Sẽ đổi mới hình thức cung cấp thông tin, đảm bảo phù hợp nhất với đồng bào
Thực hiện Kế hoạch số 1672/KH-UBDT ngày 5/10/2022 của Ủy ban Dân tộc về việc Điều tra, khảo sát xây dựng Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2023 – 2025, Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức khảo sát tại các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận từ ngày 12/10 đến ngày 18/10/2022.
Chuyến khảo sát cũng nhằm đánh giá những kết quả trong quá trình thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 – 2021; nắm bắt nguyện vọng của các đối tượng thụ hưởng cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí. Qua đó, xây dựng Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2023 – 2025…
Theo đó, từ ngày 12 – 18/10, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa khảo sát tại Khánh Vĩnh và 2 xã Khánh Trung, xã Liên Sang; phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận khảo sát tại huyện Hàm Thuận Bắc và 2 xã La Dạ, xã Đông Giang.
Ông Ngô Quang Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc), Trưởng đoàn khảo sát trao đổi cùng các đồng chí Lãnh đạo, cán bộ xã Liên Sang, huyện Khãnh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
Theo Kế hoạch khảo sát, Đoàn công tác đã lựa chọn các đối tượng thụ hưởng chính sách cấp báo tại các xã để cung cấp thông tin và điền phiếu khảo sát gồm: Người có uy tín; đại diện cơ quan, tổ chức: Ủy ban nhân dân xã, Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã, Hội nông dân xã, Hội Cựu chiến binh xã, Hội phụ nữ xã, Đoàn Thanh niên xã, Hội Chữ thập đỏ xã, thôn đặc biệt khó khăn; học sinh tiểu học và Trung học cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Video đang HOT
Ông Ngô Quang Hải, Trưởng đoàn công tác phát biểu và trao đổi tại UBND xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
Qua trao đổi, cơ bản các địa phương đều đánh giá các báo, tạp chí đã bám sát định hướng nội dung tuyên truyền; đổi mới hình thức, nội dung đưa thông tin; ngắn gọn, dễ hiểu, trình bày đẹp, phù hợp với trình độ người đọc. Chất lượng các ấn phẩm được nâng cao, có nhiều chuyên mục hay. Các báo, tạp chí đã đề cao trách nhiệm trong việc cải tiến nội dung, hình thức, chất lượng thông tin, nhằm phục vụ tốt đối tượng thụ hưởng.
Đoàn công tác tiến hành phỏng vấn sâu đối với các đối tượng thụ hưởng là cán bộ xã, già làng, người có uy tín, học sinh; lắng nghe những phản ánh của địa phương về những ưu điểm, khó khăn, hạn chế, đề nghị khác ngoài những nội dung trong phiếu đã có.
Các ý kiến của người được phỏng vấn đều kiến nghị với Chính phủ tiếp tục xây dựng đề án thực hiện chính sách cấp báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTT&MN. Cần có nhiều bài viết hơn nữa về mô hình kinh tế phù hợp với địa phương. Bổ sung số lượng tin, bài tuyên truyền cân đối giữa các vùng miền, các dân tộc; nhiều bài viết hơn về một số dân tộc rất ít người; thông tin hai chiều để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đồng bào…
Đoàn công tác tại Trưởng Tiểu học & Trung học cơ sở La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
Những thông tin thu thập được từ phiếu hỏi cũng như trong quá trình trao đổi, phỏng vấn là cơ sở quan trọng để Ủy ban Dân tộc xây dựng Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2023 – 2025 và những năm tiếp theo.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn đổi mới hoạt động, đưa sách đến với bạn đọc
Để thu hút ngày càng nhiều bạn đọc và phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong cộng đồng, Thư viện tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục đổi mới hoạt động, xây dựng môi trường đọc thân thiện, gần gũi, thường xuyên bổ sung các đầu sách, tài liệu để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cập nhật thông tin của độc giả.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn có rất nhiều đầu sách hấp dẫn.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ tri thức, truyền cảm hứng, phục vụ việc đọc và học tập suốt đời của nhân dân, góp phần xây dựng thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong cộng đồng.
Giám Đốc Thư viện tỉnh Lạng Sơn Hoàng Thanh Mai cho biết, thực hiện phương châm "Đưa sách đến tận tay bạn đọc", Thư viện đã chú trọng đổi mới các hoạt động lan tỏa văn hóa đọc như: phối hợp tổ chức các hoạt động, cuộc thi tìm hiểu về sách; tổ chức các cuộc trưng bày sách, báo nhân những ngày lễ kỷ niệm lớn của tỉnh, của đất nước; triển khai đa dạng các hoạt động cho độc giả mọi lứa tuổi...
Gần 2 năm qua, Thư viện tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành, các đơn vị tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về sách như: Đại sứ văn hóa đọc; vẽ tranh; kể chuyện theo sách..., trong đó chú trọng thu hút bạn đọc theo mô hình "Thư viện thân thiện". Từ năm 2020 trở về trước, mỗi năm tại Thư viện tỉnh tổ chức từ 1-3 cuộc trưng bày sách, từ năm 2021 đến nay đã tổ chức được trên 10 cuộc trưng bày và xếp sách nghệ thuật. Không gian trưng bày sách được trang trí hết sức linh hoạt. Các cuốn sách, báo được xếp nghệ thuật thành nhiều hình đẹp mắt như: hình con số, hình hoa hồi, lá cờ Tổ quốc... với các góc check-in thú vị có băng zôn, các bức tranh, ảnh trang trí độc đáo.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn có rất nhiều đầu sách hấp dẫn.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn còn thường xuyên cập nhật, đăng tải hoạt động trên website http://thuvienlangson.vn, giúp bạn đọc có thể truy cập và tìm kiếm thông tin thư viện thuận lợi ở mọi nơi, mọi lúc. Trang web của Thư viện tỉnh hiện thu hút hơn 1,3 triệu lượt người truy cập. Đặc biệt, trong 2 năm qua, đơn vị có trang fangape trên mạng xã hội facebook với tên gọi "Thư viện Lạng Sơn". Qua đó, độc giả mọi lứa tuổi không chỉ được cập nhật thông tin về những cuốn sách mới, những hoạt động của thư viện mà còn được nêu ý kiến, nhận xét, bình luận và có thể chia sẻ những cuốn sách mình yêu thích.
Cùng với nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại chỗ, Thư viện tỉnh Lạng Sơn còn thường xuyên tổ chức chương trình "Túi sách lưu động" tới các trường học trên địa bàn, Trại tạm giam Công an tỉnh... Từ năm 2021 đến nay, đơn vị đã thực hiện gần 100 chuyến xe thư viện lưu động đa phương tiện, phục vụ hàng trăm nghìn độc giả; bổ sung trên 6.500 bản sách; tập trung nâng cấp các phòng phục vụ độc giả, cử cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ...
Không gian đọc sách sạch đẹp, thu hút các em học sinh đến đọc sách tại Phòng thiếu nhi của Thư viện tỉnh Lạng Sơn.
Nhờ những việc làm thiết thực, Thư viện tỉnh Lạng Sơn đã thu hút được nhiều độc giả ở mọi lứa tuổi. Năm 2021, Thư viện tỉnh thu hút trên 110.000 lượt bạn đọc (tăng hơn 3.000 lượt so với năm 2020). Từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã cấp mới và gia hạn hơn 400 thẻ bạn đọc, nâng tổng số thẻ bạn đọc lên gần 5.000 thẻ; phục vụ hơn 91.500 lượt bạn đọc; luân chuyển tài liệu 206.950 lượt.
Em Ngô Nhật Minh, 10 tuổi, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn cho biết: Em rất thích đến Thư viện tỉnh vì phòng đọc ở đây rất đẹp và mát. Đến đây, em được cán bộ Thư viện giúp chọn sách mình yêu thích. Em còn được gặp rất nhiều bạn cùng lứa tuổi, được tham gia vào nhiều trò chơi, giúp em tự tin và thêm nhiều hiểu biết hơn.
Tình trạng lừa đồng bào thiểu số bán đất rất phức tạp tại Bình Phước Nhiều đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở, đất sản xuất. Ngày 8-8, UBND tỉnh Bình Phước thông tin đã ban hành Công văn 1858/UBND-KGVX về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số....