Sẽ có xe bán tải thương hiệu Mercedes-Benz
Mercedes-Benz cuối cùng cũng phải tham gia phân khúc xe bán tải (pick-up)…
Nhà sản xuất ô tô Đức cho biết đang trong quá trình phát triển một mẫu xe bán tải cỡ trung, với sức kéo 1 tấn để cạnh tranh với các thương hiệu như Toyota, Ford và Volkswagen ở phân khúc này.
Mercedes-Benz không công bố lộ trình ra sản phẩm cụ thể, cũng chưa tiết lộ tên xe, nhưng một số nguồn tin cho biết công ty sẵn sàng sản xuất mẫu xe này ở nhiều thị trường khác nhau trong vòng 5 năm tới.
Từng được giới thiệu sơ qua dưới dạng một chiếc xe bằng đất sét với cabin kép ở Đức và thông qua hình ảnh phác hoạ của một hoạ sĩ, mẫu xe bán tải đầu tiên của Mercedes sẽ dùng động cơ 4 và 6 xy-lanh, có cả bản máy xăng và máy dầu, dẫn động 4 bánh AWD và dẫn động bánh sau. Có thể sẽ có nhiều lựa chọn cabin khác nhau.
Nhà sản xuất ô tô Đức cho biết sẽ có nhiều phiên bản để đáp ứng các yêu cầu khác nhau trên thị trường; có phiên bản cao cấp với nội thất da, các chi tiết trang trí crôm, và cũng có cả phiên bản bình dân với nội thất bằng chất liệu có thể giặt rửa thoải mái bằng nước, đáp ứng nhu cầu của các hộ kinh doanh hoặc trang trại.
Khi có mặt trên thị trường, mẫu xe bán tải của Mercedes sẽ cạnh tranh với những tên tuổi lớn như Toyota Hilux, Ford Ranger và Volkswagen Amarok.
Mercedes cho biết mẫu xe này sẽ được bán ở châu Âu, Nam Mỹ, Australia và Nam Phi. Hiện hãng chưa có kế hoạch đưa xe bán tải đến thị trường Mỹ và châu Á.
Video đang HOT
Nhật Minh
Theo Dantri/ Paultan
Thị trường ô tô Nga chao đảo, GM đóng cửa nhà máy
General Motors (GM) sẽ đóng cửa nhà máy tại Nga và khai tử thương hiệu Opel tại thị trường này do doanh số sụt giảm nghiêm trọng. Đây là quyết định tái cơ cấu khiến tập đoàn ô tô Mỹ này thiệt hại gần 600 triệu USD.
Lắp ráp xe Chevrolet Cruze tại nhà máy ở St. Petersburg (Ảnh: WSJ)
Sau nhiều năm có tốc độ tăng trưởng hơn 10%, tiêu thụ ô tô tại Nga đã giảm mạnh vào năm 2014 do tình hình kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga trước cuộc khủng hoảng ở Ukraine và việc giá dầu giảm mạnh.
Đồng Rúp cũng mất giá nghiêm trọng trong năm 2014 vừa qua, khiến người tiêu dùng phải "nhấc lên đặt xuống" nhiều lần trước mỗi quyết định mua sắm lớn, còn các nhà sản xuất phải tìm cách cắt giảm chi phí.
GM cho biết sẽ đóng cửa tại nhà máy St. Petersburg - nơi sản xuất các mẫu xe: Chevrolet Cruze, Opel Astra và Chevrolet Trailblazer. Việc này sẽ khiến khoảng 1000 người mất việc làm.
GM sẽ rút thương hiệu Opel tại thị trường này vào tháng 12 năm nay, và ngừng lắp ráp các mẫu xe Chevrolet tại nhà máy liên doanh GAZ, để tập trung vào việc kinh doanh xe sang.
Hãng thông tấn RIA đưa tin, Bộ Kinh tế Nga hôm 18/3 cho biết không có doanh nghiệp ô tô nước ngoài nào khác có nhà máy tại Nga tuyên bố sẽ rời thị trường này.
Nga chỉ chiếm 1,9% doanh số toàn cầu của GM trong năm 2014, giảm mạnh so với mức 2,6% của năm 2013.
Thị trường ô tô Nga chao đảo
Thị trường ô tô Nga được dự báo là sẽ sụt giảm 35% trong năm 2015 này, theo công ty PricewaterhouseCoopers.
Bộ Kinh tế Nga kỳ vọng thị trường ô tô trong nước sẽ tăng trưởng trở lại vào năm sau. Tuy nhiên, giới phân tích tỏ ra không mấy lạc quan.
"Các hãng hiện đang bán lỗ ít nhất 70% ô tô tại Nga. Họ chỉ cố gắng bám trụ thị trường để giữ "miếng bánh" chờ sự tăng trưởng trở lại," ông Oleg Datskiv - Giám đốc chuyên trang kinh doanh ô tô trực tuyến Auto-dealer.ru cho biết.
Lãnh đạo GM chia sẻ rằng quyết định đóng cửa nhà máy tại Nga sẽ giúp hãng tránh những khoản đầu tư lớn vào một thị trường không có tương lai tươi sáng trong tương lai gần.
Tới đây, GM sẽ tập trung vào phân khúc xe sang tại Nga - phân khúc có tốc độ tăng trưởng tốt hơn xe bình dân. Ở phân khúc này, GM có thương hiệu Cadillac và một số mẫu xe Chevrolet sản xuất tại Mỹ, như Corvette, Camaro và Tahoe.
Opel chỉ bán được 912 xe tại Nga trong tháng 2 vừa qua, giảm 86% so với năm ngoái.
Opel đã nhiều lần tăng giá xe trước sự mất giá của đồng Rúp - đã giảm hơn 40% so với USD trong năm 2014, khiến doanh số sụt giảm và tỷ lệ lỗ trên đầu xe bán ra tăng lên.
So với các thương hiệu nước ngoài khác, Opel dễ tổn thương hơn do tỷ lệ nội địa hoá thấp. Hãng nhập khẩu hơn một nửa số linh kiện, phụ tùng lắp ráp ô tô tại đây.
Ngược lại, khoảng 75% linh kiện, phụ tùng ô tô dùng để lắp ráp xe Renault-Nissan bán tại Nga là do các doanh nghiệp trong nước cung cấp. Tỷ lệ này của Volkswagen là khoảng 60%.
Nhật Minh
Theo Dantri/ Reuters, WSJ
Nhật Bản lo sợ tụt hậu ở phân khúc xe tự lái Lo sợ về việc mất thị phần, cũng như sẽ rơi vào tình thế bất lợi trước cuộc cạnh tranh ở phân khúc xe tự lái với các công ty châu Âu và Mỹ, ba hãng xe lớn là Toyota, Nissan và Honda đã cùng chính phủ Nhật Bản tìm kế sách để phát triển. Chính phủ Nhật Bản hy vọng các thương...