Sẽ công bố tuyến Hà Nội – Bắc Giang là cao tốc khi đủ các điều kiện
Tuyến Hà Nội – Bắc Gang hiện được quản lý như quốc lộ và sẽ được công bố là cao tốc sau khi hoàn thành đường gom và đầu tư nâng cấp 2 cầu Như Nguyệt và Xương Giang.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể tại phiên làm việc ngày 9/11, đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) nhắc lại câu hỏi bà đặt cho Bộ trưởng từ đầu nhiệm kỳ về vấn đề đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang nhưng không phải là cao tốc.
“Đoạn Hà Nội – Bắc Ninh không có đường gom, xe máy phải đi chung với xe ô tô trên đường cao tốc, các cầu Như Nguyệt, cầu Xương Giang bị thắt nút cổ chai, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất lớn”, bà Lịch dẫn chứng.
Theo nữ đại biểu tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng đã hứa giải quyết, nhưng qua giám sát, đến nay vẫn không có gì thay đổi.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án nâng cấp đường từ Hà Nội đến Bắc Giang là dự án mở rộng quốc lộ hiện hữu để nâng cấp, mở rộng phục vụ tốt hơn và đã hoàn thành năm 2016.
Năm 2016, Bộ Giao thông vận tải cùng với nhà đầu tư dự kiến chỉ lưu thông ôtô trên tuyến đường này, còn xe 2 bánh thì sẽ tận dụng các con đường hiện hữu để đi lại. Khi khánh thành và đưa vào sử dụng, nhu cầu của người dân đi trên tuyến đường này rất lớn, tuy nhiên, đường gom chưa hoàn chỉnh.
Video đang HOT
“Sau khi được phản ánh của đại biểu Leo Thị Lịch, ngày 15/7/2019, chúng tôi đã tổ chức họp lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Giang cùng với nhà đầu tư và các cơ quan có chức năng. Sau khi rà soát, chúng tôi xác định tuyến đường này không đảm bảo tiêu chuẩn của đường cao tốc, không đảm bảo an toàn nếu chúng ta vận hành đường cao tốc và đưa ra giải pháp thống nhất”, Bộ trưởng Thể cho biết.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể
Theo ông Thể, giải pháp đã được triển khai, bao gồm kiểm tra lại toàn bộ các biển báo trên tuyến đường này và thay thế toàn bộ các biển báo có chữ cao tốc trở thành là tuyến Hà Nội – Bắc Giang. “Như vậy, tuyến đường này hiện nay đang quản lý là như một quốc lộ”, Bộ trưởng Thể nêu rõ.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cùng với các địa phương đã tập trung công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thi công các đường gom.
Sau khi khảo sát, có 43 km đường gom cần phải nâng cấp và thực hiện, trong đó tận dụng một số tuyến đường hiện hữu đã có là khoảng 21 km, còn lại 22 km phải giải phóng mặt bằng, đầu tư.
“Đến thời điểm này chúng tôi đã được bàn giao mặt bằng là khoảng 16 km và nhà đầu tư cũng đã hoàn chỉnh đường gom khoảng 14 km. Còn lại khoảng hơn 7 km, Bộ Giao thông vận tải cùng với nhà đầu tư và các địa phương hiện nay cũng đang tập trung”, người đứng đầu ngành giao thông cho biết.
Ông khẳng định, quan điểm của Bộ là phải làm đường gom của xe hai bánh, đặc biệt là những đoạn ở Bắc Giang hiện đã cơ bản hoàn chỉnh đường gom thì tiến hành cắm biển báo là không cấm xe 2 bánh đi trên đường này, như vậy là xe 2 bánh chỉ đi đường gom. Sau khi hoàn thành toàn bộ hệ thống đường gom thì sẽ có điều chỉnh quản lý mới.
Về 2 cây cầu lớn là cầu Như Nguyệt và cầu Xương Giang, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, 2 cây cầu này chỉ có 2 làn xe, trong khi đường có tới 4 làn xe. “Chúng tôi đang thu xếp vốn ODA của Nhật Bản để trong nhiệm kỳ tới sẽ đầu tư nâng cấp. Khi đủ các điều kiện thì sẽ công bố lại đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang”, ông Thể cho hay.
Ngành Giao thông vận tải chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ
Ngày 26/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã có Thư ngỏ kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành chung tay khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ.
Tại thư gửi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành giao thông vận tải (GTVT) có tựa đề "Kêu gọi chung tay khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể biểu dương các các bộ, công nhân viên ngành GTVT, đặc biệt là các cơ quan đơn vị đang hoạt động tại địa bàn bị ảnh hưởng bởi lũ lụt đã khẩn trương huy động trang thiết bị máy móc, con người, thể hiện tinh thần dũng cảm, trách nhiệm và kinh nghiệm, làm việc không quản ngày đêm phối hợp cùng chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng khác trong công tác giải phóng hiện trường các vụ sụt lở để thông đường, qua đó giúp cho công tác cứu trợ, cứu nạn được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả; đồng thời có những nghĩa cử tốt đẹp giúp đỡ, hỗ trợ người dân và chính quyền các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm tái thiết cuộc sống và sinh hoạt.
Thư kêu gọi của Bộ Trưởng Bộ GTVT gửi người lao động ngành GTVT.
"Hiện nay, mặc dù hậu quả của đợt mưa lũ vừa qua còn rất nặng nề, trên Biển Đông đã hình thành những cơn bão khác, trong đó cơn bão số 9 là cơn bão được dự báo mạnh nhất từ đâu năm đến nay và dự kiến ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, diễn biến của mưa bão tiếp tục đe dọa đến đời sống, sinh mạng và tài sản của người dân, cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế, an sinh xã hội của các địa phương" - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhận định.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông có mặt ngay sau sự việc sụt lún đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
"Vì vậy, tôi xin kêu gọi toàn thể các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức người lao động toàn ngành GTVT, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị hoạt động trên địa bàn ảnh hưởng của bão lũ sẽ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng huy động con người, máy móc thiết bị để phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng trong công tác cứu hộ, cứu nạn; khẩn trương khắc phục, sửa chữa các công trình giao thông bị hư hỏng; đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, "tương thân, tương ái" cùng với nhân dân trên cả nước chung tay ủng hộ nhân dân, đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra bằng những sự giúp đỡ thiết thực về vật chất, phương tiện và tinh thần trong việc hỗ trợ vận chuyển người dân và hàng hoá cứu trợ; hỗ trợ vật tư, lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhằm góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do thiên tai gây ra, giúp đồng bào miền Trung và các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT.
Bốn trạm BOT đặt sai vị trí vẫn chưa được xử lý Năm tháng sau kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa xử lý được bốn trạm BOT đặt sai vị trí "do tính chất đặc thù". Báo cáo của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội về thực hiện các nghị quyết giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa 14 và một số...