từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2027 (tương đương với việc xoá bỏ thuế quan tại Hiệp định EVFTA và CPTPP) thay cho phương án không giới hạn thời gian như dự thảo xin ý kiến để các doanh nghiệp yên tâm mở rộng đầu từ, chủ động xây dựng phương án sản xuất.
Video đang HOT
Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét gia hạn chương tình ưu đãi thuế cho ôtô trong nước đến năm 2027
Về quy định sản lượng chung (SLC) tối thiểu và sản lượng riêng (SLR) tối thiểu để được hưởng chương trình ưu đãi thuế, tờ trình cho biết hiện nay có 9 đoanh nghiệp tham gia vào chương trình ưu đãi thuế.
Trước những khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, tờ trình cho biết mới đây Bộ Công Thương đã có đề nghị xem xét điều chỉnh tiêu chí sản lượng cho phù hợp với dung lượng thị trường và sản lượng bình quân ngành. Ngoài ra, các tỉnh như Quảng Nam, Hải Dương, Ninh Bình và VAMA cũng đã có văn bản đề nghị giảm tiêu chí sản lượng cho phù hợp với thực tiễn, bỏ tiêu chí sản lượng tối thiểu hoặc bỏ điều kiện sản lượng.
Với những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh Covid-19 và thực trạng sản xuất, tiêu thụ ô tô trong nước trong 2 tháng gần đây và dự báo trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải điều chỉnh giảm thêm sản lượng ô tô cho năm 2021 để tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp ô tô. Việc điều chỉnh theo hướng giữ nguyên mức SLC tối thiểu và SLR tối thiểu của các nhóm xe theo quy định tại Nghị định số 57/2021/NĐ-CP cho kỳ 6 tháng đầu năm 2021.
Đối với kỳ 6 tháng cuối năm 2021, hướng điều chỉnh là nhóm xe 9 chỗ trở xuống, xe tải thì quy định SLC tối thiểu và SLR tối thiểu năm 2020, đây là mức sản lượng đã giảm để phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.
Đối với nhóm xe minibus, xe buýt, xe khách, hướng điều chỉnh là giảm 50% sản lượng so với mức quy định tại dự thảo xin ý kiến của Bộ Tài chính (do đây là nhóm xe vận chuyển hành khách công cộng, chịu ảnh hưởng nặng nhất trong dịch Covid-19 và thời gian giãn cách lần này kéo dài trong nhiều tháng với mức độ giãn ở độ khẩn cao nhất). Theo đó, sản lượng kỳ 12 tháng của năm 2021 được tính bằng tổng sản lượng kỳ 6 tháng đầu năm (giữ nguyên như hiện hành) và kỳ 6 tháng cuối năm 2021 (được điều chỉnh giảm).
Thực hiện theo phương án này, Bộ Tài chính cho biết các doanh nghiệp sẽ có thể lựa chọn để áp dụng chương trình ưu đãi linh hoạt hơn và những doanh nghiệp chưa đạt sản lượng kỳ 1/2021 hoạc chưa quyết toán kỳ này do dịch bệnh có thể chuyển sang quyết toán cuối năm. Theo đó, sản lượng kỳ đầu có thể bù trừ cho sản lượng kỳ sau.
Qua trao đổi với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô thì đối với nhóm xe 9 chỗ và nhóm xe tải, Bộ Tài chính cho biết các doanh nghiệp dự kiến sẽ đạt được điều kiện sản lượng năm 2021 mà Bộ dự kiến điều chỉnh nêu trên; riêng nhóm xe minibus, xe buýt, xe khách thì các doanh nghiệp sẽ đạt sản lượng của kỳ 2 năm 2021.
Theo Bộ Tài chính, thực hiện theo phương án này sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mức sản lượng sản xuất, lắp ráp xe ô tô
Đối với sản lượng năm 2022, Bộ Tài chính cho rằng nên quy định mức SLC tối thiểu và SLR tối thiểu của nhóm xe dưới 9 chỗ và xe tải năm 2022 bằng mức sản lượng năm 2021 cuả nhóm xe này quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP. Riêng với nhóm xe minibus, xe buýt, xe khách thì sản lượng kỳ 12 tháng năm 2022 điều chỉnh bằng sản lượng kỳ 12 tháng của năm 2021.
Đối với sản lượng từ sau năm 2022-2027, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định mức SLC tối thiểu và SLR tối thiểu của tất cả nhóm xe từ sau năm 2022 trở đi bằng mức sản lượng của năm 2022 nêu trên.
Đối với ý kiến, đề xuất của Bộ Công Thương, Công ty Thành Công về việc bổ sung mặt hàng Engine EU vào danh mục các mặt hàng linh kiện ô tô nhập khẩu tại nhóm 98.49 để thực hiện chương trình ưu đãi thuế, Bộ Tài chính dẫn ý kiến của Bộ Công Thương cho rằng Engine EU là mặt hàng đặc biệt quan trọng trong sản xuất ô tô, sản xuất phức tạp chứa hàm lượng công nghệ cao và trong nước chưa sản xuất được. Vì vậy, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ bổ sung mặt hàng này vào nhóm 98.49 (mã IIS 9849.46.00).
Ninh Bình, Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
UBND tỉnh Ninh Bình và Quảng Nam vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đề xuất các chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Ninh Bình, Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
Theo hai văn bản này, UBND tỉnh Ninh Bình và UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết một số nội dung.
Thứ nhất, cho phép gia hạn Chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP cho giai đoạn từ sau năm 2022. Đồng thời, xem xét điều chỉnh điều kiện về sản lượng tối thiểu (bao gồm cả sản lượng chung và sản lượng riêng) trong quy định hiện nay, để khuyến khích đầu tư và chuyến giao công nghệ, nâng dần vị thế của ngành công nghiệp ô tô.
Thứ hai, đề nghị tiếp tục áp dụng chính sách về giãn, hoãn các khoản phải nộp, cụ thể là cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước cho một khoảng thời gian phù hợp đến hết năm 2021.
Thứ ba, cho phép tiếp tục áp dụng giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thứ tư, hai tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ sớm điều chỉnh giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo hướng hàm lượng giá trị gia tăng trong nước (tỷ lệ nội địa hóa) được khấu trừ vào giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngày 16/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu kiến nghị tái áp dụng quy định "mức thu lệ phí trước bạ giảm 50% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước" , đánh giá và tính toán kỹ tác động, trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, trong bối cảnh dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2021.
Xem xét gia hạn ưu đãi thuế cho sản xuất, lắp ráp ô tô Bộ Tài chính vừa được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan để rà soát tiếp tục ưu đãi thuế sản xuất lắp ráp ô tô. Sản xuất lắp ráp xe bán tải Ford Ranger đầu tiên tại nhà Ford ở tỉnh Hải Dương Vừa qua, Tỉnh ủy Hải Dương có văn bản gửi Thủ tướng Chính...