Sẽ công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm
Ngày 11-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII (dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 20-5 đến ngày 18-6-2013). Theo đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt.
Đầu phiên họp, UBTVQH đã nghe và cho ý kiến về Báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII. UBTVQH nhận định, tuy thời gian tiến hành kỳ họp ngắn hơn so với các kỳ họp cuối năm trước đây, nhưng Quốc hội đã tập trung xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, thu hút sự quan tâm của cử tri và nhân dân cả nước.
Về nội dung phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận xét tuy đã có nhiều cải tiến nhưng thời gian chất vấn bố trí chưa được hợp lý, do đó nhiều câu hỏi của đại biểu chưa được trả lời ngay tại nghị trường. Ông nói: “Có nhiều ĐBQH nói rằng, đôi lúc nghe trả lời xong thấy buồn thêm vì không được thỏa mãn. Người trả lời chất vấn còn né tránh vấn đề”.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt vấn đề có nhất thiết trong thời gian 2 ngày rưỡi phải chất vấn 5 thành viên của Chính phủ không? “Chỉ cần 3 đồng chí nhưng chất vấn thật sâu, còn như tại kỳ họp vừa rồi, nhiều cử tri, ĐBQH cho biết chưa thỏa mãn vì đăng ký mà không được hỏi hay hỏi mà không được trả lời. Thà hỏi ít mà sâu, kỹ còn hơn là nhiều mà nông”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, kỳ họp vừa rồi chất lượng cao, đặc biệt “rất có khí thế của bầu không khí triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4″. Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các ĐBQH đã đặt nhiều câu hỏi đúng thời gian quy định mà vẫn sắc sảo và sâu sắc. Ở vị trí người trả lời, còn có bộ trưởng khi trả lời thì nói dài nhưng lại chưa rõ.
Cũng trong phiên họp hôm qua, dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII cũng đã được UBTVQH cho ý kiến. Theo đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị quyết; cho ý kiến 8 dự án Luật và dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; thảo luận về các báo cáo kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước cùng nhiều vấn đề quan trọng khác.
Đặc biệt, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Quốc hội sẽ bố trí nửa ngày để lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp cao trong kỳ họp Quốc hội thứ 5. Cụ thể, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội; Chủ tịch nước, các Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. Tổng cộng có 49 vị trí lãnh đạo được lấy phiếu tín nhiệm lần đầu.
UBTVQH sẽ gửi báo cáo của những người được lấy phiếu và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (nếu có) đến ĐBQH chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, ĐBQH có thể gửi văn bản đến người được lấy phiếu tín nhiệm yêu cầu làm rõ hơn những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu đã nêu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm.
Theo Nghị quyết đã được thông qua, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Kết quả lấy phiếu sẽ được công bố công khai ngay sau đó.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, việc UBTVQH cho ý kiến về dự thảo hướng dẫn thi hành Nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm lần này nhằm đảm bảo việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm diễn ra khách quan, hiệu quả. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, dự thảo hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này phải được hoàn thiện 2 hoặc 3 tháng trước khi khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.
Theo ANTD
Kiến nghị xử lý dứt điểm các vi phạm tại công viên Tuổi Trẻ
Ngày 29.11, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị - Trưởng đoàn BQH TP.Hà Nội - cùng các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 2 tiếp xúc với cử tri quận Hai Bà Trưng.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri đề nghị các BQH phải nêu cao tinh thần trách nhiệm với dân, có bản lĩnh chính trị trong quá trình bỏ phiếu tín nhiệm, không nên xuê xoa, nể nang, dĩ hòa vi quý, bình quân chủ nghĩa. Một số cử tri chưa hài lòng với cách trả lời chất vấn của bộ trưởng và cho rằng chưa thể hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
Cử tri mong muốn, các BQH tích cực đeo bám vấn đề, giám sát đến cùng các vấn đề đã được trả lời chất vấn. Cử tri quận Hai Bà Trưng kiến nghị một số vấn đề cụ thể trên địa bàn. Theo đó, đề nghị TP tập trung đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới khu chung cư cũ Nguyễn Công Trứ; xử lý dứt điểm các vi phạm tại công viên Tuổi Trẻ. Cử tri các phường liên quan đến dự án đường vành đai 1 và 2 đề nghị TP cố gắng hết sức để tái định cư tại chỗ cho người dân để hạn chế xáo trộn cuộc sống...
Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm bắt đầu thực hiện từ năm tới là hiện thực hóa chủ trương của đảng, cụ thể là Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI). Đây là biện pháp đề cao trách nhiệm cán bộ, của cả cấp dưới và cấp trên, của tập thể và cá nhân người đứng đầu.
Trưởng đoàn ĐBQH TP.Hà Nội tin rằng, với việc thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm, nhiều vấn đề mà cử tri băn khoăn như trả lời chất vấn còn né tránh, đùn đẩy sẽ được khắc phục. Bí thư Thành ủy khẳng định, QH rất quan tâm đến phát huy dân chủ và phát huy vai trò giám sát của công dân trong xã hội.
Theo laodong
Thủy điện gây "nóng" nghị trường Quảng Nam Ngày 13/12, phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 NĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII, nhiều ý kiến cử tri gửi đến các cơ quan chức năng về vấn đề tái định cư của các dự án thủy điện, nhất là các dự án thủy điện lớn như Sông Tranh 2, A Vương... Không riêng gì các khu TĐC thủy điện Sông...