Sẽ được du lịch Huế – Đà Nẵng bằng xe lửa đầu máy hơi nước như ở châu Âu
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa chấp thuận chủ trương thực hiện dự án vận chuyển hành khách du lịch trên đoàn tàu kéo bằng đầu máy hơi nước trên tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM, đoạn Huế – Đà Nẵng.
Hình ảnh đầu máy hơi nước của dự án đã được khôi phục để khai thác dự án du lịch Huế – Đà Nẵng (Ảnh: T. Thúy).
Theo đó, Bộ GTVT chấp thuận chủ trương thực hiện dự án cải tạo, xây dựng tàu du lịch bằng đầu máy hơi nước trên tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM; chấp thuận chủ trương kết nối đường sắt chuyên dùng với tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM.
Bộ GTVT cho biết, đây là dự án vận chuyển hành khách du lịch bằng đoàn tàu kéo bằng đầu máy hơi nước trên tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM, đoạn Huế – Đà Nẵng. Dự án được hợp tác giữa Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Công ty TNHH Dịch vụ du lịch đường sắt Đông Dương.
Video đang HOT
Để sớm phục vụ vận chuyển hành khách du lịch bằng đầu máy hơi nước, Bộ GTVT yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Dịch vụ du lịch đường sắt Đông Dương bố trí kinh phí để thực hiện đầu tư các hạng mục phục vụ vận dụng đầu máy hơi nước của dự án như: cầu quay, họng cấp nước, nhà chỉnh bị, đường chỉnh bị… đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải tổ chức xây dựng biểu đồ chạy tàu, phân bổ hành trình biểu đồ chạy tàu trên khu đoạn Huế – Đà Nẵng để khai thác vận tải hành khách du lịch phải đảm bảo an toàn tuyệt đối và không làm ảnh hưởng đến hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa trên tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM, đoạn Huế – Đà Nẵng.
Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị phải thực hiện việc nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt từ nguồn thu hoạt động vận tải của dự án theo quy định; cam kết hoàn trả nguyên trạng mặt bằng không kèm bất cứ điều kiện nào khi cấp có thẩm quyền có quyết định thu hồi.
Được biết, để có thể khai thác đầu máy hơi nước cần xây dựng các công trình phụ trợ kèm theo như cầu quay để quay đầu máy, nhà chỉnh bị, đường chỉnh bị, hệ thống cấp than và cấp nước… và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Trong dự án này, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải, biểu đồ chạy tàu… Công ty Đông Dương bỏ vốn đầu tư toàn bộ từ đóng mới, cải tạo đầu máy, toa xe để kinh doanh vận tải đường sắt cũng như hạ tầng công trình phụ trợ; thuê kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đất dành cho đường sắt để phục vụ tổ chức chạy tàu.
Hơn 30.000 người Việt Nam đã được tiêm vaccine Covid-19
Sau 13 ngày triển khai, 30.971 người Việt Nam đã được tiêm vacicne Covid-19 của AstraZeneca.
Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, mỗi ngày, các điểm tiêm chủng tại Việt Nam triển khai tiêm vaccine cho trung bình khoảng 3.000-4.000 nhân viên y tế. Trong ngày 19/3, thêm 3.425 người được tiêm vaccine của AstraZeneca.
Các tỉnh, thành phố đã tiêm vaccine bao gồm: Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TP.HCM, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Hòa Bình, Khánh Hòa, Hà Giang, Điện Biên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương...
Tại TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết đơn vị này đã tiếp nhận 8.000 liều vaccine. HCDC triển khai chiến dịch tiêm chủng bắt đầu từ 22/3 đến 19/4 với mục tiêu 95% nhân viên tham gia chống Covid-19 tại thành phố được tiêm vaccine an toàn, hiệu quả.
Việt Nam vẫn triển khai tiêm vaccine cho hơn 30.000 nhân viên chống dịch. Ảnh: Thạch Thảo.
Các cơ sở y tế gồm Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2 (Hải Phòng), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã kết thúc tiêm vaccine Covid-19 trong đợt này.
Trong thời gian từ nay đến cuối tháng 3, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sẽ tổ chức các khóa tập chuyên môn cho 44 tỉnh còn lại để sẵn sàng cho triển khai khi đợt vaccine Covid-19 tiếp theo về đến nước ta.
Bộ Y tế thông tin đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp có rối loạn đông máu và sốc phản vệ nặng do vaccine. Do đó, Việt Nam vẫn tiếp tục tiêm vaccine của AstraZeneca theo kế hoạch.
Sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) thông tin vaccine Covid-19 của AstraZeneca an toàn, có lợi ích nhiều hơn rủi ro, một số quốc gia châu Âu bao gồm Đức, Pháp, Italy, Cyprus, Latvia, Lithuania, Slovenia đã nối lại việc tiêm chủng. Chiều 18/3, Indonesia cũng thông báo sẽ tiếp tục kế hoạch tiêm chủng vaccine này.
Theo thông báo của Bộ Y tế, sáng nay, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19. Hải Dương là tỉnh duy nhất tiếp tục phát hiện người mắc Covid-19 trong cộng đồng. Các trường hợp này đa số là F1 đã được cách ly trước đó.
Đà Nẵng: 26 đoàn dự Hội thao Giáo dục Quốc phòng an ninh Ngày 19/3, tại Trường THPT Võ Chí Công, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã khai mạc Hội thao Giáo dục Quốc phòng an ninh HS các trường THPT lần thứ V năm học 2020 - 2021 với sự tham gia của 26 đoàn. Hội thao Giáo dục Quốc phòng an ninh HS các trường THPT Đà Nẵng lần thứ V Trong 2 ngày diễn...